Trong phiên hôm qua, VN-Index sau phiên sáng cầm chừng thì đã lao dốc trong phiên chiều, đóng cửa để mất hơn 31 điểm về mức 1.149 điểm, quá xa đỉnh cũ mọi thời đại 1.530 điểm vừa đề cập mới có 3 tháng, để trở về mốc điểm số có được cách đây…16 tháng.
Những rủi ro dù với nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam dù chỉ mới tiềm tàng, nhưng theo tính chất khó lường trước hậu quả sẽ phản ánh ngay vào thị trường chứng khoán. Đa số nhà đầu tư sẽ phải bán tháo để giảm tỷ lệ vay hoặc tạm thời đứng ngoài thị trường, dù ai cũng biết rằng giá nhiều cổ phiếu đang về mức rất rẻ nếu cách đây 16 tháng khi VN-Index đang ở ngưỡng tương đương.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 7/7, tâm lý nhà đầu tư thận trọng, giao dịch chậm lại, bảng điện tử tiếp tục bị sắc đỏ chi phối dù lực bán không quá lớn, trong khi nhóm bluechip phân hóa khiến chỉ số VN-Index theo đó rung lắc nhẹ quanh tham chiếu sau hơn 1 giờ giao dịch.
Điểm sáng lớn nhất có lẽ là MSN, khi đang là bluechip gồng gánh thị trường với mức tăng có thời điểm nhích hơn 4%, trong khi các mã khác trong rổ VN30 chỉ biến động nhẹ.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một số cổ phiếu bất động sản, xây dựng có mức tăng khá như HBC, HHV, C32, TTB, DIG, nhích từ 2% đến 3%. Hai cổ phiếu hóa chất CSV và DGC tăng trên dưới 4%.
Trái lại, sớm lao dốc từ sớm với thành phần đa số là nhóm cổ phiếu thị trường như MCG, PTC, DLG, AAM, NBB, ITA, VGC, ADS, DPG…
Chỉ số VN-Index khởi sắc hơn ở nửa sau của phiên, khi bảng điện tử cân bằng hơn và một số bluechip nới đà tăng theo chân MSN. Dù vậy, mức tăng của chỉ số vẫn còn khiêm tốn và tâm lý nhà đầu tư vẫn ở mức thấp, thanh khoản tiếp tục suy giảm.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 197 mã tăng và 205 mã giảm, VN-Index tăng 5,81 điểm (+0,51%), lên 1.155,42 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 216,2 triệu đơn vị, giá trị 4.803,2 tỷ đồng, giảm hơn 20% cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 15,7 triệu đơn vị, giá trị 326 tỷ đồng.
Cổ phiếu MSN vẫn là điểm sáng lớn nhất trong nhóm bluechip khi +4% lên 104.000 đồng và cũng là cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index với 1,5 điểm.
Một số bluechip khác cũng đã đảo chiều tăng điểm hoặc nới đà đi lên với mức tăng khá như BVH +4% lên 55.100 đồng, CTG +3,1% lên 26.650 đồng, VNM +3% lên 72.800 đồng, VRE +2,7% lên 26.700 đồng, TPB +2,4% lên 27.600 đồng. Các cổ phiếu FPT, KDH, STB, PLX nhích trên dưới 1%.
Sắc đỏ không còn nhiều và giảm sâu nhất là GAS nhưng cũng chỉ mất 1,8% xuống 94.100 đồng, VIC -1,2% xuống 66.700 đồng.
Giao dịch sôi động nhất vẫn tại STB với hơn 10,2 triệu đơn vị khớp lệnh, SSI khớp hơn 6 triệu đơn vị, VPB và POW khớp hơn 5 triệu đơn vị, MBB khớp 4,1 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, ba cổ phiếu nổi bật nhất là DGC, CTD và VPH, khi đều kết phiên ở giá trần, khớp lệnh tương đối cao với DGC khớp 1,47 triệu đơn vị, CTD khớp 1,18 triệu đơn vị, DGC khớp 5,57 triệu đơn vị.
Tăng mạnh khác không nhiều, có thể kể đến đà hồi phục mạnh của FRT sau liên tiếp hai phiên giảm sàn, kết phiên này +4,7% lên 77.900 đồng. Tương tự, với hai phiên giảm sàn ở một cổ phiếu bán lẻ khác là DGW cũng đã hồi phục trong phiên sáng nay, tăng 3,4% lên 55.500 đồng.
Một số cổ phiếu bất động sản, xây dựng có mức tăng khá là QCG +4% lên 7.200 đồng, DIG +3,2% lên 36.000 đồng, HBC +3,1% lên 18.250 đồng, TCD +3,1% lên 10.100 đồng, SGR +3% lên 17.200 đồng. Nhóm cổ phiếu LDG, LCG, SCR, TTB, HHV, FCN nhích hơn 2%.
Ở chiều ngược lại, chỉ một số giảm đáng chú ý như VPG giảm sàn -6,9% xuống 22.850 đồng, DPG -5,5% xuống 37.050 đồng, TCM -5,5% xuống 41.600 đồng…
Ở nhóm cổ phiếu thanh khoản cao, DLG, IDI, PVT, APH, DBC, GEX, ASM, NKG, PVD, ITA, HAG, VND chìm trong sắc đỏ, nhưng mức giảm chỉ ở mức thấp. Trong khi đó, VIX, DCM, HSG, DXG, VCB, HNG dù tăng điểm nhưng cũng chỉ tăng khiêm tốn, khớp lệnh từ 1 triệu đến hơn 7,6 triệu đơn vị, riêng VND khớp hơn 11,56 triệu đơn vị, cao nhất sàn HOSE.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng giằng co từ sớm và kết phiên ở dưới tham chiếu do áp lực phân hóa cao.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 68 mã tăng và 85 mã giảm, HNX-Index giảm 0,86 điểm (-0,32%), xuống 271,06 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 23,2 triệu đơn vị, giá trị 419,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,88 triệu đơn vị, giá trị 20,8 tỷ đồng.
Giao dịch tương đối ảm đạm, với PVS khớp lệnh cao nhất cũng chỉ có hơn 3,78 triệu đơn vị, cổ phiếu giảm 1,3% xuống 22.000 đồng. Sắc đỏ khác còn tại PVC -2,6%, TAR -3% NAG -6,7%.
Ở những cổ phiếu khác, TNG +2,4% lên 25.700 đồng, LAS +2,5% lên 12.100 đồng, CEO nhích 2,7% lên 26.700 đồng, KLF +3,1% lên 3.300 đồng, HDA +3,2% lên 9.600 đồng. Trong khi, SHS, HUT, SCG, MBS chỉ tăng nhẹ.
Hàng loạt cổ phiếu đứng tham chiếu như ART, DVG, IDJ, APS, IDC, BII, HHG, MBG, LIG, NDN…
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng kết phiên trong sắc đỏ sau ít phút đầu cố gắng bám trụ trên tham chiếu.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,42 điểm (-0,49%), xuống 85,81 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16 triệu đơn vị, giá trị 311 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,43 triệu đơn vị, giá trị 11,7 tỷ đồng.
Lác đác một vài cổ phiếu còn tăng là VGI LMH, SSH, NED, trong đó, VGI +8,1% lên 26.700 đồng.
Các cổ phiếu PAS, ABB, TIS, DDV, G36, BVB đứng tham chiếu, còn lại đều giảm, với BSR -5,1% xuống 22.500 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với 7,85 triệu đơn vị.