G7 đạt được thỏa thuận lịch sử về thuế đối với các tập đoàn đa quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Bảy (5/6), G7 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng nhằm đóng các lỗ hổng thuế xuyên biên giới mà một số công ty lớn nhất thế giới đang sử dụng.
Các Bộ trưởng tài chính G7 trong cuộc họp ở Anh Các Bộ trưởng tài chính G7 trong cuộc họp ở Anh

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tạo động lực mới cho cuộc đàm phán bị đình trệ bằng cách đề xuất mức thuế công ty toàn cầu tối thiểu là 15%, cao hơn mức ở các nước như Ireland nhưng dưới mức thấp nhất trong G7.

G7 cho biết, họ sẽ hạ mức thuế của các tập đoàn toàn cầu xuống tối thiểu ít nhất là 15%, đồng thời đưa ra các biện pháp để đảm bảo nộp thuế tại các quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động.

Đây là lần đầu tiên các bộ trưởng đã gặp mặt trực tiếp tại Luân Đôn kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19.

"Sau nhiều năm thảo luận, các bộ trưởng tài chính G7 đã đạt được một thỏa thuận lịch sử nhằm cải cách hệ thống thuế toàn cầu để phù hợp với kỷ nguyên kỹ thuật số toàn cầu", Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak nói với các phóng viên.

Thỏa thuận này có thể là nền tảng của một hiệp ước toàn cầu vào tháng tới nhằm chấm dứt cuộc chạy đua giảm thuế kéo dài hàng thập kỷ, trong đó các quốc gia đã cạnh tranh để thu hút các công ty khổng lồ với mức thuế suất và miễn trừ cực thấp, khiến ngân sách thâm hụt hàng trăm tỷ đô la.

Theo Reuters, các bộ trưởng G7 cho biết, họ sẽ cam kết mức thuế tối toàn cầu tối thiểu ít nhất là 15% trên cơ sở từng quốc gia.

"Chúng tôi cam kết đạt được một giải pháp công bằng về phân bổ quyền đánh thuế, với các quốc gia thị trường được trao quyền đánh thuế đối với ít nhất 20% lợi nhuận với biên độ 10% cho các doanh nghiệp đa quốc gia lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất", văn bản cho biết thêm.

Các bộ trưởng cũng đồng ý hướng tới việc yêu cầu các công ty tuyên bố tác động môi trường của họ theo cách tiêu chuẩn hơn để các nhà đầu tư có thể dễ dàng quyết định xem đầu tư vào các công ty này hay không, đây cũng là một mục tiêu quan trọng của Anh.

Các quốc gia giàu có đã phải vật lộn với vấn đề này trong nhiều năm để đồng ý tăng thuế từ các công ty đa quốc gia lớn như Google, Amazon và Facebook, những công ty thường ghi nhận lợi nhuận trong các khu vực pháp lý nơi họ trả ít hoặc không phải trả thuế.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục