Tại thị trường trong nước, giá vàng bám sát đà tăng của thị trường quốc tế, được điều chỉnh tăng mạnh trong ngày.
Vàng SJC lúc đầu ngày mua vào - bán ra ở 33,84 - 34,06 triệu đồng/lượng, tăng 90.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều so với ngày hôm qua. Về cuối ngày, giá được điều chỉnh tăng thêm 30.000 đồng/lượng mỗi chiều, mua vào - bán ra ở mức 33,87 - 34,09 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu lúc đầu ngày niêm yết ở 31,59 - 32,04 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 230.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều so với ngày hôm qua. Về cuối ngày, giá vàng bất ngờ bị điều chỉnh giảm 230.000 đồng/lượng mỗi chiều, giao dịch ở mức 31,36 - 31,81 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường tự dó, Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 22.330 - 22.410 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 30 đồng mỗi chiều so với ngày hôm qua.
Trên thị trường tự do, USD hiện giao dịch ở 22.360 - 22.390 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với ngày hôm qua.
Trong phiên Á hôm nay, giá vàng nối tiếp đà tăng từ phiên Mỹ trước đó, dù mức tăng không lớn.
Trên sàn Hong Kong, giá vàng mở cửa ở 1.168,90 USD/ounce, sau khi mở phiên, giá vàng nhích dần đều và đóng cửa ở 1.174 USD/ounce, tăng 5,1 USD/ounce so với giá mở cửa.
Trên sàn New York, giá vàng mở cửa ở 1.156,50 US/ounce, sau khi mở phiên, giá vàng giữ xu hướng tăng, đóng cửa ở mức đỉnh 1.168,90 USD/ounce, tăng 12,4 USD/ounce so với giá mở cửa và tăng 5 USD/ounce so với đóng cửa phiên trước đó.
Giá vàng giao sau tháng 12 trên sàn Comex tăng 1 USD/ounce, đóng cửa ở 1.156,50 USD/ounce so với giá mở cửa.
Các thông tin kinh tế không tích cực từ Trung Quốc làm trầm trọng thêm mối lo ngại về tình trạng “sức khỏe” của nền kinh tế Đại lục nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Đây là động lực giúp vàng lấy lại được sức bật sau phiên giảm trước đó.
Theo số liệu từ cơ quan hải quan Trung Quốc, nhập khẩu trong tháng 9 của nước này tiếp tục giảm 17,7%, sau khi giảm 14,3% trong tháng 8. Đây đã là tháng giảm thứ 11 liên tiếp của lĩnh vực nhập khẩu, thê hiện nhu cầu tiêu thụ nội địa giảm sút cũng như áp lực từ việc giá hàng hóa sụt giảm. Bên cạnh đó, xuất khẩu trong tháng 9 của Trung Quốc cũng giảm 1,1%.
Theo ước tính của các chuyên gia, tăng trưởng GDP trong quý III/2015 của Trung Quốc sẽ lần đầu tiên kể từ khủng hoảng kinh tế xuống dưới 7%. Điều này sẽ đặt thêm gánh nặng lên giới chức Trung Quốc, khi họ đang phải nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm kích thích kinh tế tăng trưởng.