Giao dịch chứng khoán chiều 6/7: Phiên rũ bỏ cần xảy ra đã xảy ra

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cú đánh úp bất ngờ trong ít phút cuối phiên khi lệnh bán rũ bỏ không bị ngăn cản bởi nghẽn lệnh đã khiến VN-Index lao thẳng đứng, mất hơn 56 điểm. Công ty Chứng khoán Mirea Asset có thể sẽ đúng khi nhận định rằng đầu tháng 7, VN-Index sẽ giảm về 1.200 điểm trước khi tăng trở lại.
Giao dịch chứng khoán chiều 6/7: Phiên rũ bỏ cần xảy ra đã xảy ra

Trong báo cáo đưa ra cuối tuần trước, Công ty Chứng khoán Mirea Asset Việt Nam cho biết, VN-Index đang giao dịch ở mức P/E 19,3 lần, gần tiệm cận đường trung bình cộng 2 độ lệch chuẩn (20x). Xem xét vùng đỉnh định giá trước đó được thiết lập vào tháng 4/2018 là tại mức P/E 22 lần, mức định giá hiện tại chỉ thấp hơn 14%.

Điều này cảnh báo thị trường có thể sẽ sớm có các đợt điều chỉnh khi mức định giá tăng lên 20x hoặc 21x. Nhịp điều chỉnh được kỳ vọng diễn ra trong tháng 7, trước khi thị trường có một khoảng thời gian để hấp thụ kết quả kinh doanh quý II. Nhịp điều chỉnh này có thể đẩy VN-Index về ngưỡng 1.200 điểm và đây là cơ hội mua tốt cho nhà đầu tư với tầm nhìn tăng trưởng trong 3 năm tới. Sau nhịp điều chỉnh, VN-Index có thể sẽ tăng điểm hướng về mức 1.500 điểm.

Dường như nhận định này đã đúng khi thị trường có 2 phiên giảm điểm trong tuần này, nhất là trong phiên giao dịch hôm nay (6/7).

Trong phiên giao dịch sáng, VN-Index đã thất bại khi thử thách lại ngưỡng 1.420 điểm và đóng cửa với sắc xanh nhạt. Tình trạng xanh vỏ đỏ lòng lại tiếp tục diễn ra khi VN-Index tăng điểm (ngay cả khi tiếp cận ngưỡng 1.420 điểm), nhưng số mã giảm giá chiếm thế áp đảo, cho thấy có tình trạng kéo trụ để xả hàng.

Điều này đã thành hiện thực trong phiên giao dịch chiều. Các trụ lớn tiếp tục được sử dụng để giữ VN-Index ở sát trên của tham chiếu trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch chiều trước khi lệnh bán rũ bỏ ồ ạt được tung vào trong những phút cuối phiên, đặc biệt là đợt khớp lệnh ATC, đẩy VN-Index lao thẳng xuống dưới ngưỡng 1.355 điểm khi mất hơn 56 điểm.

Phiên rũ bỏ này đã lấy đi thành quả của 16 phiên trước đó, xuống dưới đường trung bình 20 ngày (MA20) và là phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 19/1/2021.

Điểm đáng chú ý, dường như hệ thông mới vận hành trơn tru đã tạo điều kiện thuận lợi cho các phiên đạp mạnh như hôm nay khi không bị vướng vấn đề nghẽn, treo bảng điện tử.

Giai đoạn này giống với giai đoạn giữa tháng 1 khi VN-Index chinh phục mốc 1.200 điểm với những biến động trong biên độ hẹp. Sau nhiều phiên không vượt qua được ngưỡng kháng cự này, thị trường đã có phiên rũ bỏ 19/1. Sau đó thị trường tiếp tục đi xuống, xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm trước khi xác lập xu hướng tăng đầu tháng 2 tới nay.

Do vậy, nhận định của Mirea Asset về việc VN-Index có thể bị đẩy xuống ngưỡng 1.200 điểm trong nhịp điều chỉnh này cũng phần nào có cơ sở.

Đóng cửa, với 59 mã tăng và 350 mã giảm, VN-Index giảm 56,34 điểm (-3,99%) về 1.354,79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 803,15 triệu đơn vị, giá trị 28.673,13 tỷ đồng, giảm 2% về khối lượng, nhưng tăng 2% về giá trị so với phiên 5/7. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 29,64 triệu đơn vị, giá trị 1.728,9 tỷ đồng.

Áp lực bán mạnh khiến nhiều mã trong rổ VN30 quay đầu giảm điểm với 26 mã, trong đó có tới 7 mã giảm sàn gồm STB về 30.35 đồng, CTG về 48.500 đồng, MBB về 40.100 đồng, TCB về 54.000 đồng, TPB về 36.500 đồng , SSI về 52.600 đồng, VHM về 110.300 đồng.

Ngoài ra, các mã MWG, GAS, PLX, FPT, SBT, HDB, BID, HPG cũng đều giảm từ gần 6% trở lên. Rổ VN30 chỉ còn 3 mã tăng nhẹ là PNJ, VJC và NVL, VRE đứng giá.

Về thanh khoản, mặc dù HPG khớp lệnh mạnh nhất nhóm VN30 cũng như toàn sàn với 48,2 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm 6,3% về 48.000 đồng, nhưng các cổ phiếu ngân hàng mới thực sự hút mạnh tiều với STB và VPB lần lượt khớp 38,5 triệu và 33,2 triệu đơn vị. Các mã CTG, MBB và TCB khớp từ 22-26 triệu đơn vị.

Ở nhóm ngân hàng, các OCB, LPB, MSB cũng đều nằm sàn, riêng VIB đi ngược thị trường với mức tăng 0,6%.

Các nhóm cổ phiếu trụ khác như chứng khoán, dầu khí cũng hầu hết giảm sàn như SSI, HCM, VCI, PVD, PVT…

Về thanh khoản, mặc dù HPG khớp lệnh mạnh nhất rổ cũng như toàn sàn với 48,2 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm 6,3% về 48.000 đồng, nhưng các cổ phiếu ngân hàng mới thực sự hút mạnh tiều với STB và VPB lần lượt khớp 38,5 triệu và 33,2 triệu đơn vị. Các mã CTG, MBB và TCB khớp từ 22-26 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, số mã giảm sàn cũng la liệt hàng chục mã như DXG, HSG, ITA, HQC, AGR, IJC, GVR, SCR, HCM, DIG, AAA… Các mã này đều có thanh khoản cao, lượng khớp từ 6-16 triệu đơn vị.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay cũng giao dịch khá tích cực, nhưng mua ròng nhẹ về giá trị (bán ròng nhẹ về khối lượng) hơn 46 tỷ đồng. Trong khi đó, khối tự doanh công ty chứng khoán bán ròng mạnh hơn 256 tỷ đồng với lượng bán ròng lớn đều nằm ở các mã trụ như TCB, VPB, HPG, VIC, VRE, VCB.

Trên sàn HNX, lực bán rũ bỏ cũng diễn ra như trên sàn HOSE, dù không mạnh bằng, nhưng cũng khiến chỉ số này có phiên giảm mạnh nhất 1 tháng.

Đóng cửa, với 57 mã tăng và 176 mã giảm, HNX-Index giảm 9,25 điểm (-2,28%) về 318,51 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 167,48 triệu đơn vị, giá trị 4.134,72 tỷ đồng, tăng 21% về khối lượng và 24% về giá trị so với phiên 5/7. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 8,17 triệu đơn vị, giá trị 247,68 tỷ đồng.

Rổ HNX30 cũng chỉ còn 2 mã tăng nhẹ là VC3 và DDG, DHT đứng giá, còn lại đều giảm điểm. Trong đó, các mã PVS, NVB, HUT, PVC, NDN, NBC, VMC… giảm từ 6-8%; các mã SHS, MBS, BVS và TNG giảm sàn (-9,8%).

Các mã VND, ART, APS, BSI, TVB… cũng giảm kịch biên độ.

Về thanh khoản, SHB khớp lệnh 38,64 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn và chỉ giảm nhẹ 0,3% về 29.000 đồng. PVS khớp lệnh cao thứ 2 với 16,36 triệu đơn vị, giảm 7,4% về 25.000 đồng.

Các mã SHS, VND, NVB, KLF, ART, MBS, CEO, HUT khớp từ 4-10 triệu đơn vị.

BII đi ngược thị trường với mức tăng trần lên 7.800 đồng (+9,9%) và khớp 4,4 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, áp lực chung khiến chỉ số sàn này cũng quay đầu giảm trong thời gian cuối phiên, cho dù tăng điểm trong suốt thời gian trước đó.

Đóng cửa, với 54 mã tăng và 112 mã giảm, UPCoM-Index giảm 1,41 điểm (-1,55%) về 89,7 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 90,22 triệu đơn vị, giá trị 1.686,8 tỷ đồng, tăng 16% về khối lượng và 11% về giá trị so với phiên 5/7. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 4,8 triệu đơn vị, giá trị hơn 91 tỷ đồng.

Theo đó, hàng loạt cổ phiếu BSR, BVB, SBS, AAS, KHB, KSH, C4G đứng tham chiếu, với BSR khớp lệnh cao nhất với hơn 8,97 triệu đơn vị.

Tăng đáng kể có VGT +3% lên 20.400 đồng, ABB +2,1% lên 24.300 đồng, EVF +8,1% lên 13.300 đồng, BTN +9,5% lên 4.600 đồng…

Trong số 15 mã có thanh khoản cao nhất từ hơn 1 triệu đơn vị, chỉ có EVF là tăng điểm (+4,1% lên 12.800 đồng), còn lại đều giảm điểm, trong đó AAS giảm sàn về 14.100 đồng (-14,5%), khớp lệnh 3,29 triệu đơn vị.

BSR là mã thanh khoản cao nhất sàn với 20,8 triệu đơn vị được sang tên, giảm 6,4% về 18.900 đồng. VGT đứng thứ 2 với 8,59 triệu đơn vị, giảm 3,5% về 19.100 đồng.

Các mã ABB, BVB, SBS, HHV khớp từ 3-5 triệu đơn vị, mức giảm từ 4-11%.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm, trong đó hợp đồng đáo hạn gần nhất là VN30F2107 giảm 67 điểm (-4,3%) về 1.501 điểm, khớp lệnh cao nhất với 209.073 đơn vị, khối lượng mở 30.461 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, mã CTCH2103 dẫn đầu thanh khoản với khối lượng khớp lệnh 441.100 đơn vị, kết phiên giảm 17,2% về 770 đồng/CQ; tiếp theo là CNVL2102 khớp 435.600 đơn vị và giảm 4,9% về 3.320 đồng/CQ.

N.Tùng

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục