Thời gian LDP đăng ký bán cổ phiếu từ ngày 21/08 đến ngày 20/09 theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh trên sàn. LDP cho biết mục đích thực hiện giao dịch nhằm cấu trúc các khoản đầu tư.
Trước đó, cổ phiếu AGM từng tăng trần 12 phiên liên tiếp từ ngày 24/7 đến ngày 08/08 giúp cổ phiếu tăng từ 6.090 đồng/CP lên 13.500 đồng/CP, tức tăng gần 122%.
Doanh nghiệp cho biết, tại thời điểm đó, thị trường lúa gạo thế giới và Việt Nam vẫn đang biến động tăng giá do tác động từ cuộc chiến Nga - Ukraine và ảnh hưởng từ khí hậu - cụ thể là tình trạng El Nino. Bên cạnh đó, Ấn Độ, Nga và UAE cấm xuất khẩu gạo khiến giá lương thực tăng vọt.
Tuy nhiên, về việc giá cổ phiếu tăng trần, Angimex cho rằng là do cung cầu thị trường, các quyết định giao dịch của nhà đầu tư đối với cổ phiếu AGM nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Công ty không có sự tác động nào đến giá giao dịch của cổ phiếu AGM trên thị trường chứng khoán.
Sau giai đoạn tăng trần “chóng mặt”, AGM bắt đầu đảo chiều, giảm sàn 3 phiên liên tiếp từ ngày 09/08 đến ngày 11/08 kéo cổ phiếu xuống 10.950 đồng/CP. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/08, AGM đang có giá 10.900 đồng/CP,
Dù AGM được cho là sẽ hưởng lợi từ việc giá lương thực tăng vọt, tuy nhiên, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang cho thấy một thực tế khác. Trong quý II, AGM ghi nhận doanh thu thuần đạt 162,3 tỷ đồng, giảm 88% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 32,2 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 13,1 tỷ đồng).
Luỹ kế nửa đầu năm, AGM đạt 321,6 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 86% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 53,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ hơn 6,2 tỷ đồng.