Giới đầu tư chậm lại quan sát

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chứng khoán Mỹ biến động nhẹ trong phiên thứ Hai (1/8) khi đón nhận thông tin chỉ số PMI sản xuất tiếp tục ở trong vùng thu hẹp tháng thứ chín liên tiếp.
Giới đầu tư chậm lại quan sát

Sản xuất của Mỹ dường như ổn định, dù vẫn ở trong vùng thu hẹp trong tháng 7, trong bối cảnh đơn đặt hàng mới được cải thiện dần, nhưng số việc làm tại nhà máy giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm, cho thấy tình trạng sa thải lao động đang tăng tốc.

Viện Quản lý cung ứng (ISM) cho biết rằng chỉ số PMI sản xuất đã tăng lên 46,4 điểm vào tháng 7 từ 46 điểm trong tháng 6, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020.

Đây là tháng thứ chín liên tiếp chỉ số PMI ở dưới ngưỡng 50 điểm, điều này cho thấy sự thu hẹp trong lĩnh vực sản xuất, khoảng thời gian dài nhất kể từ cuộc suy thoái 2007-2009.

Trong khi cuộc khảo sát của ISM tiếp tục đưa ra một đánh giá nghiệt ngã về điều kiện sản xuất, cái gọi là dữ liệu cứng cho thấy lĩnh vực này đang xáo trộn. Theo đó, dữ liệu từ Fed tháng trước lại cho thấy sản lượng nhà máy đã tăng trở lại trong quý II, chấm dứt hai quý giảm liên tiếp.

Thêm vào sự ảm đạm của thị trường phiên này, giới đầu tư cũng thận trọng khi dữ liệu việc làm của Mỹ và báo cáo thu nhập của các công ty lớn sẽ được công bố vào cuối tuần này.

Theo FactSet, hơn 50% số công ty thuộc S&P 500 đã công bố kết quả, với 82% số có lợi nhuận vượt kỳ vọng. Điều này đã thúc đẩy một số hy vọng rằng nền kinh tế sẽ có thể tránh được suy thoái khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt.

Kết thúc phiên 1/8: Chỉ số Dow Jones tăng 71,15 điểm (+0,20%), lên 35.630,68 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 12,23 điểm (-0,27%), xuống 4.576,73 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 62,11 điểm (-0,43%), xuống 14.283,91 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm, khi hoạt động nhà máy bị thu hẹp ở khu vực đồng euro, trong khi Trung Quốc và Mỹ nhấn mạnh rủi ro ngày càng tăng đối với nền kinh tế toàn cầu từ lãi suất tăng.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,61% xuống 468,46 điểm.

Các nhà sản xuất ô tô, công ty dịch vụ tài chính và khai thác mỏ dẫn đầu đà giảm, giảm từ 1,3% đến 1,6%.

Đà giảm gia tăng trên khắp các thị trường khu vực đồng euro sau khi một cuộc khảo sát cho thấy hoạt động sản xuất trong khối đã thu hẹp trong tháng 2020 với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2020 do nhu cầu sụt giảm.

Sự suy yếu đáng kể đã được nhìn thấy ở Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, trong khi Pháp và Ý, các nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba khu vực đồng euro, cũng ghi nhận sự suy giảm rõ rệt kể từ tháng Sáu.

Các cuộc khảo sát cho thấy hoạt động của các nhà máy châu Á cũng giảm trong tháng 7, làm nổi bật tác động của nhu cầu yếu từ Trung Quốc, trong khi hoạt động sản xuất của Mỹ cũng ở thu hẹp trong tháng thứ chín liên tiếp.

Cổ phiếu các công ty xa xỉ tiếp xúc lớn với thị trường Trung Quốc là LVMH phiên này trở thành lực cản lớn nhất đối với STOXX 600, giảm 2,3%.

Kết thúc phiên 1/8: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 33,14 điểm (-0,43%), xuống 7.666,27 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 139,19 điểm (-0,85%), xuống 16.307,64 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 63,84 điểm (-0,85%), xuống 7.433,94 điểm.

Giá dầu thô giảm nhẹ do đồng USD mạnh hơn và các dấu hiệu chốt lời sau đợt phục hồi vào tháng 7 khi các nhà đầu tư đặt cược vào nguồn cung và nhu cầu toàn cầu thắt chặt hơn trong nửa cuối năm 2023.

Kết thúc phiên 1/8, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 0,43 USD/thùng (-0,50%), xuống 81,37 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,52 USD/thùng (-0,6%), xuống 84,91 USD/thùng.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,221.03 4.67 0.38% 170,273 tỷ
HNX 228.22 0.73 0.32% 1,402 tỷ
UPCOM 89.78 0.09 0.1% 617 tỷ