Bảo hiểm xe cơ giới vẫn là nguồn thu số một của khối này với doanh thu đạt 11.137 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31% trong tổng doanh thu toàn thị trường, tăng trưởng 6%, bồi thường 5.172 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 46%.
Trong đó, doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đạt 3.041 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8 %, tăng trưởng 21%, tỷ lệ bồi thường 17%. Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 8.095 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 23%, bồi thường 4.659 tỷ đồng.
Bảo hiểm sức khỏe đứng thứ hai với doanh thu đạt 10.693 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30%, tăng trưởng 4%, bồi thường 3.381 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 32% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường).
Tiếp đến là bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu đạt 4.896 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14%, tăng trưởng 9%, bồi thường 1.194 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 24% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường).
Bảo hiểm cháy nổ doanh thu đạt 4.426 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12%, tăng trưởng 16%, bồi thường 1.128 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 25% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường). Doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt 3.364 tỷ đồng, tăng trưởng 23%, chiếm tỷ trọng 9%, bồi thường 603 tỷ đồng. Doanh thu bảo hiểm cháy nổ tự nguyện đạt 1.062 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3%, bồi thường 524 tỷ đồng.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu đạt 1.489 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4%, giảm 12%, bồi thường 354 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 24% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường).
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu doanh thu đạt 1.391 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4%, tăng trưởng 6%, bồi thường 604 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 43% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường).
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt 724 tỷ đồng, giảm 2%; bảo hiểm hàng không 432 tỷ đồng, tăng 16%; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 579 tỷ đồng, tăng trưởng 48%; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 161 tỷ đồng, tăng trưởng 20%; bảo hiểm nông nghiệp đạt 25 tỷ đồng, giảm 29%; bảo hiểm bảo lãnh 21 tỷ đồng, tăng trưởng 2% so với cùng kỳ.