Đây là tiết lộ của công trình nghiên cứu của Đại học Havard về ExxonMobil được đăng trên tạp chí Environmental Research Letters.
Bản phân tích gần 200 tài liệu trong suốt nhiều thập kỷ cho thấy 80% các nghiên cứu khoa học và bản ghi nhớ nội bộ của ExxonMobil đều thừa nhận việc Trái Đất ấm lên là có thật và do con người gây ra.
Tuy nhiên, tỷ lệ bài viết tương tự trên các tờ báo lớn trong cùng giai đoạn lại thể hiện sự hoài nghi lớn về sự thật vốn được chấp nhận rộng rãi này.
Nghiên cứu cũng dẫn chứng các tính toán của của ExxonMobil rằng việc giữ cho mức tăng nhiệt độ của Trái Đất dưới 2 độ C sẽ hạn chế lượng nhiên liệu được sử dụng, qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng của công ty này.
Cả hai phát hiện trên đều liên quan đến cuộc điều tra mà công tố liên bang cùng với Ủy ban Chứng khoán và hối đoái Mỹ tiến hành về việc liệu ExxonMobil có lừa dối các nhà đầu tư về cách thức tính toán nguy cơ từ biến đổi khí hậu hay không.
Trước đó, hãng tin InsideClimate News đã công bố các tài liệu nội bộ của ExxonMobil và đưa ra kết luận tương tự.
Đáp lại, nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất nước Mỹ đã bác bỏ việc đứng sau chiến dịch thông tin sai lệch suốt 4 thập kỷ qua.
Hãng này khẳng định không hề "ỉm đi" nghiên cứu về biến đổi khí hậu và nhận thức được những nguy cơ này là có thực. Công ty này chỉ trích các nhà báo chỉ lựa chọn các số liệu gây bất lợi cho họ.
Theo Geoffrey Supran, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard và là đồng tác giả công trình nghiên cứu trên, thông qua các phương pháp khoa học xã hội, các nhà nghiên cứu đã tìm ra sự khác biệt một cách có hệ thống giữa những gì mà Exxon phát biểu về biến đổi khí hậu trong nội bộ, giới học thuật với dư luận.
Năm 1979, khi biến đổi khí hậu chỉ mới được thông báo đến dư luận, Exxon đã báo động ngay trong nội bộ. Bản ghi nhớ nội bộ năm đó nêu rõ rằng theo một giả thuyết được chấp nhận rộng rãi, nguyên nhân làm tăng lượng khí thải CO2 là do việc đốt nhiên liệu.
Bản phân tích gần 200 tài liệu trong suốt nhiều thập kỷ cho thấy 80% các nghiên cứu khoa học và bản ghi nhớ nội bộ của ExxonMobil đều thừa nhận việc Trái Đất ấm lên là có thật và do con người gây ra.
Tuy nhiên, tỷ lệ bài viết tương tự trên các tờ báo lớn trong cùng giai đoạn lại thể hiện sự hoài nghi lớn về sự thật vốn được chấp nhận rộng rãi này.
Nghiên cứu cũng dẫn chứng các tính toán của của ExxonMobil rằng việc giữ cho mức tăng nhiệt độ của Trái Đất dưới 2 độ C sẽ hạn chế lượng nhiên liệu được sử dụng, qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng của công ty này.
Cả hai phát hiện trên đều liên quan đến cuộc điều tra mà công tố liên bang cùng với Ủy ban Chứng khoán và hối đoái Mỹ tiến hành về việc liệu ExxonMobil có lừa dối các nhà đầu tư về cách thức tính toán nguy cơ từ biến đổi khí hậu hay không.
Trước đó, hãng tin InsideClimate News đã công bố các tài liệu nội bộ của ExxonMobil và đưa ra kết luận tương tự.
Đáp lại, nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất nước Mỹ đã bác bỏ việc đứng sau chiến dịch thông tin sai lệch suốt 4 thập kỷ qua.
Hãng này khẳng định không hề "ỉm đi" nghiên cứu về biến đổi khí hậu và nhận thức được những nguy cơ này là có thực. Công ty này chỉ trích các nhà báo chỉ lựa chọn các số liệu gây bất lợi cho họ.
Theo Geoffrey Supran, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard và là đồng tác giả công trình nghiên cứu trên, thông qua các phương pháp khoa học xã hội, các nhà nghiên cứu đã tìm ra sự khác biệt một cách có hệ thống giữa những gì mà Exxon phát biểu về biến đổi khí hậu trong nội bộ, giới học thuật với dư luận.
Năm 1979, khi biến đổi khí hậu chỉ mới được thông báo đến dư luận, Exxon đã báo động ngay trong nội bộ. Bản ghi nhớ nội bộ năm đó nêu rõ rằng theo một giả thuyết được chấp nhận rộng rãi, nguyên nhân làm tăng lượng khí thải CO2 là do việc đốt nhiên liệu.
Công trình nghiên cứu 17 năm sau đó của các nhà khoa học Exxon cũng kết luận rằng nhiều bằng chứng đã chỉ ra ảnh hưởng của con người đến biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Exxon đã chi hàng chục triệu USD cho các bài xã luận trên The New York Times và tờ báo lớn khác để đưa một thông điệp khác hẳn.
Trong bài báo năm 1997, Exxon tuyên bố rằng tính khoa học của vấn đề biến đổi khí hậu không đủ chắc chắn để đề ra một kế hoạch hành động có thể đẩy nền kinh tế nước này vào hỗn loạn.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Exxon đã chi hàng chục triệu USD cho các bài xã luận trên The New York Times và tờ báo lớn khác để đưa một thông điệp khác hẳn.
Trong bài báo năm 1997, Exxon tuyên bố rằng tính khoa học của vấn đề biến đổi khí hậu không đủ chắc chắn để đề ra một kế hoạch hành động có thể đẩy nền kinh tế nước này vào hỗn loạn.
Phát biểu này được đưa ra khi chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton lúc đó đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ trong Quốc hội về việc thông qua Nghị định thư Kyoto.
Năm 2013, công ty đầu tư Arjuna Capital, cổ đông đầu tiên của ExxonMobil, đề xuất công ty này đánh giá xem việc Trái Đất chỉ tăng nhiệt độ dưới 2 độ C có tác động kinh tế đến các tài sản hay không. Những nỗ lực này đã không nhận được sự ủng hộ.
Tuy nhiên, chỉ 4 năm sau đó, 62% cổ đông đã bỏ phiếu kêu gọi ExxonMobil nêu chi tiết tác động của biến đổi khí hậu đến tương lai hãng này.
Natasha Lamb, Giám đốc Arjuna Capital, cho biết bản phân tích mới trên có thể dẫn đến các vụ kiện cáo buộc ExxonMobil cố tình giảm nhẹ nguy cơ từ biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu của Đại học Havard cho thấy công ty này cố tình gieo rắc nghi ngờ trong dư luận, trong khi thừa nhận nguy cơ về biến đổi khí hậu trong nội bộ. Đây cũng là trọng tâm của cuộc điều tra đang được tiến hành
Năm 2013, công ty đầu tư Arjuna Capital, cổ đông đầu tiên của ExxonMobil, đề xuất công ty này đánh giá xem việc Trái Đất chỉ tăng nhiệt độ dưới 2 độ C có tác động kinh tế đến các tài sản hay không. Những nỗ lực này đã không nhận được sự ủng hộ.
Tuy nhiên, chỉ 4 năm sau đó, 62% cổ đông đã bỏ phiếu kêu gọi ExxonMobil nêu chi tiết tác động của biến đổi khí hậu đến tương lai hãng này.
Natasha Lamb, Giám đốc Arjuna Capital, cho biết bản phân tích mới trên có thể dẫn đến các vụ kiện cáo buộc ExxonMobil cố tình giảm nhẹ nguy cơ từ biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu của Đại học Havard cho thấy công ty này cố tình gieo rắc nghi ngờ trong dư luận, trong khi thừa nhận nguy cơ về biến đổi khí hậu trong nội bộ. Đây cũng là trọng tâm của cuộc điều tra đang được tiến hành