Giới đầu tư đổ ngày càng nhiều tiền vào blockchain

Vốn huy động cho startup blockchain ngày càng nhiều, xu hướng đang chuyển dịch khi dòng tiền phần nhiều đến từ nhà đầu tư cá nhân giàu có.
Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến các dự án trong lĩnh vực blockchain. Ảnh: Bloomberg. Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến các dự án trong lĩnh vực blockchain. Ảnh: Bloomberg.

ICO (huy động vốn của tiền mã hóa) được xem là IPO nhưng không cần có trung gian là sàn giao dịch chứng khoán. Theo CoinSchedule, trong năm nay, ICO đã mang đến 18 tỷ USD cho các startup về blockchain, gần năm lần con số tổng năm ngoái.

Nhưng không như 2017, sự tăng trưởng các con số khủng đến từ các nhà đầu tư giàu có thay vì bất kỳ ai có sự kết nối với Internet. Telegram đã huy động được 1,7 tỷ USD bằng cách này.

Trong số 10 ICO có giá trị lớn nhất trong bảng xếp hạng của CoinSchedule, con số 575 triệu USD của Tatatu và 133 triệu USD của Basis đều thông qua những vòng huy động vốn riêng.

Đầu tư không dành cho mọi người

Rất nhiều con số đầu tư lớn từ ICO được thực hiện thông qua vòng gọi vốn cá nhân. Khi giám sát pháp lý tăng cường, nhiều startup thấy việc huy động vốn dễ dàng hơn khi thông qua các nhà đầu tư cá nhân, ở thời điểm những người quan tâm đến tài sản số cũng đang tăng trưởng.

Việc này biến xu hướng đầu tư tiền mã hóa không còn quá xa lạ mà gần gũi như những thương vụ đầu tư mạo hiểm truyền thống. Mấu chốt nằm ở điểm bạn tìm đến ai, cũng có nghĩa doanh nghiệp đang tăng trưởng hoặc phải bán đi.

ICO khởi nguồn là phương cách gọi vốn cho các blockchain startup bằng cách bán token (đơn vị tiền mã hóa) mà sau này nhà đầu tư có thể dùng để sử dụng dịch vụ của họ.

Ban đầu, các nhà sáng lập xây dựng website, đăng tải whitepaper (sách trắng) về các chi tiết của dự án, chào hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội và thu tiền dưới dạng Bitcoin hoặc Ethereum. Khi thị trường ICO bùng nổ với sự ngờ vực về Bitcoin năm ngoái, mọi việc trở nên phức tạp hơn.

Đầu tiên, các cơ quản quản lý khắp thế giới bắt đầu cảnh giác hơn về gian lận chính sách trong ICO và sự trốn tránh các yêu cầu đăng ký chứng khoán.

Điều này có nghĩa nhiều nhà phát hành ICO muốn tuân thủ luật sẽ chọn trả cho luật sư một khoản tiền để thực hiện đúng pháp lý và khiến việc chào bán công khai trở nên đắt đỏ hơn. Một cách dễ dàng để bán token là thông qua những nhà đầu tư được tín nhiệm,- những người không cần phải thông qua vòng đăng ký theo luật tại Mỹ.

Đồng thời, bùng nổ ICO cũng gia tăng thu hút sự chú ý của các tổ chức đầu tư như các nhà đầu tư mạo hiểm, công ty gia đình hay nhà đầu tư tiền điện tử bí mật. Dữ liệu của CoinSchedule cho thấy 18% vốn huy động ICO trong năm nay thông qua doanh số cá nhân và 37% đến từ vòng riêng tư trước khi chào bán. 

Những con số biết nói

Khi các nhà đầu tư cá nhân lao vào, doanh số token ngày càng nhiều hơn. “Nếu bạn có thể gọi được vốn trong vòng cá nhân, đó là hình thức ROI (lợi tức đầu tư) cho công ty vì ít rủi ro và an toàn nhất theo quy định”, Uriel Peled, đồng sáng lập Orbs tại Tel Aviv (Israel) cho hay. Startup này đã huy động được 120 triệu USD trong vòng cá nhân năm nay thông qua các nhà đầu tư chiến lược, vốn cổ phần tư nhân và đầu tư mạo hiểm.

Sokolin của Autonomous ước tính một cuộc chào bán công khai thành công tiêu tốn từ 1-3 triệu USD, bao gồm các khoản phí cho dịch vụ pháp lý, tiếp thị và tư vấn. Theo dữ liệu của CoinDesk, không tính Telegram, đến tháng 6 năm nay, ICO đã huy động được trung bình 30,7 triệu USD.

Tuy nhiên, ICO không hoàn toàn giống IPO. Với nhiều người, việc chào bán công khai có lợi trong phân phối token giữa cộng đồng và công khai, dù nhiều startup thấy có thể đạt được điều đó thông qua các phương tiện khác.

Khi doanh số bán tư nhân phình ra, các tặng phẩm token được gọi là airdrop cũng tăng nhanh. Tatatu đã tặng 50 triệu USD giá trị token trong khi Orb đang trả cho các nhà phát triển được lựa chọn có thể sử dụng nền tảng của mình.

Trong khi đó, một số startup thực hiện cả chào bán riêng tư và công khai. Dragon, dự án giới thiệu blockchain vào ngành công nghiệp game, đã gọi được 408 triệu USD trong vòng chào bán bí mật và 12 triệu USD ở vòng công khai đại chúng.

Một số dự án vẫn có màn chào bán công khai thành công dù ít đứng trên bảng xếp hạng. Một ví dụ ngược lại là EOS có thể trở thành dự án có số vốn gọi được lớn nhất năm nay là 4 tỷ USD.

“Chúng tôi nhìn thấy sự phân nhánh ngày càng tăng giữa các dự án chất lượng cao và chất lượng thấp”, Andy Bromberg, Chủ tịch và đồng sáng lập CoinList, đơn vị giúp các công ty huy động vốn thông qua ICO cho biết. Theo ông, dự án tốt ngày càng nghiêng về các nhà đầu tư cá nhân trong khi các dự án chất lượng chưa tốt thì chật vật trong huy động vốn.

Tất cả dữ liệu có thể cho thấy ICO đã đánh mất một số sức mạnh cơ sở. Tuy nhiên, sự đổi mới có thể nằm ở công nghệ, biến tài sản phi tiền mặt thành giao dịch token, thay vì đảo lộn hệ thống của các quỹ mạo hiểm thống trị bởi các tổ chức và cá nhân giàu có.

Gian lận, hành động pháp lý và sự rớt xuống của thị trường tiền mã hóa hồi đầu năm cũng cho thấy rõ rằng rót tiền tiết kiệm vào token có lẽ không phải là ý tưởng tốt nhất cho các nhà đầu tư bán lẻ tầm trung.


Theo Vnexpress

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục