Dữ liệu cho thấy, hoạt động sản xuất của Mỹ đã tăng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm rưỡi vào tháng 9 qua, khi các đơn đặt hàng mới giảm xuống, có khả năng do chiến dịch tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đã khiến nhu cầu hàng hóa suy giảm.
Theo đó, Viện Quản lý Cung ứng cho biết, chỉ số PMI sản xuất đã giảm xuống 50,9 điểm trong tháng 9/2022, nhưng vẫn trên ngưỡng 50 điểm, cho thấy sự mở rộng trong lĩnh vực sản xuất.
David Madden, nhà phân tích thị trường tại Equiti Capital cho biết: “Chứng khoán Mỹ tăng cao do dữ liệu sản xuất yếu hơn, bởi các nhà giao dịch cho rằng, lúc này tin xấu đối với nền kinh tế là tin tốt đối với thị trường chứng khoán, do suy đoán rằng, Fed có thể 'xoay trục', có nghĩa là ngân hàng trung ương có thể sẽ tìm cách tăng lãi suất với tốc độ chậm hơn”.
Hỗ trợ cho thị trường là việc lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn của Mỹ đã giảm xuống 3,65% từ ngưỡng hơn 4%, sau khi Thủ tướng Anh Liz Truss đảo ngược quy trình cắt giảm thuế.
Các cổ phiếu Megacap và các công ty công nghệ, vốn nhạy cảm với lãi suất như Apple và Microsoft mỗi công ty tăng hơn 3%, trong khi nhóm ngân hàng tăng 3%.
Các công ty khai thác dầu mỏ lớn như Exxon Mobil và Chevron Corp tăng hơn 5%, nhờ giá dầu thô tăng vọt khi các nguồn tin cho biết OPEC+ đang xem xét đợt cắt giảm sản lượng lớn nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Đáng chú ý khác trong phiên là cổ phiếu Tesla đã giảm 8,6%, sau khi bán được ít xe hơn dự kiến trong quý III do việc giao hàng bị chậm lại bởi các rào cản hậu cần.
Các cổ phiếu xe điện khác như Peers Lucid Group nhích gần 0,9%, nhưng Rivian Automotive giảm 3,1%.
Kết thúc phiên 3/10, chỉ số Dow Jones tăng 765,38 điểm (+2,66%), lên 29.490,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 92,81 điểm (+2,59%), lên 3.678,43 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 239,82 điểm (+2,27%), lên 10.815,44 điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng, khi một loạt dữ liệu hoạt động kinh tế ảm đạm đã giúp giảm bớt một số lo lắng xung quanh tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,71% lên 390,59 điểm, do dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất trên toàn khu vực đồng euro tiếp tục giảm tháng 9 kỳ vọng sẽ giúp các ngân hàng trung ương bớt diều hâu trong việc thắt chặt tiền tệ.
Cụ thể, các dự báo mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy nền kinh tế Ý có thể suy thoái trong quý III, trong khi tại Hoa Kỳ, hoạt động sản xuất tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm rưỡi vào tháng 9, khi các đơn đặt hàng mới giảm xuống, có thể là do lãi suất tăng làm giảm nhu cầu đối.
"Thị trường đang dần nhận ra rằng một cuộc suy thoái đang diễn ra khá nhiều ở châu Âu. Các con số sản xuất cho thấy điều đó cũng đúng với Mỹ và điều đó có nghĩa là vào một thời điểm nào đó, Fed vốn rất diều hâu có thể phải nghĩ lại”, Andrea Cicione, trưởng nhóm nghiên cứu tại TS Lombard, cho biết.
Chỉ số bluechip FTSE 100 và chỉ số trung bình (.FTMC) của London đảo chiều tăng lần lượt 0,2% và 0,7% khi đồng bảng Anh tăng sau khi chính phủ Anh đảo ngược kế hoạch cắt giảm thuế gây tranh cãi của họ.
Hầu hết các phân ngành STOXX 600 đều ở mức tích cực, dẫn đầu là cổ phiếu năng lượng tăng 3,1%, được thúc đẩy bởi giá dầu tăng do rủi ro OPEC+ cắt giảm nguồn cung.
Cổ phiếu Credit Suisse giảm gần 1%, phản ánh mối quan tâm của thị trường về ngân hàng Thụy Sĩ, khi ngân hàng đang vướng phải tin đồn phá sản.
Kết thúc phiên 3/10: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 14,95 điểm (+0,22%), lên 6.908,76 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 95,12 điểm (+0,79%), lên 12.209,48 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 31,81 điểm (+0,55%), lên 5.794,15 điểm.
Giá dầu thô tiếp tục có động thái đi lên, khi OPEC+ có kế hoạch xem xét giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng mỗi ngày trong cuộc họp vào ngày 05/10. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát.
Kết thúc phiên 3/10, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 4,14 USD/thùng (+4,95%), lên 83,63 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,05 USD/thùng (-0,05%), xuống 87,91 USD/thùng.