Hà Nội sắp có 4 quận mới

0:00 / 0:00
0:00
Chiều 4/10, trong Chương trình Kỳ họp thứ 18, các đại biểu HĐND Thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về nội dung Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.
Theo Tờ trình của UBND Thành phố Hà Nội, Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035, sẽ có 16 quận (12 quận hiện có và 4 huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì dự kiến thành lập quận). Theo Tờ trình của UBND Thành phố Hà Nội, Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035, sẽ có 16 quận (12 quận hiện có và 4 huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì dự kiến thành lập quận).

Theo Tờ trình của UBND Thành phố Hà Nội, Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035, bao gồm các nội dung sau:

Chỉ tiêu phát triển đô thị quy định, gồm: Tỷ lệ đô thị hóa toàn Thành phố hiện nay đạt khoảng 49,1%. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 toàn Thành phố phấn đấu đạt khoảng 55-56%; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2035 toàn Thành phố đạt khoảng 60-70%.

Về số lượng quận, danh mục quận dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính và quận, phường dự kiến thành lập mới; số lượng đô thị, danh mục đô thị, đô thị dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính và đô thị dự kiến thành lập mới thuộc Thành phố trực thuộc Trung ương theo phân loại đô thị:

Số lượng quận: 16 quận (12 quận hiện có và 4 huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì dự kiến thành lập quận).

Danh mục quận dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính và quận, phường dự kiến thành lập mới: Thực hiện theo Đề án, kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị; xác định rõ đối tượng, lộ trình sắp xếp và phải đảm bảo sự đồng thuận của Nhân dân theo Kết luận số 48-KL/TW 2023 ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

Số lượng đô thị, danh mục đô thị dự kiến điều chỉnh địa giới hành chính và đô thị dự kiến thành lập mới thuộc Thành phố trực thuộc Trung ương theo phân loại đô thị, trong đó:

Hoàn thành chỉ tiêu chất lượng đô thị của 16 quận nội thành tương đương đô thị loại đặc biệt theo quy định của Luật Thủ đô; Công nhận thành phố loại III - Sơn Tây trực thuộc Thủ đô; Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng phát triển đô thị tại phía Bắc theo Quy hoạch chung để tiến tới hình thành thành phố phía Bắc với hạt nhân chính là quận Đông Anh trong giai đoạn đến năm 2045;

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng phát triển đô thị tại Hòa Lạc, Xuân Mai để tiến tới hình thành thành phố phía Tây trong giai đoạn đến năm 2045; Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng phát triển đô thị tại khu vực Phú Xuyên, Thường Tín để tiến tới hình thành thành phố phía Nam trong giai đoạn đến năm 2024; Công nhận 10 thị trấn loại V.

Về mật độ dân số: Mật độ dân số toàn đô thị của thành phố Hà Nội đạt trên 3.000 người/km3; Mật độ dân số trong khu vực nội thành, nội thị, thị trấn giai đoạn đến năm 2035 đạt 12.000 người/km2.

Diện tích xây dựng đô thị khu vực nội thành đến năm 2035 (bao gồm tổng diện tích 12 quận và 4 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức) là: 540km2 (Không bao gồm diện tích mặt nước, cây xanh phòng hộ, hành lang thoát lũ, đất an ninh quốc phòng);

Khu vực các đô thị còn lại: Theo hướng Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được phê duyệt;

Diện tích nhà ở bình quân đầu người khu vực nội thành: Phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn đến năm 2035 trung bình đạt khoảng 28m2 sàn/người (đã bao gồm diện tích nhà ở tăng thêm tương ứng với dân số dự báo), trong đó, ưu tiên đầu tư tái thiết nhà chung cư cũ, nhà ở xã hội.

Diện tích cây xanh toàn đô thị bình quân đầu người: Phấn đấu đến năm 2035 đạt 6m2/người. Diện tích cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành: Phấn đấu đến năm 2035 đạt 4m2/người.

Tỷ lệ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị khu vực nội thành: Theo hướng Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được phê duyệt. Ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông công cộng, thực hiện chiến lược chuyển đổi phương tiện giao thông cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng phát thải thấp.

Các tiêu chuẩn thấp hơn mức tối thiểu và các tiêu chuẩn đạt nhưng ở mức thấp theo tiêu chuẩn phân loại đô thị tại thời điểm lập chương trình và theo tiêu chuẩn phân loại đô thị dự kiến được ưu tiên chú trọng đầu tư hoàn thiện, gồm:

Thu nhập bình quân đầu người/năm so với cả nước đạt 1,4 lần; Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất đạt 6,03%; Tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn so với cả nước đạt 1,24 lần; Mật độ dân số khu vực nội thị đạt 9.294 người/km2; Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đạt 5,74%;

Mật độ đường giao thông đạt 2,03%; Diện tích đất giao thông bình quân đầu người đạt 6,2m2/người; Tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình chỉ đạt 20,2%; Đất cây xanh đô thị bình quân đầu người đạt 2m2/người; Đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành, nội thị bình quân đầu người đạt 2,45m2/người; Khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh: Chỉ có 5 công trình.

Nhật Hạ
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục