Giao dịch chứng khoán phiên sáng 24/5: Thiếu động lực dẫn dắt, VN-Index giằng co nhẹ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau phiên giảm khá mạnh hôm qua, sự thận trọng của nhà đầu tư đã quay trở lại trong phiên sáng nay, dòng tiền loay hoay tìm địa chỉ tin cậy khiến VN-Index biến động nhẹ quanh tham chiếu, nhưng vẫn có sắc trước khi bước vào giờ nghỉ trưa.
Giao dịch chứng khoán phiên sáng 24/5: Thiếu động lực dẫn dắt, VN-Index giằng co nhẹ

Trong phiên hôm qua, diễn biến đáng chú ý nhất của thị trường là việc áp lực bán mạnh sau thời điểm 14h đã dâng cao, khiến chỉ số VN-Index bốc hơi hơn 30 điểm, đe dọa về vùng giá 1.200 điểm.

Tuy nhiên, cú lao mạnh này cũng là cơ hội, khi lực cầu gia tăng mạnh đã giúp VN-Index lấy lại khoảng 10 điểm trong đợt khớp lệnh ATC.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 24/5, giao dịch tiếp tục trở nên khó lường, khi mới chỉ hơn 1 giờ giao dịch đã chứng kiến VN-Index liên tục trồi sụt, rung lắc mạnh tham chiếu với biên độ hẹp.

Bảng điện tử phân hóa mạnh, dù số mã tăng có phần chiếm ưu thế, nhưng mức giảm phần lớn cũng chỉ ở mức thấp và điều tương tự cũng diễn ra ở các mã xanh, khi đa phần chỉ nhích nhẹ và ở nhóm bluechip cũng cho diễn biến này, với rổ VN30 tương đối cân bằng.

Một vài cổ phiếu có sức bật tốt đáng kể như IDI, sau phiên hôm qua tăng kịch trần đã tiếp tục xu hướng này và đã có thời điểm tăng hết biên độ, các mã DGC, KDC, MIC tăng trên dưới 3,5%, và ở chiều ngược lại là OGC khi giảm sàn về 11.450 đồng, các cổ phiếu PVD, DIG, APH, VDS, AGR, PDR giảm hơn 2%...

Thị trường nửa sau của phiên có phần cân bằng hơn và nhờ một số cổ phiếu lớn như MSN, VCB, VNM, GAS nhích lên đã giúp VN-Index trở lại lên trên tham chiếu và tăng nhẹ khi kết phiên. Dù vậy, sự thận trọng và dè dặt trong tâm lý nhà đầu tư vẫn rất rõ khi thanh khoản tiếp tục suy yếu.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 189 mã tăng và 212 mã giảm, VN-Index tăng 6,44 điểm (+0,53%), lên 1.225,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 230 triệu đơn vị, giá trị 5.851,7 tỷ đồng, giảm 20% về khối lượng và 16% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 25,4 triệu đơn vị, giá trị 751,3 tỷ đồng.

Phiên này, cổ phiếu lớn MSN đóng góp lớn nhất cho VN-Index với hơn 1,5 điểm tích cực, cổ phiếu cũng là mã tăng tốt nhất trong rổ VN30 khi +4% lên 108.700 đồng. Tiếp theo là VNM khi +3,5% lên 68.600 đồng, GAS +2,1% lên 105.700 đồng và VCB +1,5% lên 75.500 đồng. Đây cũng là bốn cổ phiếu giúp sức VN-Index nhiều nhất.

Một số bluechip, mà phần lớn là nhóm ngân hàng có mức tăng khá tốt như STB +3,4% lên 21.050 đồng, CTG +2,8% lên 25.700 đồng, TPB +2,8% lên 30.850 đồng, VPB +2,4% lên 30.000 đồng, cùng PNJ +2,5% lên 107.100 đồng.

Các sắc xanh khác còn có tại NVL, ACB, MBB, BID, HDB, FPT, TCB và MWG…Trong khi đó, ở chiều ngược lại, PDR giảm mạnh nhất -2,6% xuống 51.600 đồng, HPG -2,3% xuống 35.900 đồng, SSI -1,5%, còn lại chỉ giảm nhẹ như VHM, VIC, VRE, GVR, PLX, với mức giảm chỉ từ 0,1% đến 0,5%.

Thanh khoản bộ ba SSI, HPG và STB cao nhất và cũng là ba cổ phiếu dẫn đầu khối lượng khớp lệnh toàn sàn HOSE với trên dưới 10 triệu đơn vị khớp lệnh mỗi mã.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một vài cổ phiếu đáng chú ý trong các nhóm cổ phiếu nông nghiệp, thủy sản như BAF +6,8% lên 36.950 đồng, IDI +5,3% lên 21.850 đồng, ANV +3,8% lên 44.000 đồng, ACL +2,6% lên 7.470 đồng, VHC +2,4% lên 92.700 đồng, nhóm hóa chất, phân bón với DGC +3,9% lên 223.000 đồng, DCM +3,8% lên 34.550 đồng,

Các cổ phiếu riêng lẻ khác như MIG +3,3% lên 26.250 đồng, KDC +3% lên 51.800 đồng, BSI +3,3% lên 26.350 đồng.

Ở chiều ngược lại, có lẽ đáng chú ý nhất là OGC, dù đã thoát giá sàn, nhưng vẫn giảm sâu -6,5% xuống 11.500 đồng.

Các cổ phiếu khác, với khối lượng khớp lệnh cao như VND, HAG, DIG, ROS, PVD, VIX, NKC, VCI, HSG, FLC, ITA, AAA, HNG, LCG…đều chìm trong sắc đỏ, trong đó, VND, ROS, VCI, HSG mất hơn 2%, còn lại chỉ giảm nhẹ, khớp từ hơn 1,3 triệu đến hơn 4 triệu đơn vị.

Còn HQC, GEX, CII, ASM, HCM, HBC, DXG, TTF, SCR nhích lên, dù chỉ với biên độ thấp, khớp từ 1,1 triệu đến hơn 4,8 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, giao dịch cũng tương đối ảm đạm, HNX-Index giằng co, rung lắc từ sớm và kết phiên xanh nhạt.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 72 mã tăng và 84 mã giảm, HNX-Index tăng 0,66 điểm (+0,22%), lên 301,32 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 33,3 triệu đơn vị, giá trị 724,66 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,22 triệu đơn vị, giá trị 1,98 tỷ đồng.

Hai cổ phiếu thanh khoản cao nhất sàn là SHS và PVS với 6,31 triệu và 5,76 triệu đơn vị khớp lệnh đều giảm, với SHS -1,2% xuống 15.900 đồng, PVS -2,2% xuống 27.300 đồng.

Cũng giảm điểm khác còn có PVC -2,2% xuống 22.100 đồng, CTB -4,2% xuống 25.000 đồng, APS -0,5%, ART -1,6%, NRC -0,6%, BII -1,6%, khớp lệnh từ 0,26 triệu đến 0,85 triệu đơn vị.

Trái lại, MAC +5% lên 8.400 đồng, AMV +5,2% lên 10.100 đồng, LDP +6,3% lên 16.800 đồng là những cổ phiếu tăng tốt nhất, trong đó, AMV khớp lệnh chỉ đứng sau SHS và PVS với 2,41 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu khác đáng kể như TNG, IDC, DVB tăng hơn 2%, SCG tăng 3,3%, trong khi CEO, IDJ tăng trên dưới 1,6%.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index tăng điểm ngay khi mở cửa, nhưng đã không giữ được sắc xanh này lâu, khi sau đó chìm nhanh xuống dưới tham chiếu đi xuống các mức thấp hơn trong phiên.

Trong khoảng 30 cổ phiếu thanh khoản cao nhất, thì ngoài BVB, ABB, PAS, DRI đứng tham chiếu, thì còn lại đều giảm, dù đa số chỉ giảm nhẹ.

Với BSR đảo chiều, giảm 0,8% xuống 23.800 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với 4,34 triệu đơn vị. Ngay phía sau là VHG với 1,4 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm 1,9% xuống 5.100 đồng.

Hai cổ phiếu giảm sâu nhất là LMH -12% xuống 6.600 đồng, khớp 1,16 triệu đơn vị và YBC -12,8% xuống 9.500 đồng, khớp 0,15 triệu đơn vị.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,73 điểm (-0,78%), xuống 92,9 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 14,9 triệu đơn vị, giá trị 273,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 17,97 triệu đơn vị, giá trị hơn 283,6 tỷ đồng, chủ yếu đến từ 17,8 triệu cổ phiếu VGT ở mức giá sàn, trị giá hơn 281,4 tỷ đồng.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục