Giá có thể hạ nhiệt, nhưng vàng chưa hết “hot”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đà tăng của vàng được cho là sẽ hạ nhiệt trong quý III/2020, nhưng vẫn giữ giá trị và thanh khoản cao.
Giá có thể hạ nhiệt, nhưng vàng chưa hết “hot”

Giá vàng đã ở mức kỷ lục tới 2.000 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 5/7 tại New York. Còn tại Việt Nam, giá vàng trong nước chiều ngày 10/8 giảm mạnh trong khi thị trường thế giới chỉ điều chỉnh nhẹ.

Cụ thể, lúc 15h (giờ Việt Nam), mỗi ounce có giá 2.032 USD, giảm 2 USD so với lúc mở cửa. Quy đổi tiền Việt, mỗi lượng vàng quốc tế tương đương 57 triệu đồng, thấp hơn giá bán trong nước 1,1 triệu đồng/lượng.

Như vậy, do vàng SJC điều chỉnh giảm với tốc độ nhanh hơn nhiều so với thế giới nên mức chênh lệch giữa 2 thị trường được thu hẹp đáng kể, trong khi cuối tuần qua, con số này lên đến 4,5 triệu đồng/lượng.

Thực tế cho thấy, sự bất ổn về kinh tế là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư trú ẩn vào vàng khiến nhu cầu về vàng tăng, đẩy giá vàng tăng lên.

Ðồng thời, cũng do dịch bệnh, chính phủ và ngân hàng trung ương nhiều nước đưa ra những gói kích thích kinh tế rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ USD, khiến lợi nhuận từ trái phiếu chính phủ ngày càng giảm.

Theo giới chuyên gia, trong thời gian tới, nhiều nền kinh tế sẽ hạ lãi suất thấp hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 còn hoành hành. Ðiều này sẽ khiến nhu cầu tích trữ những tài sản mang tính phòng thủ như vàng càng tăng cao.

Mặt khác, việc số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh đã dấy lên nỗi lo cho các quốc gia về việc có nên mở cửa nền kinh tế sớm hơn hay không. Thực tế này phần nào ảnh hưởng tới lòng tin của giới đầu tư về một nền kinh tế nhanh chóng hồi phục.

“Khi các nhà đầu tư đổ xô tìm nơi an toàn để giữ tiền trước những lo ngại về bệnh dịch và sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, vàng đã tăng gần 35% giá trị từ đầu năm đến nay, vượt xa mức tăng của một số cổ phiếu bluechip công nghệ”, theo tổng hợp của Nasdaq.

Có thể thấy, sức hấp dẫn của vàng là hệ quả của việc dịch bệnh chưa được khống chế, trong khi các gói cứu trợ vẫn tiếp tục được bơm ra và các khoản đầu tư mạo hiểm khác (ví dụ chứng khoán) có phần chững lại.

Với bối cảnh đó, không khó để giải thích động thái tăng mua vào của đa số các quỹ đầu tư vàng lớn trên thế giới khi kỳ vọng giá vàng sẽ còn tăng cao.

Theo Exness, việc thị trường tài chính quốc tế biến động khiến các giao dịch vàng tăng vọt trong tháng 7/2020, qua đó đẩy giá kim loại quý này tăng mạnh.

Tuy nhiên, đà tăng có thể sẽ chậm lại vào cuối quý III/2020 khi hợp đồng tháng 8/2020 và hợp đồng tương lai tháng 8/2021 có sự chênh lệch khoảng 2,5%.

Ðược biết, Exness hiện sở hữu các chứng nhận FCA, CySEC và FSA, có 135.000 khách hàng trên toàn thế giới và khối lượng giao dịch đạt 585 tỷ USD mỗi tháng.

“Vàng từ lâu đã là tài sản trú ẩn được ưa chuộng trong bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội bất ổn, lãi suất thấp và USD mất giá. Dẫu vậy, việc ‘gom’ vàng vẫn là câu hỏi ngỏ, cho dù các nhà đầu tư không sử dụng USD có thể có lợi khi mua vàng hơn. Trong quý III/2020 cũng như thời gian tới, có thể giá vàng sẽ hạ nhiệt, nhưng về cơ bản, vàng vẫn là tài sản có tính thanh khoản và giá trị cao”, Exness nhận định.

Hà An

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục