Tranh chấp này liên quan đến nguồn cung cấp khí đốt từ Nga và giá bán cho Ukraine đã diễn ra suốt năm 2014, nghiêm trọng đến mức đã xảy ra xung đột giữa các phe phái thuộc Ukraina và lực lượng ly khai thân Nga, ước tính làm thiệt mạng 5.600 người.
“Gói cứu trợ mùa đông” giữa Kiev và Moscow được Hội đồng Châu Âu (EC) thực hiện đang rơi vào trạng thái báo động vì cuộc tranh chấp này, khi không ai chịu đứng ra trả tiền khí đốt cho các khu vực có quân nổi dậy.
Trong một thông cáo của mình, Gazprom khẳng định các khoản trả trước về khí đốt của Ukraine chỉ đủ cho 219 triệu m3 khí đốt, tương đương với 2 ngày sử dụng. Nếu Ukraina không trả nốt các khoản còn lại, Nga buộc phải ngừng cung cấp dầu cho Ukraine.
Trên thực tế, Gazprom đã từng ngừng cung cấp dầu từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2014 với lí do Ukraine vẫn chưa trả các khoản mua trước đó.
“Điều này gây ra rủi ro nghiêm trọng đến việc vận chuyển khí đốt cho châu Âu”, Gazprom cho biết.
Trong khi đó, Naftogaz, công ty dầu khí quốc gia của Ukraine, lại buộc tội Gazprom vì đã không vận chuyển số khí đốt mà họ đã trả trước đó, vì vậy họ không thể trả các khoản trả trước khác mà không được đảm bảo chắc chắn rằng Moscow sẽ tuân theo gói cứu trợ mùa đông đã được thông qua vào tháng 10/2014 tại Brussels.
Trong một tuyên bố, Naftogaz cho biết họ “sẽ trả các khoản phụ phí cho nguồn cung khí đốt đến từ Nga chỉ khi Gazprom đảm bảo họ có thể tuân theo đúng hợp đồng đã kí trước đó”.
Tuyên bố này còn cho biết Gazprom đã cung cấp ít hơn một nửa so với yêu cầu khí đốt phải cấp cho Naftogaz hàng ngày mà Naftogaz đã trả trước, theo các báo cáo vận chuyển ngày Chủ nhật và thứ Hai vừa rồi.
“Chúng tôi vẫn đang chờ một câu trả lời chính thức từ phía Nga về vấn đề này, nhưng Gazprom không đưa ra được bất kì lời giải thích nào”, Naftogaz cho biết.
Sơ đồ các đường ống vận chuyển dầu - khí từ Nga qua lãnh thổ Ukraine
Trong một diễn biến khác, phát ngôn viên của EC, bà Anna-Kaisa Itkonen cho rằng Brussels không lo ngại về những tranh chấp này, khi nửa cuối năm 2014, tranh chấp giữa Kiev và Moscow không ảnh hưởng gì đến việc vận chuyển khí đốt đến châu Âu thông qua Ukraina.
“Hiện tại thì lưu lượng vận chuyển khí đốt tới EU vẫn bình thường, vì vậy chúng tôi cho rằng các tranh chấp kia không ảnh hưởng gì”, bà Anna cho biết.
Một phần ba nhu cầu khí đốt của châu Âu đến từ Nga, và một nửa trong số đó phải vận chuyển thông qua Ukraine.