Giá dầu lên mức cao nhất trong 10 tháng qua, trong khi cao su lên mức cao nhất trong 1 tuần qua và giá đậu tương tăng 2,5%.
Các mặt hàng này tăng giá một phần do đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác và chỉ số chứng khoán khu vực châu Á Thái Bình Dương MSCI Asia Pacific Index tăng 2,5% - mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ 14/7.
Trước đó, chỉ số Standard & Poor’s 500 của Mỹ cũng đã lên mức cao nhất kể từ 10/2008 sau khi nước này công bố doanh số bán nhà đang sử dụng tăng lên mức cao nhất trong gần hai năm qua.
“Vẫn còn một câu hỏi lớn đặt ra là nền kinh tế Mỹ đã thực sự bắt đầu phục hồi hay chưa. Tuy nhiên, với những tín hiệu tốt như vừa qua, thì các tay buôn hàng hoá lại đã quay trở lại với thị trường”, Ghee Peh - trưởng bộ phận nghiên cứu lĩnh vực vực khai khoáng châu Á của Công ty chứng khoán UBS Securities Asia Ltd. tại Hong Kong nói.
Trên sàn giao dịch kim loại
Giá dầu giao tháng 10 hôm 24/8 tăng 46 cents (+0,6%) lên 74,35 USD/thùng. Tới đầu giờ sáng 25/8 (giờ Việt
Cổ phiếu khu vực châu Á mở đầu tuần mới tăng rất mạnh và được dẫn dắt bởi các mã thuộc ngành sản xuất hàng hoá.
Cổ phiếu châu Á tăng một phần rất lớn là theo đà tăng điểm của chứng khoán Mỹ trong phiên cuối tuần trước sau khi Mỹ công bố một số chỉ số kinh tế tích cực và Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Ben S. Bernanke cho biết nền kinh tế toàn cầu “đang bắt đầu hồi phục” từ suy thoái.
Các thông tin kinh tế tích cực đã làm suy giảm nhu cầu đối với đồng USD như một kênh đầu tư an toàn và khiến đồng tiền của Mỹ giảm so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác.
Đồng USD giảm xuống chỉ còn 1 Euro = 1,4337 USD, so với mức đóng cửa ngày 21/8 là 1 Euro = 1,4326.
Đồng Euro tăng còn do một dự báo cho thấy các đơn đặt hàng công nghiệp tháng 6 tại khu vực châu Âu sẽ giảm ở mức thấp nhất.
Theo một số chuyên gia, giá hàng hoá tăng mạnh chủ yếu do tác động của sự hồi phục trên các thị trường chứng khoán chứ không phải do cán cân cung-cầu.