Giao dịch chứng khoán phiên sáng 30/3: Dòng tiền cải thiện, VN-Index thử thách ngưỡng 1.060 điểm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhà đầu tư đã có phần tự tin hơn về xu hướng của thị trường và đã túc tắc gom hàng, dù lựa cầu giá cao vẫn chưa xuất hiện nhiều. Nhưng cũng đủ giúp VN-Index leo lên trên ngưỡng cản 1.060 điểm.
Giao dịch chứng khoán phiên sáng 30/3: Dòng tiền cải thiện, VN-Index thử thách ngưỡng 1.060 điểm

Trong phiên hôm qua, VN-Index có thời điểm lùi xuống dưới 1.050 điểm do đà bán gia tăng và lan rộng hơn.

Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng bật hồi vượt vùng giá trên nhờ sự hồi phục của một số bluechip. Dù vậy, áp lực bán thường trực nhanh chóng đẩy VN-Index giật lùi và lình xình quanh mốc 1.050 điểm và may mắn bật lên trên ngưỡng này trong phiên ATC.

VN-Index ghi nhận phiên tăng điểm nhẹ thứ 7 liên tiếp trong trạng thái “xanh vỏ đỏ lòng”, đặc biệt là thanh khoản sụt giảm mạnh.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 30/3, thị trường tiến khá nhanh từ sớm lên cận trên của vùng cản 1.050-1.060 điểm nhờ sắc xanh lan tỏa rộng trên bảng điện tử, cũng như một số bluechip hỗ trợ và dòng tiền được cải thiện đáng kể so với phiên hôm qua.

Những cái tên đang là động lực chính thúc đẩy VN-Index VHM, VRE, PLX, HDB với mức tăng từ 2,5% đến hơn 3,5%.

Một số cổ phiếu đáng chú ý trong phiên sáng nay có CTD, khi đã bất ngờ tăng kịch trần +6,9% lên 44.100 đồng, cổ phiếu xây dựng khác như, BCE, HBC, CTR cũng tăng mạnh từ hơn 3% đến hơn 4%.

Những cái tên ở nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán cũng cho thấy sức bật tốt với ORS, AGR, BSI khi tăng trên dưới 4%.

Thị trường chững lại ở ngay trên vùng 1.065 điểm và thêm một số ít bluechip hạ độ cao đã khiến VN-Index hụt hơi để mất mốc điểm này vào cuối phiên. Điểm sáng vẫn là thanh khoản gia tăng trở lại, dù phần lớn các cổ phiếu chỉ có được sắc xanh nhạt trên nền độ rộng tích cực.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 230 mã tăng và 100 mã giảm, VN-Index tăng 6,82 điểm (+0,65%), lên 1.063,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 299,4 triệu đơn vị, giá trị 5.357,5 tỷ đồng, tăng hơn 35% về khối lượng và 38% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 24,4 triệu đơn vị, giá trị 492,6 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu VN30 giao dịch khởi sắc với 23 mã tăng, 4 mã giảm nhẹ là BCM, POW, VPB, VJC cùng các cổ phiếu MBB, PDR, SAB đứng tham chiếu.

Còn lại đều tăng, với VRE có thời điểm đã tăng kịch trần, trước khi kết phiên còn +5,8% lên 30.950 đồng và là cổ phiếu tăng tốt nhất nhóm, khớp gần 3,9 triệu đơn vị.

Các mã khác có mức tăng tốt hỗ trợ thị trường còn PLX +2,4% lên 36.850 đồng, VHM +3,5% lên 49.700 đồng và HDB +3,9% lên 18.800 đồng. Các cổ phiếu SSI, VIC, STB, NVL nhích từ 1,2% đến 1,6%.

Thanh khoản trong nhóm phiên này đáng kể có STB và SSI khi cao nhất và dẫn đầu toàn thị trường với lần lượt 18,8 triệu và 14,83 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã xây dựng vẫn thu hút dòng tiền, với CTD là cổ phiếu tăng mạnh nhất khi leo lên giá trần +6,9% lên 44.100 đồng, khớp hơn 1 triệu đơn vị, CTR +4,1% lên 59.000 đồng, HBC +3,7% lên 8.340 đồng, BCE +3,6% lên 5.690 đồng.

Nhóm cổ phiếu nhạy cảm với thị trường là công ty chứng khoán cũng có phiên sáng đồng thuận khi đa số đều tăng ngoài VCI, FTS giảm nhẹ. Đối với các mã tăng, tích cực nhất là ORS +3,6% lên 9.950 đồng, khớp 3,98 triệu đơn vị, BSI +3,3% lên 21.600 đồng, AGR +2,4% lên 8.900 đồng.

Sắc xanh cũng hiện diện khá nhiều ở các cổ phiếu thanh khoản cao với chủ yếu là các cổ phiếu bất động sản, đầu tư công, nguyên vật liệu như HPX, EVG, CII, KBC, SCR, HHV, AAA, LCG, DXG, HSG, dù các mã này chỉ tăng nhẹ, khớp từ 1,1 triệu đến hơn 7,8 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, không nhiều mã giảm sâu, nhưng đáng kể nhất là DGW khi mất 5,1% xuống 29.850 đồng, khớp 2,53 triệu đơn vị, ST8 -4,8% xuống 18.000 đồng, khớp 0,35 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, diễn biến tương tự HOSE, khi HNX-Index nhích dần lên các mức cao hơn từ sớm và chịu sức ép về cuối phiên và thu hẹp đà tăng.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 83 mã tăng 49 mã giảm, HNX-Index tăng 1,05 điểm (+0,51%), lên 206,64 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 43,2 triệu đơn vị, giá trị 598,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,64 triệu đơn vị, giá trị 5 tỷ đồng.

Các cổ phiếu tăng tốt nhất có PVL và LDP khi đều kết phiên ở giá trần tại 2.300 đồng và 7.400 đồng, khớp lệnh lần lượt 0,91 triệu và 0,55 triệu đơn vị.

Các mã phía trên như SHS, CEO, MBS, IDC, HUT, PVS, APS, TAR, IDJ đều tăng, nhưng cũng chỉ nhích nhẹ, trong đó, SHS khớp lệnh cao nhất sàn với 16,2 triệu đơn vị, theo sau là CEO với hơn 4,8 triệu đơn vị, MBS khớp 3,3 triệu đơn vị.

Trái lại, HHG giảm sàn -7,7% xuống 12.000 đồng, các mã PLC, PVC, MBG giảm nhẹ, còn NRC, LIG, AMV, VGS, TVC, KVC đứng giá tham chiếu.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index gần như toàn bộ thời gian giao dịch là giằng co nhẹ quanh tham chiếu.

Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,23%), xuống 76,56 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 12,4 triệu đơn vị, giá trị 157,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,1 triệu đơn vị, giá trị 2,6 tỷ đồng.

Cổ phiếu PFL nổi bật khi tăng trần +12,5% lên 2.700 đồng, khớp hơn 0,33 triệu đơn vị.

Các mã tăng khá nhiều như SBS, C4G, LTG, PAS, VTP, QNS, DDV, NHV, VTD…dù phần lớn chỉ nhích nhẹ.

Trong khi đó, BSR -0,6% xuống 15.400 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với 2,6 triệu đơn vị, LMH -2,7% xuống 3.600 đồng, khớp 1,44 triệu đơn vị.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục