Sau tuần giảm mạnh trước đó khi mất 36,7 điểm, thị trường đã hồi phục trở lại trong 2 phiên giao dịch đầu tuần này lấy lại được 24,5 điểm sau thông tin kinh tế vĩ mô tích cực được công bố hôm 29/6, nhưng thanh khoản sụt giảm mạnh khi dòng tiền thiếu tự tin về xu hướng của thị trường. Bước vào phiên giao dịch sáng nay, thị trường tiếp tục mở cửa trong sắc xanh và VN-Index tiến tới ngưỡng cản ở đường MA20, nhưng đã bị chặn lại ở chốt chặn đầu tiên này khi không nhận được sự hỗ trợ của dòng tiền.
Thiếu động lực, trong khi nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu tận dụng các nhịp hồi để hạ bớt danh mục khiến VN-Index bị đẩy xuống dưới tham chiếu, nhưng chỉ giảm nhẹ do bên cầm hàng không muốn bán giá thấp và chỉ số này vẫn đang được nâng đỡ bởi FPT và POW, cùng một số cổ phiếu ngân hàng như LPB, HDB, TCB, EIB, hay một vài bluechip khác như HPG.
Trong khi đó, sau phiên tăng trần đầu tuần, cổ phiếu VRE đã nhanh chóng đảo chiều giảm trở lại trong phiên hôm qua và tiếp tục giảm điểm trong phiên sáng nay. Diễn biến này khá giống với tuần trước khi VRE cũng bất ngờ tăng trần phiên 25/6, nhưng nhanh chóng quay đầu giảm 2 phiên sau đó, trước khi hồi nhẹ trở lại trong phiên cuối tuần.
Các nhóm ngành đều có sự phân hóa, trong đó đa số ưu thế đang nghiêng về sắc đỏ, ngoại trừ nhóm cổ phiếu thép. Tuy nhiên, biến động giá chỉ trong biên độ hẹp, khiến VN-Index cũng lình xình quanh tham chiếu.
Sau tuần giảm mạnh trước đó khi mất 36,7 điểm, thị trường đã hồi phục trở lại trong 2 phiên giao dịch đầu tuần này lấy lại được 24,5 điểm sau thông tin kinh tế vĩ mô tích cực được công bố hôm 29/6, nhưng thanh khoản sụt giảm mạnh khi dòng tiền thiếu tự tin về xu hướng của thị trường. Bước vào phiên giao dịch sáng nay, thị trường tiếp tục mở cửa trong sắc xanh và VN-Index tiến tới ngưỡng cản ở đường MA20, nhưng đã bị chặn lại ở chốt chặn đầu tiên này khi không nhận được sự hỗ trợ của dòng tiền.
Thiếu động lực, trong khi nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu tận dụng các nhịp hồi để hạ bớt danh mục khiến VN-Index bị đẩy xuống dưới tham chiếu, nhưng chỉ giảm nhẹ do bên cầm hàng không muốn bán giá thấp và chỉ số này vẫn đang được nâng đỡ bởi FPT và POW, cùng một số cổ phiếu ngân hàng như LPB, HDB, TCB, EIB, hay một vài bluechip khác như HPG.
Trong khi đó, sau phiên tăng trần đầu tuần, cổ phiếu VRE đã nhanh chóng đảo chiều giảm trở lại trong phiên hôm qua và tiếp tục giảm điểm trong phiên sáng nay. Diễn biến này khá giống với tuần trước khi VRE cũng bất ngờ tăng trần phiên 25/6, nhưng nhanh chóng quay đầu giảm 2 phiên sau đó, trước khi hồi nhẹ trở lại trong phiên cuối tuần.
Các nhóm ngành đều có sự phân hóa, trong đó đa số ưu thế đang nghiêng về sắc đỏ, ngoại trừ nhóm cổ phiếu thép. Tuy nhiên, biến động giá chỉ trong biên độ hẹp, khiến VN-Index cũng lình xình quanh tham chiếu, nhưng kịp trở lại sắc xanh trước khi bước vào giờ nghỉ trưa.
Đóng cửa, VN-Index tăng nhẹ 1,5 điểm (+0,12%), lên 1.271,29 điểm với 170 mã tăng và 176 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 243,2 triệu đơn vị, giá trị 6.621,8 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 23 triệu đơn vị, giá trị 640,4 tỷ đồng.
Trong các mã có tác động lớn nhất tới chỉ số VN-Index sáng nay, 10 mã tăng giá đóng góp 2,88 điểm, trong khi 10 mã giảm lấy đi 1,64 điểm, qua đó giúp VN-Index có được 1,24 điểm, đây chính là nguyên nhân giúp chỉ số chính của sàn HOSE đóng cửa tăng nhẹ sáng nay.
Trong đó, FPT là mã bluechip tăng mạnh nhất với 2,89% lên 131.700 đồng, khớp gần 3,9 triệu đơn vị, đóng góp hơn 1,3 điểm số cho VN-Index. Tiếp đến là POW tăng 2,41% lên 14.850 đồng, khớp 4,9 triệu đơn vị; HDB tăng 1,04% lên 24.350 đồng, khớp 5,4 triệu đơn vị; TCB tăng 0,87% lên 23.100 đồng, khớp 2,5 triệu đơn vị, các mã còn lại chỉ tăng trên dưới 0,5%.
Ở chiều ngược lại, VRE là mã giảm mạnh nhất khi mất 2,3% xuống 21.200 đồng, khớp lớn nhất sàn với 23,4 triệu đơn vị. Tiếp đến là BVH giảm 1,26% xuống 47.000 đồng; MWG giảm 1,06% xuống 65.300 đồng, khớp 2,8 triệu đơn vị. Trong khi đó, dù chỉ giảm 0,92% xuống 37.800 đồng, nhưng VHM là mã lấy đi của VN-Index nhiều điểm số nhất với 0,37 điểm.
Trong nhóm ngân hàng, không phải HDB, mà EIB là mã tăng mạnh nhất với 1,85% lên 19.250 đồng; LPB tăng 1,35% lên 30.000 đồng. Trong khi ở chiều ngược lại, có 6 mã giảm nhưng mức giảm chỉ dưới 0,5%.
Nhóm công ty chứng khoán có sự phân hóa rõ nét với 7 mã tăng và 6 mã giảm, trong đó biên độ tăng cao cao hơn so với biên độ giảm.
Nhóm thép không có mã nào giảm, nhưng đa số đứng giá tham chiếu, số còn lại chỉ tăng nhẹ, ngoại trừ TLH tăng 3,68% lên 8.170 đồng.
HNX-Index mở cửa trong sắc đỏ, sau nhanh chóng trở lại sắc xanh, nhưng không thể bứt lên mà chỉ lình xình sát tham chiếu, đóng cửa cũng chỉ với sắc xanh nhạt.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,31 điểm (+0,13%), lên 241,11 điểm với 59 mã tăng và 69 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 28 triệu đơn vị, giá trị 602,5 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 6 triệu đơn vị, giá trị 173,5 tỷ đồng.
Sáng nay sàn HNX chỉ có 4 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị, trong đó SHS vượt trội với 7,22 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,73% lên 17.600 đồng. Tiếp đến là TNG với 1,82 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,37% lên 27.400 đồng. Hai mã có còn lại là TIG và CEO lại đóng cửa giảm nhẹ.
UPCoM cũng lình xình quanh tham chiếu giống 2 sàn niêm yết và đóng cửa với sắc xanh nhạt.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,05 điểm (+0,05%), lên 97,63 điểm với 156 mã tăng và 71 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 22 triệu đơn vị, giá trị 401,6 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,3 triệu đơn vị, giá trị 120,5 tỷ đồng.
UPCoM sáng nay chỉ có 2 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị là BSR với 2,53 triệu đơn vị, đóng cửa tham chiếu 22.100 đồng và VGT khớp 1,49 triệu đơn vị, đóng cửa tăng nhẹ 0,63% lên 15.900 đồng.