Tiếp đà tích cực từ phiên trước đó, VN-Index sớm bật tăng ngay khi mở cửa phiên 21/5 khi nhóm cổ phiếu lớn có sự đồng thuận cao. Tuy vậy, đà tăng này không giữ được lâu khi VN-Index tiến sát vùng cản mạnh 860 điểm và chỉ số dần hạ nhiệt.
Trong phiên chiều, sức ép còn lớn hơn khiến hàng loạt mã trụ quay đầu giảm điểm. Lúc này, đà tăng của VN-Index đã chững hẳn lại, thậm chí đã lùi xuống sất tham chiếu trước khi bước vào đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC).
Trong đợt ATC, đột biến đã xảy ra với yếu tố mang tên PHÁI SINH. Theo đó, hôm nay là ngày đáo hạn hợp đồng tương lai VN30F2005. Lình xình như VN-Index trong gần như suốt phiên giao dịch hôm nay, nhưng trong đợt ATC, một số cổ phiếu lớn trong VN30 đã được kéo tăng mạnh, kéo VN30-Index tăng hơn 1,5%, qua đó kéo hợp đồng VN30F2005 lên thẳng mức giá trần.
Việc nhà đầu tư kéo giá phái sinh đã giúp VN-Index hưởng lợi, khi cũng được đẩy theo phương thẳng đứng lên mức cao nhất ngày khi đóng cửa, vượt qua mốc 860 điểm mà chỉ số này liên tục chinh phục thất bại trong ngày.
Đóng cửa, với 176 mã tăng và 172 mã giảm, VN-Index tăng 9,82 điểm (+1,15%) lên 862,73 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 329,91 triệu đơn vị, giá trị 5.395 tỷ đồng, tăng 24% về khối lượng và 22% về giá trị so với phiên 20/5. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 28,67 triệu đơn vị, giá trị 575,7 tỷ đồng.
Nhờ sức cầu tốt nên rổ VN30 chỉ còn 2 mã giảm nhẹ là VRE và CTD, trong khi có tới 24 mã tăng. Đáng chú ý, HDB và EIB tăng kịch biên độ lên tương ứng 25.050 đồng và 17.400 đồng, khớp lệnh lần lượt 1,12 triệu và 0,96 triệu đơn vị và bên bán trắng lệnh.
Cùng góp công vào đà tăng của chỉ số còn phải kể đến TCB, CTG, SAB, VCB, VJC, GAS, VIC, VNM, VHM, BVH… với mức tăng từ 1-3%, riêng TCB tăng 4,5%. Trong các mã này, không nhiều mã giữ được đà tăng ổn định nhất trong suốt phiên như VCB, VIC, SAB, BID.
Bên cạnh vai trò bệ đỡ về điểm số, cổ phiếu bluechips cũng là nhóm giao dịch mạnh nhất, trong đó nổi bật là ROS với 46,4 triệu đơn vị được khớp lệnh. ROS cũng là mã có biên độ dao động giá lớn nhất sàn khi liên tục đổi sắc từ trần đến sàn. Kết phiên, mã này về được tham chiếu 3.620 đồng.
Các mã có thanh khoản mạnh khác từ 6-11 triệu đơn vị là HPG, CTG, STB, MBB và VPN, tất cả đều tăng điểm.
Tại nhóm cổ phiếu thị trường, diễn biến phân hóa khá rõ nét, thanh khoản không quá cao, phổ biến từ 1-4 triệu đơn vị như FLC, LDG, HAG, AMD… Trong đó, TTB, VOS tăng trần lên 3.740 đồng và cũng là phiên trần thứ 2 trong chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp, khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị. Ngược lại, LMH có phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp trong chuỗi 4 phiên giảm, khớp lệnh 0,66 triệu đơn vị và dư bán sàn 3,6 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số sàn này chìm trong sắc đỏ ngay khi mở cửa trước sức ép lớn tại nhóm cổ phiếu trụ. Mặc dù sức cầu cải thiện mạnh, song vẫn chưa đủ để đưa chỉ số giảm nhẹ hơn.
Đóng cửa, với 66 mã tăng và 86 mã giảm, HNX-Index giảm 1,21 điểm (-1,13%), xuống 105,74 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 71,77 triệu đơn vị, giá trị gần 756 tỷ đồng, tăng hơn 47% về khối lượng và 62% về giá trị so với phiên 20/5. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,6 triệu đơn vị, giá trị 101,6 tỷ đồng.
ACB, CEO, TNG, VCS là những bluechips hiếm hoi tăng điểm, trong đó ACB +0,9% lên 22.400 đồng và CEO +2,67% lên 7.700 đồng, còn lại đa phần giảm điểm, tạo áp lực lớn lên chỉ số.
Tương tự ROS, mã SHB cũng là tâm điểm giao dịch trên HNX với lượng khớp 26,26 triệu đơn vị. Liên tục bị xả mạnh khiến mã này đo sàn ngay khi mở cửa, kết phiên đã thoát mức giá sàn, nhưng vẫn giảm mạnh 8,4% về 12.000 đồng.
Ngoài SHB, một số mã có thanh khoản cao khác như HUT, PVS và ACB khi khớp từ 4-6 triệu đơn vị, các mã CEO, KLF, TNG và SHS khớp từ 1-2 triệu đơn vị.
Trên sàn UPCoM, sắc xanh được duy trì trong suốt phiên giao dịch, cho dù rung lắc tương đối mạnh, thanh khoản giảm mạnh.
Đóng cửa, với 107 mã tăng và 69 mã giảm, UpCoM-Index tăng 0,3 điểm (+0,55%) lên 54,31 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 15,35 triệu đơn vị, giá trị 254 tỷ đồng, giảm 17% về khối lượng và 44% về giá trị so với phiên 20/5. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,76 triệu đơn vị, giá trị 39,4 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu lớn trên sàn này diễn biến phân hóa, với sắc xanh của LPB, VIB, VEA, QNS, CTR…, sắc đỏ của VGI, ACV, VCR, VLC…, trong khi BSR, OIL, DVN, LTG, VRG, MPC… đứng giá tham chiếu.
VOC tăng trần lên 13.400 đồng.
BSR thanh khoản cao nhất sàn với 2,04 triệu đơn vị. Ngoài ra, còn có thêm 2 mã đạt thanh khoản trên 1 triệu đơn vị là LPB và VGI.
Trên thị trường phái sinh, như đã nói ở trên, trong khi 3 hợp đồng còn lại giảm điểm thì hợp đồng VN30F2005 đáo hạn ngày 21/5 được kéo thẳng lên mức trần 864 điểm, nhưng thanh khoản hôm nay thấp hơn nhiều so với mức trung bình khi chỉ có 90.311 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 17.548 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, số mã giảm tương đương số mã tăng khi đều là 19 mã, trong đó có 2 mã tăng trần là CVPB2005 và CVMN2003. Mã có thanh khoản tốt nhất là CHPG2004 là với 454.010 đơn vị, đóng cửa giảm 1,3% về 30,4 đồng.