EuroCham tư vấn cách ứng xử với câu chuyện thuế tối thiểu toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhiều nội dung liên quan đến thuế, chuyển giá đã được EuroCham đề cập trong Sách trắng EuroCham 2024 được phát hành mới đây.
Ảnh: Shutterstock. Ảnh: Shutterstock.

Theo EuroCham, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp thích ứng với tác động của cải cách thuế suất tối thiểu toàn cầu – 15% (OECD Trụ cột 2) và Việt Nam cần tận dụng cơ hội mà Trụ cột 2 mang lại để tiến hành đánh giá toàn diện các ưu đãi thuế hiện hành.

Điều này bao gồm nghiên cứu kỹ ảnh hưởng của thuế suất tối thiểu toàn cầu đến lợi ích của các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, đồng thời xem xét những giải pháp thiết thực và hiệu quả để đảm bảo khuyến khích đầu tư vào đúng những dự án trọng điểm và cần khuyến khích, để việc áp dụng Trụ cột 2 không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và vẫn đảm bảo đáp ứng quy định và cam kết của Việt Nam trong Trụ cột 2.

EuroCham lấy ví dụ, nếu áp dụng các biện pháp khuyến khích dựa trên chi tiêu thay vì dựa trên thu nhập thì doanh nghiệp sẽ ít chịu ảnh hưởng từ Trụ cột 2 hơn. Qua đó có thể khuyến khích đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực và địa bàn trọng điểm mà vẫn tuân thủ cam kết.

Một ví dụ khác về ưu đãi dựa trên chi tiêu, EuroCham cho rằng có thể theo thông lệ quốc tế bao gồm: khấu hao nhanh máy móc, thiết bị của dự án đầu tư và khấu trừ gấp đôi chi phí nhân công hoặc chi phí nghiên cứu và phát triển (“R&D”) đối với dự án được khuyến khích đầu tư.

Những ưu đãi dựa trên chi tiêu như vậy có thể làm tăng khả năng tạo ra đầu tư bổ sung vì chúng nhắm trực tiếp vào chi phí đầu tư.

Theo EuroCham, ngoài việc khuyến khích đầu tư vào R&D, các khuyến khích đổi mới và công nghệ cao có thể được nhắm tới để hỗ trợ các mục tiêu chính sách như thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh; (iii) Ngoài ra, doanh thu thuế tạo ra từ quy định thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn có thể được chi cho các lĩnh vực để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tổng thể như cơ sở hạ tầng và phát triển kỹ năng của lực lượng lao động.

EuroCham cho rằng, Trụ cột 2 tạo cơ hội rất tốt để Việt Nam xem xét cải cách ưu đãi thuế và việc này cần được thực hiện càng sớm càng tốt để không làm mất nguồn thu thuế hoặc đầu tư nước ngoài, vì các nước khác sẽ áp dụng thuế bổ sung từ năm 2024 và cũng đang xem xét sửa đổi chế độ ưu đãi thuế của họ để đáp ứng.

Theo EuroCham, để tạo sự công bằng và minh bạch cho doanh nghiệp, cơ quan thuế cần xem xét việc chấp nhận cho doanh nghiệp là bên tiêu dùng khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và ghi nhận chi phí được trừ cho mục đích thuế với các hóa đơn hợp lệ và có chứng từ thanh toán hợp lý cũng như các chứng từ hỗ trợ khác. Việc xử lý các nhà cung cấp bỏ trốn cần được tiến hành riêng biệt theo khía cạnh điều tra pháp lý.

Theo EuroCham, Việt Nam cũng nên rút ngắn thời gian đánh giá và đàm phán các đơn đăng ký và cân nhắc kết thúc các đơn đăng ký thoả thuận song phương trong khung thời gian hợp lý. Thủ tục đăng ký đánh thuế hai lần cũng nên được sửa đổi để người nộp thuế có thể tuyên bố đủ điều kiện và không phải nộp thuế ngay từ đầu, thay vì phải nộp thuế trước và mong nhận được tiền hoàn thuế sau này khi tài liệu hỗ trợ được hoàn thành, có sẵn.

Ngoài ra, nếu cơ quan thuế từ chối nhận đơn đăng ký đánh thuế hai lần, họ phải có nghĩa vụ giải thích bằng văn bản về cơ sở pháp lý của việc từ chối đó dựa trên trích dẫn luật và quy định về thuế, thay vì tư vấn cho người nộp thuế bằng lời nói.

Theo EueoCham, Chính phủ Việt Nam cân nhắc sửa đổi các quy định liên quan để cho phép các khoản chi này được coi là chi (i) phí được trừ cho mục đích thuế trên cơ sở các khoản chi này góp phần trực tiếp vào việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Bình Minh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục