Dữ liệu kinh tế ảm đạm, giới đầu đứng ngoài

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Phố Wall quay đầu giảm nhẹ phiên ngày thứ Sáu (9/10) sau dữ liệu cho thấy tăng trưởng việc làm yếu hơn dự kiến ​​trong tháng 9, tuy nhiên điều này khiến các nhà đầu tư nuôi hy vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chưa vội thắt chặt chính sách hỗ trợ tiền tệ.
Dữ liệu kinh tế ảm đạm, giới đầu đứng ngoài

Cuối tuần, mọi sự chú ý trên phố Wall đổ dồn vào báo cáo việc làm tháng 9 của Bộ Lao động Mỹ, dữ liệu quan trọng có thể ảnh hưởng đến các quyết định của Fed. Và dữ liệu khiến thị trường thất vọng lớn khi cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tạo ra thêm 194.000 việc làm trong tháng 9, thấp hơn nhiều so với dự báo 500.000 việc làm mới từ Dow Jones.

Mặc dù vậy, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp hơn nhiều so với dự báo của các chuyên gia kinh tế, ở mức 4,8%, tức là thấp hơn 10% so với mức đỉnh ghi nhận được vào tháng 4/2020 và mức tương tự được thấy vào cuối năm 2016. Ngoài ra, báo cáo việc làm tháng 8 đã được điều chỉnh tăng lên 366,000 việc làm so với số liệu ban đầu là 235.000 việc làm.

Ngoài ra, mức lương trung bình theo giờ đã tăng 0,6% vào tháng trước,ltiếp tục là một con số cao hơn dự kiến ​​và trong sáu tháng qua, mức tăng trung bình là 0,5% mỗi tháng. Tốc độ tăng trưởng này gấp đôi trước đại dịch và dấy lên nghi ngờ xung quanh vấn đề lạm phát lương.

"Việc làm tăng, tiền lương tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Đó là sự tiến bộ", Tổng thống Joe Biden nói sau khi công bố báo cáo.

Tuy nhiên, giới đầu tư lại tin rằng, một bức tranh lao động ảm đạm có thể khiến Fed trì hoãn hành động giảm nhịp độ mua trái phiếu trị giá 120 tỷ USD mỗi tháng.

Đáng chú ý trong phiên, nhóm cổ phiếu năng lượng nhảy vọt cùng với đà tăng của giá dầu. Cổ phiếu Exxon Mobil tăng 2,5%, cổ phiếu Chevron tăng 2,2% và cổ phiếu ConocoPhillips tăng 4,8%.

Mùa báo cáo quý III sẽ bắt đầu vào tuần tới với JPMorgan Chase và các ngân hàng lớn khác. Các nhà đầu tư cũng sẽ cần tập trung vào các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu và tình trạng thiếu lao động.

Ba chỉ số chính của Phố Wall biến động trái chiều trong phần lớn thời gian của phiên trước khi giảm điểm về cuối phiên. Cả ba chỉ số đều có tuần tăng điểm.

Kết thúc phiên 8/10, chỉ số Dow Jones giảm 8,69 điểm (-0,03%), xuống 34.746,25 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 8,42 điểm (-0,19%), xuống 4.391,34 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 74,48 điểm (-0,51%), xuống 14.579,54 điểm.

Trong tuần, Dow Jones tăng 1,22%, S&P 500 tăng 0,79%, Nasdaq Composite tăng 0,09%.

Chứng khoán châu Âu có phiên vào thứ Sáu đầy biến động khi các nhà đầu tư hướng về dữ liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng việc làm đang chậm lại ở Mỹ, song tuần này vẫn đánh dấu tuần tốt nhất trong hai tháng do lo ngại lạm phát tăng vọt đã được kiềm chế.

Kết thúc phiên 8/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 17,51 điểm (+0,25%), lên 7.095,55 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 44,73 điểm (-0,29%), xuống 15.206,13 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 40,20 điểm (-0,61%), xuống 6.559,99 điểm.

Trong tuần, FTSE 100 tăng 0,97%, DAX tăng 0,33%, CAC 40 giảm 0,65%.

Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản tăng theo chân phố Wall phiên đêm trước và khi các nhà đầu tư tích cực bắt đáy sau giai đoạn giảm sâu gần đây.

Chứng khoán Trung Quốc tăng sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài một tuần, được hỗ trợ bằng dữ liệu dịch vụ lạc quan và chủ trương xoa dịu căng thẳng chính trị với Mỹ.

Chứng khoán Hồng Kông tăng vọt với cổ phiếu công nghệ hồi phục mạnh, trong khi các nhà phát triển bất động sản lớn cũng bứt phá sau khi chính sách nhà ở mới được công bố.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, dẫn đầu là cổ phiếu công nghệ và tài chính trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ giảm bớt.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm điểm do các nhà đầu tư kiềm chế đặt cược sau khi thị trường Trung Quốc trở lại sau kỳ nghỉ lễ và trước dữ liệu việc làm quan trọng của Mỹ sẽ được công bố vào cuối ngày.

Kết thúc phiên 8/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 370,73 điểm (+1,34%), lên 28.048,94 điểm.Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 24,00 điểm (+0,67%), lên 3.592,17 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 136,12 điểm (+0,55%), lên 24.837,85 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 31,6 điểm (-0,11%), xuống 2.956,30 điểm.

Trong tuần, Nikkei 225 giảm 2,51%, Shanghai Composite tăng 0,67%, Hang Seng tăng 1,07%, KOSPI giảm 2,08%.

Giá vàng đêm qua tăng vọt khi đồng USD suy yếu, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nhưng vẫn chưa thể phá vỡ ngưỡng kháng cự 1.780 USD/ounce.

Kết thúc phiên 8/10, giá vàng giao ngay tăng 21,40 USD (+1,22%), lên 1.776,80 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 1,80 USD (+0,10%), lên 1.757,40 USD/ounce. Trong tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,9%.

Trong khảo sát về giá vàng tuần tới của Kitco với 14 chuyên gia trên phố Wall, có 8 người dự báo vàng sẽ tăng giá, 5 người cho rằng giá vàng sẽ giảm và chỉ 1 người dự báo giá vàng sẽ đi ngang.

Đối với khảo sát trực tuyến với 841 người tham gia, 53% tin rằng giá vàng sẽ tăng, 32% cho rằng giá vàng giảm và 16% có quan điểm giá vàng sẽ ít thay đổi.

Giá dầu tiếp tục leo dốc vào thứ Sáu, thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Giá dầu hiện đã tăng lên cao nhất trong gần bảy năm khi thị trường đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu toàn cầu.

Ngay cả khi nhu cầu trên toàn thế giới đang tăng lên mạnh mẽ khi hoạt động kinh tế trên đà phục hồi sau đại dịch, OPEC+ trong tuần này cho biết, họ sẽ vẫn trên con đường đưa sản xuất trở lại một cách từ từ.

Trong khi đó, Chính phủ Mỹ tuyên bố đang theo dõi thị trường năng lượng nhưng không công bố hành động ngay lập tức chẳng hạn như giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược để giúp giá dầu hạ nhiệt.

Kết thúc phiên 8/10, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI tăng 1,05 USD (+1,3%), lên 79,35 USD/thùng, mức cao nhất kể từ 31/10/2014. Giá dầu thô Brent tăng 0,44 USD (+0,5%), lên 82,39 USD/thùng.

Trong tuần, dầu WTI tăng 4,6% còn dầu Brent tăng 3,9%.

Quỳnh Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,204.97 -0.64 -0.05% 141,739 tỷ
HNX 227.57 -0.3 -0.13% 1,224 tỷ
UPCOM 88.33 -0.04 -0.04% 488 tỷ