Góc nhìn kỹ thuật phiên 17/4: Đà giảm chững lại tại ngưỡng cản

(ĐTCK) Bên bán hoàn toàn làm chủ thị trường khiến cho ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 580-582 không thể phát huy được tác dụng, mô hình hai đỉnh chính thức được xác lập. 
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS

ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 16/4. 

CTCK FPT – FPTS

Bên bán hoàn toàn làm chủ thị trường khiến cho ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 580-582 không thể phát huy được tác dụng, mô hình hai đỉnh chính thức được xác lập. Bên cạnh đó việc đường giá vận động dưới hai đường MA(14) và MA(20) đang dốc xuống cũng cho triển vọng không mấy tích cực. Các chỉ báo RSI, MFI đều đang suy yếu, việc vận động dưới hai đường MA sẽ tạo ra cản trở cho sự hồi phục của đường giá trong những phiên tới, trong khi chỉ báo MACD tiếp tục suy giảm với độ dốc lớn và chưa thể cho điểm cắt đường tín hiệu trong ngắn hạn.

Trên sàn HNX, cùng với việc đường giá đã giảm xuống quá dải dưới Bollinger thì các chỉ báo cũng giảm khá sâu cho tín hiệu bán mạnh. SO đã giảm xuống vùng quá bán, cùng MACD đạt mức thấp nhất tính từ đầu năm 2014 thể hiện một xu thế thị trường khá tiêu cực.

CTCK MB – MBS

VN-Index kết thúc bằng một nến đỏ thân dài, khối lượng giao dịch ở mức trung bình khá. Áp lực bán tiếp tục ở mức cao, đẩy chỉ số xuống dưới tham chiếu trong suốt phiên. Tuy nhiên, dấu hiệu lực mua bắt  đáy  đã xuất  hiện và đủ mạnh để đẩy bật VN-Index lên từ mức thấp nhất trong ngày vào cuối phiên.

Ngắn hạn, VN-Index tiếp tục xu hướng dao động đi ngang trong vùng điểm 575-610. Chỉ số đang nằm ngay trên vùng hỗ trợ 575. Ngưỡng hỗ trợ tiếp theo của chỉ số là mức 550 điểm.

HNX-Index kết thúc bằng một nến đỏ thân dài, khối lượng giao dịch giữ ở mức trung bình khá. Lực mua bắt đáy đối với cổ phiếu đầu cơ nói chung cũng xuất hiện khi giá giảm sâu, tuy nhiên lực mua vẫn  còn  khá  yếu, HNX-Index bật lên đa phần do bên mua không sẵn sàng bán giá thấp hơn và giảm dần lực bán.

Ngắn hạn, HNX-Index tiếp tục rơi sâu sau khi dao động với biên độ hẹp bám sát đướng SMA 20. Ngưỡng hỗ trợ tiếp theo của HN-Index nằm tại 79-80 - vùng điểm hỗ trợ cho chỉ số đi lên vào cuối tháng 2.

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS)

Chỉ số VN-Index giảm 11.80 điểm (2.01%), xuống 574.29 điểm. Mức thấp nhất thiết lập trong phiên là 567.61 điểm. Khối lượng giao dịch tăng 13% so với phiên giao dịch trước, lên 143 triệu đơn vị, sát mức bình quân 21 ngày. Chỉ số RSI14 giảm mạnh xuống 38 điểm, tâm lý nhà đầu tư kém tích cực. MACD 9 ngày nới rộng khoảng cách phía dưới đường tín hiệu.

Chỉ số HNX-Index giảm 1.72 điểm (2.04%), xuống 82.62 điểm. Mức thấp nhất thiết lập trong phiên là 81.84 điểm. Khối lượng giao dịch tăng 13% so với phiên giao dịch trước, lên 93 triệu đơn vị, tương đương mức bình quân 21 ngày. Chỉ số RSI14 giảm mạnh xuống 37 điểm, tâm lý nhà đầu tư kém tích cực. MACD 9 ngày gia tăng khoảng cách phía dưới đường tín hiệu,chỉ báo về xu hướng giảm.

Thị trường vẫn đang trong xu hướng điều chỉnh giảm tại ngưỡng cản kỹ thuật. Ngưỡng hỗ trợ quan trọng đối với VN-Index là khoảng 550-565 điểm. Ngưỡng hỗ trợ quan trọng của HNX-Index là khoảng +/-80 điểm.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 17/4: Đà giảm chững lại tại ngưỡng cản ảnh 1

 Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS

CTCK Bảo Việt – BVSC

Chịu áp lực bán khá lớn trong cả phiên giao dịch, chỉ số VN-Index có phiên giảm mạnh thứ 3 liên tiếp với khối lượng tăng dần. Diễn biến này bắt đầu cho thấy tâm lý bi quan và có phần hoảng loạn của nhà đầu khi đường giá tiếp tục xuyên thủng đường SMA 50 và Fibonacci Fan 38.2%, đồng thời cũng phủ nhận luôn khả năng hình thành mẫu hình tam giác trong ngắn hạn.

Điểm tích cực đáng chú ý là chỉ số đang được hỗ trợ bởi các ngưỡng Fibonacci tương ứng vùng 567-568 điểm, trong bối cảnh đường STO đã về vùng quá bán. Tín hiệu này phần nào cho thấy đà giảm của chỉ số này sẽ tạm thời chững lại với sự phân hóa của các mã cổ phiếu.

HNX-Index tiếp tục có phiên giảm mạnh và tạo thành cây nên bearish đỏ đặc dài hàm ý sự lấn át hoàn toàn của bên bán. Mặc dù vậy, chỉ báo STO của chỉ số này cũng đã về đến vùng quá bán kèm theo sự hỗ trợ của ngưỡng fibonacci projection 68.1%. Điều này có thể sẽ giúp đà giảm của chỉ số này chậm lại trong những phiên tới.

Vùng hỗ trợ của hai chỉ số được dự báo sẽ vẫn đặt tại 567-568 điểm của VN-Index và 81.5-82 điểm đối với HNX-Index. Đây tiếp tục được xem là điểm mua trading T+ với tỷ trọng thấp để bình quân giá vốn hoặc tích lũy từng phần cho vị thế trung hạn đối với nhóm cổ phiếu đã giảm mạnh và về lại vùng hỗ trợ. 

CTCK Maybank Kim Eng – MBKE

VN-Index  giảm  rất  mạnh  phiên  16/4, tạo thanh nến giảm điểm dài với điểm thấp nhất là 567 điểm, thử lại mức hỗ trợ 565. Hỗ trợ quan trọng ở mức 565 điểm. Kháng cự ở 609 điểm. Việc thị trường  bật lại gần khu vực hỗ trợ cho thấy hỗ trợ này vẫn đứng vững. Mức 565 có thể sẽ đóng vai trò hỗ trợ trong năm 2014 như mức 460 trong năm 2013.

Do bên bán quyết liệt, khối lượng giao dịch tăng lên 143triệu cổ phiếu, tương đương mức giao dịch bình quân trong 50 ngày gần nhất. 

Chỉ báo kỹ  thuật cho dấu hiệu quá bán. Chỉ báo KE Sentiment xuống mức thấp mới, đạt giá trị -13, cho  thấy tâm lý đang rất bi quan. Lưu ý rằng kể từ đầu 2013, thị trường thường bật lại từ những mức thấp tương tự của chỉ số  này. Đây là một tín hiệu trái ngược (contrarian) quan trọng. 

Có thể thị trường bước vào một giai đoạn tích lũy trong xu hướng tăng kéo dài với độ rộng xấp xỉ 50 điểm  (565-610). Hiện tại, tâm lý các nhà đầu tư đang ở trạng thái bi quan quá mức.  Các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu trong cá giai đoạn tích lũy của xu hướng tăng. Tỷ trọng đề xuất: 30/70 (tiền mặt/cổ phiếu).

HNX-Index giảm phiên tiếp theo, tạo ra mức thấp mới trên đồ thị. Chỉ số này đã tạo ra các đỉnh và đáy sau thấp hơn, đánh dấu xu hướng giảm của chỉ số này. Kháng cự gần nhất tại khu vực 91 điểm. Hỗ kế tiếp tại mức 79 điểm. 

Thanh khoản tăng lên 94 triệu cổ phiếu, tương đương mức trung bình giao dịch trong 50 ngày gần nhất.  Khối lượng  giao  dịch tăng chủ  yếu do người bán trở nên quyết liệt hơn. 

Chỉ báo kỹ thuật tiêu cực.  KE Sentiment Index (-12,4) cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang rất bi quan. Dữ liệu quá khứ cho thấy thị trường thường bật lại khi chỉ số tâm lý rơi xuống những mức thấp này. 

Với  mức thấp mới, HNX-Index bước  vào một xu hướng giảm giá. Tuy nhiên, do áp lực bán mạnh đẩy chỉ số vào trạng thái quá bán, có thể chỉ số này sẽ hồi phục kỹ thuật trở lại. 

Các nhà đầu tư nên giảm  dần tỷ trọng nắm giữ trên sàn HNX. Cơ hội tốt là vào đợt hồi phục của chỉ số này.  Tỷ trọng đề xuất: 70/30 (tiền mặt/cổ phiếu).

N.Tùng

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục