Giới đầu tư tự tin mua vào trước khi đón nhận dữ liệu CPI tháng 1 của Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chứng khoán Mỹ tăng vào phiên thứ Hai (13/2), khi các nhà đầu tư đổ xô mua vào các cổ phiếu tăng trưởng vốn hóa siêu lớn đang giảm giá, nhờ đà sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc và kỳ vọng chỉ số CPI tháng 1 ổn định sẽ thúc đẩy Fed thay đổi chính sách về lãi suất.
Giới đầu tư tự tin mua vào trước khi đón nhận dữ liệu CPI tháng 1 của Mỹ

Các gã khổng lồ như Apple, Amazon.com, và Microsoft Corp đã tăng thêm từ gần 2% đến hơn 3%.

Thúc đẩy lợi nhuận của các tên tuổi siêu vốn hóa trên là do lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ giảm. Trong khi Microsoft cũng được thúc đẩy nhờ việc Ngân hàng Stifel tăng giá mục tiêu, khi Microsoft đang tìm cách nâng cao vị thế đối với công cụ tìm kiếm Bing tích hợp với ChatGPT và thách thức vị thống trị của Google.

Còn cổ phiếu của Meta (Facebook) đã tăng 3% nhờ các báo cáo vào cuối tuần qua rằng công ty đang chuẩn bị thông báo một đợt cắt giảm việc làm mới.

Lợi suất trái phiếu kho bạc giảm cho thấy các nhà giao dịch mong đợi lợi nhuận cao hơn từ các khoản đầu tư vào tài sản rủi ro.

Các thị trường hiện đang chờ dữ liệu lạm phát tháng 1/2023 sẽ được thông báo vào thứ Ba và số liệu doanh số bán lẻ vào cuối tuần để đánh giá lại các kỳ vọng vào con đường chính sách tiền tệ của Fed.

Cho đến nay, nhà đầu tư dường như dự báo dữ liệu chỉ số CPI sẽ ổn định, cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt và việc tạm dừng hay thay đổi chính sách nâng lãi suất từ Fed có thể sắp xảy ra.

Tuy nhiên, sự kết hợp tích cực giữa phục hồi sản xuất công nghiệp và lạm phát giảm có thể tiêu tan vào mùa hè, đặc biệt là khi tác động trễ của việc nâng lãi suất của ngân hàng trung ương làm thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu.

Kết thúc phiên 13/2, chỉ số Dow Jones tăng 376,66 điểm (+1,11%), lên 34.245,93 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 46,83 điểm (+1,14%), lên 4.137,29 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 173,67 điểm (+1,48%), lên 11.891,79 điểm.

Chứng khoán châu Âu tăng, khi trọng tâm chuyển sang dữ liệu lạm phát của Mỹ vào cuối tuần, trong khi cổ phiếu quốc phòng tăng vọt trước thông tin Ấn Độ đặt mục tiêu tăng gấp ba lần xuất khẩu quốc phòng.

Mức tăng trên diện rộng đã giúp chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,9% lên 462,02 điểm, với cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị quốc phòng Thụy Điển SAAB tăng 7,4% để dẫn đầu mức tăng trong chỉ số.

Các cổ phiếu khác như Thales, Airbus và Rheinmetall đã tăng từ 1,3% đến 2,5% sau khi Ấn Độ cho biết họ muốn tăng gấp ba lần xuất khẩu quốc phòng hàng năm của mình lên 5 tỷ USD vào năm 2024-2025.

Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào con số lạm phát của Mỹ vào thứ Ba, điều này sẽ mang lại sự rõ ràng hơn về triển vọng tăng lãi suất trong tương lai từ Fed.

Chứng khoán châu Âu đã giảm tuần đầu tiên trong ba tuần trong tuần trước, với những phát ngôn diều hâu từ một số quan chức của Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khiến nhà đầu tư ít hy vọng rằng các ngân hàng trung ương sẽ sớm chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ của họ.

Tuy nhiên, STOXX 600 đã tăng 8,7% cho đến nay vào năm 2023 nhờ mùa thu nhập tốt hơn mong đợi và triển vọng tươi sáng hơn cho nền kinh tế khu vực đồng euro.

Ủy ban châu Âu cho biết tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể sẽ mạnh hơn dự kiến ​​trong năm nay trong khi lạm phát sẽ thấp hơn so với dự báo được đưa ra vào cuối năm 2022.

Kết thúc phiên 13/2: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 65,15 điểm (+0,83%), lên 7.947,60 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 89,36 điểm (+0,58%), lên 15.397,34 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 78,86 điểm (+1,11%), lên 7.208,59 điểm.

Giá dầu vẫn đang được nâng đỡ bởi động thái từ tuần trước của Nga về việc tuyên bố sẽ giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày kể từ tháng 3 để đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Kết thúc phiên 13/2, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 0,42 USD/thùng (+0,52%), lên 80,14 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,22 USD/thùng (+0,25%), lên 86,61 USD/thùng.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục