Dự đoán lĩnh vực “ăn theo” gói chi tiêu 3.000 tỷ USD của Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau gói kích thích kinh tế 1.900 tỷ USD trong tháng 3 vừa qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chuẩn bị một kế hoạch chi tiêu trị giá 3.000 tỷ USD.
Cổ phiếu công nghệ có diễn biến giảm giá vì khả năng lĩnh vực này sẽ bị tăng thuế nhằm tạo nguồn cho đầu tư công. Cổ phiếu công nghệ có diễn biến giảm giá vì khả năng lĩnh vực này sẽ bị tăng thuế nhằm tạo nguồn cho đầu tư công.

Chi tiêu công lớn có thể sẽ phải tăng thuế

Tổng thống Joe Biden vừa công bố một kế hoạch lớn cho cơ sở hạ tầng và việc làm tại Pittsburgh, đồng thời hứa hẹn sẽ điều hướng quỹ liên bang vào một số lĩnh vực thiết yếu như chăm sóc sức khỏe, hoặc biến đổi khí hậu.

Để thành công, ông Biden sẽ phải thuyết phục dư luận và các nhà hành pháp đồng ý về khoản đầu tư có giá trị rất lớn vào cơ sở hạ tầng và mạng lưới an ninh xã hội, cùng với đó là việc sửa đổi thuế nhằm giúp giải quyết vấn đề về nhu cầu vốn và gia tăng bất bình đẳng xã hội.

“Những tổng thống thành công - giỏi hơn tôi - đã thành công phần lớn bởi vì họ biết cách sắp xếp thời gian cho những việc họ đang làm”, ông Biden phát biểu hôm thứ Năm tuần trước khi được hỏi tại sao lại theo đuổi gói chi tiêu khổng lồ thay vì một số ưu tiên lập pháp khác, chẳng hạn luật kiểm soát súng đạn. Theo ông Biden, cơ sở hạ tầng là nơi có thể gia tăng đáng kể năng suất của người Mỹ, đồng thời cung cấp những công việc tuyệt vời.

Ông Biden cho biết, kế hoạch sắp tới sẽ bao gồm những thay đổi về chính sách thuế nhằm hỗ trợ kế hoạch về một chương trình dài hạn trị giá 3.000 tỷ USD được các trợ lý vạch ra trước đó.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki úp mở rằng, Tổng thống sẽ sớm hé lộ những thông tin cụ thể về cách chi tiêu cho kế hoạch của mình.

“Tôi có thể đảm bảo, khi Tổng thống vạch ra những kế hoạch chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, ông ấy cũng đã đưa ra kế hoạch để chi trả lượng tiền cần thiết”, bà Psaki nhấn mạnh, nhưng sau đó nói thêm: “Tổng thống luôn cởi mở với những ý tưởng và đề xuất từ các thành viên của Quốc hội khi họ có những góc nhìn khác”.

Kế hoạch chi tiêu của ông Biden không bao gồm một phân tích toàn diện về mức tăng chi tiêu của từng cơ quan mà chính quyền đang tìm kiếm.

Bà Psaki nói trên “Fox News Sunday” rằng, Tổng thống sẽ công bố kế hoạch chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và một số vấn đề khác như chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em.

Chi tiêu công lớn nhiều khả năng sẽ phải tăng thuế. Vậy những nhóm doanh nghiệp nào có nguy cơ bị tăng thuế đầu bảng? Giới phân tích nhận định, các tập đoàn công nghệ sẽ được “gọi tên”. Đây có thể là lý do khiến nhiều cổ phiếu công nghệ tiếp tục rớt giá trong tuần qua.

Cơ sở hạ tầng đứng trước cơ hội mới

Chính quyền Mỹ dự định đầu tư lớn vào sơ sở hạ tầng và mạng lưới an ninh xã hội.

Chính quyền Mỹ dự định đầu tư lớn vào sơ sở hạ tầng và mạng lưới an ninh xã hội.

Hiện nay, có nhiều thông tin khá lộn xộn về những ngành sẽ hưởng lợi từ các gói chi tiêu của Nhà Trắng. Một số nhóm muốn có một gói trị giá 2.000 tỷ USD dành cho các sáng kiến về biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, nhóm khác kêu gọi một gói 10.000 tỷ USD - đầu tư 1.000 tỷ USD mỗi năm cho cơ sở hạ tầng và các nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, một số nhà lập pháp theo đuổi việc tăng cường chính sách y tế.

Các trợ lý Nhà Trắng đã cân nhắc việc phân chia các dự luật của Tổng thống thành 2 dự luật riêng biệt, sau khi nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa cho rằng, chính quyền đang cố gắng đưa thêm “cơ sở hạ tầng xã hội” như chăm sóc trẻ em và người già vào trong các dự luật.

Cụ thể, một dự luật sẽ tập trung vào cơ sở hạ tầng vật lý như cầu, đường và băng thông Internet, một dự luật tập trung vào các lợi ích thuế cho người nghèo và tăng cường mạng lưới an ninh xã hội - dự luật này bao gồm một kế hoạch tăng thuế lớn nhất kể từ năm 1993.

Dự kiến, một dự luật sẽ tập trung vào cơ sở hạ tầng vật lý như cầu, đường và băng thông Internet, một dự luật tập trung vào các lợi ích thuế cho người nghèo và tăng cường mạng lưới an ninh xã hội.

Một phần của dự luật việc làm cũng đang được kích hoạt, kéo theo sự thay đổi ngân sách muộn nhất sẽ diễn ra trước ngày 30/9/2021. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Cecilia Rouse cho biết, đang có những khoản đầu tư vô cùng cần thiết cho cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển (R&D) và lực lượng lao động, có thể nâng cao năng suất và tăng trưởng việc làm.

Văn phòng Ngân sách của ông Biden dự định sẽ gửi lên Quốc hội yêu cầu tài trợ thường xuyên trong năm 2022. Điều này rất khác so với trước. Đây là lần đầu tiên trong một thập kỷ mà không có giới hạn ngân sách được đưa ra.

Chi tiêu quốc phòng dự kiến sẽ không tăng, đi ngược lại với yêu cầu của Đảng Cộng hòa về mức tăng 3 - 5% trên lạm phát.

Lĩnh vực y tế dự kiến sẽ đột phá

Joe Biden đã cho thấy một trong những ưu tiên của chính quyền là cuộc chiến chống lại ung thư - vấn đề liên quan đến cá nhân khi ông đã mất đi người con trai vì bệnh u nguyên bào.

Trong chuyến thăm một bệnh viện chữa ung thư tại Ohio vào tháng 3/2021, ông Biden đã đưa ra ý tưởng về một cơ quan nghiên cứu sức khỏe được liên bang hậu thuẫn.

Ông Biden cho rằng, nỗ lực này sẽ mang lại sự đột phá cho lĩnh vực y tế để tìm ra phương pháp chữa trị ung thư và các loại bệnh khác với việc đầu tư hàng tỷ USD - số tiền mà các công ty không muốn đầu tư.

Nỗ lực đó sẽ thúc đẩy chi tiêu cho lĩnh vực y tế, với nguồn tiền được tập trung nhằm phát hiện các loại bệnh mới, nghiên cứu phương pháp chữa trị và bổ sung dự trữ vật tư, thiết bị y tế đã bị cạn kiệt sau đại dịch Covid-19.

Khoản chi tiêu cũng sẽ hé lộ một số thông tin về việc liệu Tổng thống có dự định tăng cường các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề trẻ em di cư tại biên giới Mỹ - Mexico, hay giải quyết các vấn đề ưu tiên của Đảng Dân chủ như giá thuốc và chi phí chăm sóc sức khỏe.

Linh Hương

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục