Giá kim loại đang có xu hướng giảm mạnh nhất kể từ Đại suy thoái

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Giá kim loại công nghiệp đang đi theo hướng mức giảm mạnh nhất trong quý kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi giá cả bị ảnh hưởng bởi những lo lắng về suy thoái.
Giá kim loại đang có xu hướng giảm mạnh nhất kể từ Đại suy thoái

Đồng đã rơi vào thị trường giá xuống từ mức kỷ lục cách đây 4 tháng, trong khi thiếc vừa giảm 21% trong tuần qua và là mức giảm trong tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng những năm 1980.

Đó là một sự đảo ngược đáng kể so với hai năm qua khi giá kim loại tăng mạnh trong làn sóng lạc quan sau khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng cũng như các dự đoán lạm phát và những khó khăn về nguồn cung. Trong khi đó, lạm phát đang duy trì ở mức cao và nguồn cung vẫn còn eo hẹp. Tuy nhiên, giá đang giảm mạnh do lo ngại về sự suy giảm hoạt động công nghiệp ở các nền kinh tế lớn cộng với nhu cầu sụt giảm ở Trung Quốc.

Đối với một kim loại sử dụng trong mọi thứ như đồng, từ máy móc công nghiệp nặng đến thiết bị điện tử tiên tiến khiến thị trường đồng có liên kết chặt chẽ với sự chuyển dịch kinh tế và sự thoái lui, điều này cho thấy tín hiệu từ các thị trường hàng hóa rằng nỗ lực kiểm soát giá trở lại đang đạt được một số thành công ban đầu. Diễn biến của giá kim loại đã trở nên tồi tệ ngay cả khi việc đóng cửa do Covid-19 của Trung Quốc bắt đầu giảm bớt và có dấu hiệu cho thấy các nhà giao dịch ở đó đang đặt cược giá đồng sẽ còn tiếp tục giảm.

Đồng đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực

Đồng đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực

“Ngay cả khi Trung Quốc phục hồi trong nửa cuối năm, họ sẽ không thể một mình thúc đẩy giá trở lại mức cao mới vì thời kỳ đó đã qua rồi. Nếu các nền kinh tế lớn khác đang tiến tới suy thoái, thì Trung Quốc cũng sẽ không tăng trưởng với tốc độ đặc biệt”, Amelia Xiao Fu, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại BOCI Global Commodities cho biết.

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đang bị thu hẹp và các công cụ đo lường của S&P Global hôm 23/6 cho thấy sản lượng sản xuất của châu Âu đã thu hẹp lần đầu tiên sau hai năm, trong khi sản lượng của Mỹ đạt mức thấp nhất trong 23 tháng. Mặc dù vậy, mức độ bán tháo đang gia tăng đối với đồng và các kim loại công nghiệp khác cho thấy rằng các nhà đầu tư đang đặt cược vào nhu cầu giảm mạnh hơn nhiều trong những tuần tới.

Đồng đã chạm mức thấp nhất trong 16 tháng là 8.122,50 USD/tấn trên Sàn giao dịch kim loại London vào ngày 24/6, với mức giảm 11% cho đến nay vào tháng 6 và là một trong những mức giảm hàng tháng lớn nhất trong 30 năm qua.

Các kim loại từ nhôm đến kẽm cũng lao dốc và chỉ số Bloomberg Industrial Metals Spot Subindex đang giảm 26% trong quý này, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ cuối năm 2008. Thiếc đã giảm hơn một nửa so với mức đỉnh hồi tháng 3.

Kim loại đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với các mặt hàng khác như cây trồng và năng lượng – vì nguồn cung cấp và thương mại cây trồng và năng lượng bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi xung đột Nga và Ukraine. Chỉ số Bloomberg Energy Spot Subindex tăng 10% kể từ cuối tháng 3, trong khi chỉ số nông nghiệp giảm 9,7% trong cùng kỳ.

Tuy nhiên, đồng và một số thị trường kim loại khác vẫn đang phải đối mặt với một số điều kiện nguồn cung thắt chặt nhất từ ​​trước đến nay. Với việc hàng tồn kho đang giảm dần trên toàn cầu và ít có dấu hiệu về nguồn cung mới đáng kể, ngay cả những bên lạc quan về giá đồng như Goldman Sachs cũng cảnh báo rằng nhu cầu tiêu hủy có thể là cần thiết để giúp giảm bớt căng thẳng.

Xu hướng giảm của kim loại công nghiệp bắt đầu vào đầu tháng này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản, đồng thời cảnh báo rằng nỗ lực đưa lạm phát trở lại trong tầm kiểm soát có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, việc bán tháo đã tăng nhanh vào tuần trước ngay cả khi các nhà đầu tư ở các thị trường khác bắt đầu định giá vào thời điểm kết thúc sớm hơn chu kỳ tăng lãi suất của Fed.

Fed đã cảnh báo rằng họ có rất ít ảnh hưởng đối với các động lực từ phía cung đã tạo cơ sở cho sự gia tăng của các mặt hàng như dầu thô, trong khi nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng và thực phẩm sẽ vẫn phục hồi khi áp lực lên tài chính của người tiêu dùng tăng lên.

Nhưng việc Fed tăng lãi suất có thể có tác động tức thì hơn nhiều đến chi tiêu tùy ý và có khả năng chấm dứt sự bùng nổ nhu cầu kim loại trong các lĩnh vực như bất động sản, sản xuất xe hơi và hàng hóa lâu bền. Và với việc các nhà sản xuất phải đối mặt với chi phí đi vay ngày càng tăng, cũng có những rủi ro ngày càng tăng đối với nhu cầu trong các lĩnh vực như xây dựng và máy móc công nghiệp vốn chiếm một phần chính trong tổng mức sử dụng.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục