Giới đầu tư thận trọng với phiên giao dịch đầu tiên của năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chứng khoán Mỹ khởi động phiên đầu tiên của năm mới trong ngày thứ Ba (2/1) khá nhẹ nhàng với Dow Jones nhích nhẹ, trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite điều chỉnh do lợi suất trái phiếu kho bạc vượt mức 4%.
Giới đầu tư thận trọng với phiên giao dịch đầu tiên của năm 2024

Thị trường có hai điểm nhấn chính, một là cổ phiếu Apple giảm 3,6% sau khi Barclays hạ cấp cổ phiếu gã khổng lồ công nghệ xuống mức "Underweight", với lý do nhu cầu iPhone suy yếu.

Bên cạnh đó là sức ép đến từ việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ , với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm vượt trên 4%, mức cao nhất trong hai tuần trước khi giảm nhẹ xuống 3,937%...

Sau khi lạc quan về cổ phiếu trí tuệ nhân tạo và ổn định lãi suất đã hỗ trợ chứng khoán Mỹ vào năm 2023, nhiều dữ liệu tác động đến lạm phát trong năm nay và cuộc bầu cử tổng thống sẽ là những thử thách mới cho Phố Wall.

Gần nhất sẽ là đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần cuối cùng của năm 2023, dữ liệu bảng lương tư nhân và phi nông nghiệp tháng 12, cũng như dữ liệu ngành dịch vụ sẽ nằm trong danh sách những thông tin sẽ có trong tuần này.

Những người tham gia thị trường cũng chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách tháng 12 của Fed, dự kiến sẽ có vào ngày thứ Tư, để xác định thời điểm cắt giảm lãi suất tiềm năng của ngân hàng trung ương.

Các nhà giao dịch hiện đặt kỳ vọng gần 70% cơ hội cắt giảm 0,25% lãi suất vào tháng 3, theo công cụ FedWatch của CME Group.

Kết thúc phiên 2/1: Chỉ số Dow Jones tăng 25,50 điểm (+0,07%), lên 37.715,04 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 27,00 điểm (-0,57%), xuống 4.742,83 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 245,41 điểm (-1,63%), xuống 14.765,94 điểm.

Chứng khoán châu Âu đảo chiều giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới khi lợi suất trái phiếu chính phủ khu vực đồng euro cũng tăng.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,11% xuống 478,51 điểm.

Nhóm cổ phiếu công nghệ mất 1,8%, kéo theo sự sụt giảm 2,6% của nhà sản xuất thiết bị chip ASML, sau khi chính phủ Hà Lan thu hồi một phần giấy phép xuất khẩu cho việc vận chuyển một số loại máy quang khắc sang Trung Quốc.

Trong khi đó, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ cũng giảm, có vẻ sẽ có một khởi đầu ảm đạm cho ngày giao dịch đầu tiên của năm 2024, với các nhà đầu tư cân nhắc liệu mức tăng xuất sắc của thị trường trong năm ngoái có bền vững hay không.

Kỳ vọng về chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn đã thúc đẩy STOXX 600 tăng 12,7% vào năm 2023, gần như phục hồi hoàn toàn từ mức giảm 12,9% trong năm trước đó, sau khi các ngân hàng trung ương lớn tung ra các đợt tăng lãi suất nhanh chóng để kiềm chế lạm phát.

"Có những kỳ vọng rằng thị trường sẽ có thêm một năm lập mới mới, nhưng về cơ bản không có gì thực sự thay đổi... Trọng tâm vẫn là dữ liệu kinh tế và những gì sẽ xảy ra với các ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ", Daniela Hathorn, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Capital.com cho biết.

Dấu hiệu khủng hoảng kinh tế được lưu ý bởi một cuộc khảo sát cho thấy các nhà máy của khu vực đồng euro đã kết thúc năm 2023 tương đối ảm đạm, với hoạt động sản xuất thu hẹp trong tháng 12 và là tháng thứ 18 liên tiếp nằm trong diện này.

Kết thúc phiên 2/1: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 11,72 điểm (-0,15%), xuống 7.721,52 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 17,72 điểm (+0,11%), lên 16.769,36 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 12,32 điểm (-0,16%), xuống 7.530,86 điểm.

Giá dầu tiếp tục giảm, do kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất suy yếu và lo ngại rằng căng thẳng ở Biển Đỏ sẽ làm gián đoạn nguồn cung giảm bớt.

Kết thúc phiên 2/1, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 1,27 USD/thùng (-1,8%), xuống 70,38 USD/thùng Giá dầu thô Brent giảm 1,15 USD/thùng (-1,5%), xuống 75,89 USD/thùng.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,209.52 4.55 0.38% 154,884 tỷ
HNX 226.82 -0.75 -0.33% 1,394 tỷ
UPCOM 88.66 0.33 0.37% 435 tỷ