Dưới đây, Nicholas Atkeson và Andrew Houghton, người sáng lập Delta Investment Management sẽ đưa ra những lý do cụ thể để giữ vững niềm tin rằng, thời kỳ tăng trưởng tích cực của thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục trong năm 2018. Đây cũng là quan điểm chung của nhiều tổ chức đầu tư hàng đầu thế giới như Goldman Sachs, Credit Suisse, JPMorgan...
Kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng
Thị trường chứng khoán toàn cầu, được đại diện bởi chỉ số MSCI AC World, đã duy trì đà lên dốc trong 12 tháng liên tiếp, lập nên kỷ lục mới, đồng thời cũng là lần đầu tiên thị trường tăng điểm trong tất cả các tháng của một năm trong lịch sử 30 năm qua của chỉ số này.
Tất cả 45 nền kinh tế lớn nhất thế giới được theo dõi bởi OECD đều tăng trưởng dương. Trong bối cảnh này, các nhà kinh tế học dự báo, GDP toàn cầu năm 2018 sẽ tiếp tục đi lên từ mức tăng trưởng đã đạt được năm 2017.
Nền kinh tế Trung Quốc ổn định
Cuối năm 2015, đầu năm 2016, mối lo ngại nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu gia tăng. Tuy nhiên, trong năm 2017, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chứng tỏ sức mạnh dù giảm sút ít nhiều nhưng vẫn đủ vững vàng.
Trong quý III/2017, GDP Trung Quốc tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số bán lẻ tháng 12/2017 tăng 10,2%; sản xuất công nghiệp tăng 6,6% và đầu tư tài sản cố định tăng 7,5% trong 9 tháng đầu năm 2017.
Nới lỏng tiền tệ và thị trường tín dụng vững chắc
Khu vực châu Âu và Nhật Bản tiếp tục các chương trình nới lỏng tiền tệ của mình. Trong khi đó, tại Mỹ, các khoản nợ doanh nghiệp có bảo hiểm đang ở mức khá cao. Dù vậy, tiền huy động được từ thị trường nợ doanh nghiệp thường là yếu tố hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán bởi các dòng vốn này thường được sử dụng để mua lại cổ phiếu, chia cổ tức, chi tiêu tài chính, tiến hành M&A...
Lạm phát thấp
Lạm phát tại Mỹ đang ở mức trung bình dưới 2% trong 20 năm qua. Các nhà kinh tế học tin rằng, kỷ lục này sẽ được kéo dài thêm một năm nữa vào năm 2018. Trong khi đó, quá trình toàn cầu hóa và những tiến bộ công nghệ trăm năm mới xảy ra một lần là các yếu tố giúp duy trì lạm phát và tỷ lệ phá sản ở mức thấp dưới 1%.
Lợi suất ở mức cao nhất mọi thời đại và tiếp tục đi lên
EPS của chỉ số MSCI AC World (ACWI) hiện đang ở mức 30 USD. Trong khi đó, tại Mỹ, lợi suất của chỉ số S&P 500 được kỳ vọng tăng khoảng 11% so với năm 2017, trong khi doanh thu tăng trưởng khoảng 5%.
Công nghệ thúc đẩy
Trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa năm 2009, chỉ có một công ty công nghệ là Microsoft. Ngày nay, 7 trong số 10 doanh nghiệp đang hoạt động tại lĩnh vực công nghệ, bao gồm Apple, Google/Alphabet, Microsoft, Facebook, Amazon, Alibaba và Tencent. Việc nền kinh tế nhận được trợ lực lớn từ công nghệ làm gia tăng kỳ vọng cả tốc độ tăng trưởng là lợi ích mang lại cho nhà đầu tư đều sẽ đi lên, thậm chí, có thể tăng vọt.
Theo các nhà kinh tế, doanh thu lĩnh vực công nghệ năm 2018 có thể tăng 9,4% so với năm nay, trong khi tăng trưởng lợi nhuận có thể đạt con số 35%.
Đồng USD yếu đi
Một yếu tố tích cực khác với doanh nghiệp Mỹ là đồng USD yếu đi, giúp giá cả các sản phẩm của quốc gia này trở nên cạnh tranh hơn trên toàn cầu. Giá trị của đồng USD được đo lường so với euro, yên Nhật, bảng Anh, đô la Canada, krona Thụy Sỹ và franc Pháp đã giảm khoảng 9% trong năm 2017.
Dòng tiền từ các quỹ đầu tư tích cực
Trong năm 2017, dòng tiền từ các quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân chảy vào thị trường chứng khoán đã tăng 40% so với năm trước đó. Con số này cho thấy tâm lý tích cực của thị trường. Bên cạnh đó, giới đầu tư chưa cần quá lo ngại về việc dòng tiền chảy vào quá nóng, bởi mức cao nhất gần đây nhất đạt được là năm 2013, khi thị trường vừa hồi phục lại từ khủng hoảng tài chính
Các mối liên kết yếu hơn
Thị trường chứng khoán thường chịu ảnh hưởng khi các yếu tố vĩ mô tác động tới tâm lý, tạo nên động thái mua - bán ồ ạt, thậm chí hoảng loạn. Khi mối tương quan giữa các yếu tố vĩ mô với diễn biến thị trường chứng khoán ở mức trên 1 điểm, nó thể hiện thời kỳ khủng hoảng. Ngược lại, khi con số này dưới một, nó thể hiện thời kỳ thị trường tăng điểm tích cực, bởi nhà đầu tư mua - bán cổ phiếu dựa trên quan điểm cá nhân của mình, thay vì bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý do tác động từ các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Mối tương quan giữa vĩ mô và thị trường chứng khoán ở mức 0,9 năm 2008, trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong những năm 1990, thời kỳ thị trường tăng điểm tích cực, con số này ở mức dưới 0,4. Hiện tại, mối tương quan giữa yếu tố vĩ mô và diễn biến thị trường chứng khoán ở mức khoảng 0,3.