Trung Quốc là quốc gia đang bị “đổ lỗi” cho việc đẩy giá cả hàng hóa trên toàn cầu sụt giảm vì tốc độ tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Đây cũng là quốc gia được hưởng lợi lớn nhất khi giá cả rẻ đi.
Theo Kenneth Courtis, cựu phó chủ tịch Goldman Sachs Group tại châu Á, mỗi năm, Trung Quốc tiết kiệm được 460 tỷ USD vì giá nguyên liệu rẻ, trong đó khoảng 320 tỷ USD đến từ giá dầu và phần còn lại tới từ năng lượng khác, kim loại, than đá và hàng hóa nông nghiệp.
Điều này được thể hiện tại lạm phát giá tiêu dùng thấp và người tiêu dùng có thể mua được nhiều món hàng hơn với cùng ngân sách. Các công ty sản xuất tại Trung Quốc có lẽ còn không đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận thấp như năm nay nếu giá nguyên vật liệu không rẻ tới vậy”, Louis Kuijs, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á của Oxford Economics Ltd cho biết.
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc
Cũng theo thông tin từ Bộ Thương Mại Trung Quốc trong tháng này, Trung Quốc đã tiết kiệm được 188 tỷ USD nhập khẩu trong năm ngoái nhờ rỏ 10 nguyên liệu từ đậu nành cho tới khí đốt giảm.
“Việc này làm giảm chi phí của các công ty nội địa và thúc đẩy hiệu quả sản xuất, kinh doanh”, người phát ngôn Bộ Thương Mại cho biết.
Bên cạnh đó, việc giá cả hàng hóa sụt giảm cũng giúp các nhà chính sách Trung Quốc có thêm khoảng không để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng của nền kinh tế, vốn đang ở mức chậm nhất 25 năm qua.
Việc giá hàng hóa nhập khẩu giảm cũng giúp thặng dư thương mại của quốc gia này lên mức 594,5 tỷ USD trong năm ngoái, giúp hạn chế bớt tổn thất vì dòng tiền ồ ạt tháo chạy khỏi Đại lục khi nhân dân tệ mất giá.
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường tương lai