Dòng tiền từ chứng khoán đổ sang địa ốc

(ĐTCK) Các nhà đầu tư kiếm bộn tiền từ chứng khoán trong dịp các chỉ số sốt nóng vừa qua đang tìm kiếm các sản phẩm bất động sản thích hợp để vừa tránh “bỏ trứng vào một giỏ” vừa có thể tậu thêm cho mình một địa chỉ hưởng thụ, nghỉ dưỡng, tái tạo sức lao động sau những tháng ngày “bám sàn” căng như dây đàn. 
Chứng khoán lên đỉnh khiến thị trường bất động sản tăng trưởng chóng mặt. Chứng khoán lên đỉnh khiến thị trường bất động sản tăng trưởng chóng mặt.

“Bình thông nhau” chứng khoán - địa ốc

Đã tròn 10 năm trôi qua, anh Đỗ Văn Hải, nhà đầu tư mở tài khoản tại chứng khoán SSI mới có dịp tận hưởng trở lại cảm giác lâng lâng mỗi sáng khi danh mục cổ phiếu trong tài khoản của anh lên trần hàng loạt.

Vốn là dân môi giới đất đai trước đó nên khi lên sàn, anh Hải cũng chỉ tập trung vào nhóm cổ phiếu bất động sản dạng vừa, bởi theo suy nghĩ của anh, “thị trường bất động sản hồi phục cả mấy năm qua, thế nào dòng cổ phiếu địa ốc cũng bứt tốp".

Khi chỉ số VN-Index năm 2017 lọt vào Top 3 chỉ số chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất thế giới với mức tăng 48% trong năm qua và hiện đang tràn đầy kỳ vọng vượt qua mức đỉnh cao nhất của thị trường với 1.137 điểm thiết lập trong 10 năm trước thì những nhà đầu tư “vớ bẫm” như anh Hải ngày càng nhiều.

“Mấy ông bạn tôi chơi cổ phiếu OTC mới lãi khủng khiếp. Có tay ôm mấy trăm ngàn cổ phiếu VPB của Ngân hàng VPBank từ lúc có 3.000 - 4.000 đồng, đến khi lên sàn giá tăng lên hơn 40.000 đồng mới bán.

Ăn lãi mười mấy lần rồi mà vẫn tiếc vì giờ VPB sắp lên đến 50.000 rồi”, anh Hải xuýt xoa.

Tuy nhiên, đã trải qua nhiều giai đoạn bầm dập vì cố bám trụ khi chứng khoán từ đỉnh lao dốc không phanh hồi năm 2008, nhà đầu tư này cho biết, khi dân tình ai ai cũng lao vào chứng khoán cũng là lúc anh lặng lẽ rút dần ra để đầu tư vào nhà đất. 

Nhà đầu tư này phân tích, thị trường chứng khoán đang như một “bình nước” lớn đang được đổ đầy từ nguồn vốn thặng dư của doanh nghiệp, của người dân và từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Lượng nước càng đầy thì áp lực càng lớn, và càng nhanh chóng đổ sang bất động sản.

“Có thể nói ai mua bất động sản thời kỳ đó đã kiếm “1 vốn 4 lời” và hiện tại, chu kỳ này đang xuất hiện”, anh Hải nói và cho biết, khoảng 10 tỷ đồng đã được anh rút ra khỏi tài khoản để tìm cơ hội trên thị trường nhà đất.

Cùng với một nhóm bạn đầu tư chứng khoán khác, anh Hải vừa có cuộc “dã ngoại” tại Hòa Bình và Ba Vì để thăm thú một số khu căn hộ nghỉ dưỡng theo lời mời của nhà phân phối My Second Home.

“Sáng bọn tôi vút lên Hòa Bình thăm thú, nghỉ ngơi, chiều lại vòng về Ba Vì mà không mất quá nhiều thời gian di chuyển, đường êm ru. Tôi quyết một căn ở Momiji villas & resort ở Ba Vì, ông bạn thân thì ôm luôn căn tại Ohara Villas & Resort trên Hòa Bình.

Dòng tiền từ chứng khoán đổ sang địa ốc ảnh 1

 Khu nghỉ dưỡng hướng núi đang mang lại giá trị đầu tư bền vững.

Sau này, hai gia đình đi nghỉ cuối tuần lúc thì Hòa Bình, lúc tại Ba Vì cho thoải mái. Giá đang ưu đãi đợt đầu nên có chưa đầy hai tỷ một căn”, anh Hải cho biết và kể, có ông trong nhóm còn ôm liền hai căn ở hai khu vì tính rằng, bất động sản núi mà lại sát Hà Nội như Hòa Bình và Ba Vì chỉ có lên chứ khó có thể xuống.

“Tôi lại thích biệt thự núi này ở vị thế phong thủy và thiết kế theo phong cách Nhật Bản rất sang mà lại hiền hòa. Khung cảnh xung quanh đẹp thanh bình như những làng quê Nhật.

Hai khu nghỉ dưỡng này lại chỉ có rất ít căn hộ. Dân đầu tư chứng khoán mà biết thì tôi tin là bán đắt như tôm tươi, có khi tôi mua đầu năm, cuối năm đã lời đậm chưa biết chừng”, nhà đầu tư này hy vọng.

Sẽ là hàng hiếm

Trên thực tế, dự đoán của anh Hải rất có cơ sở để trở thành hiện thực. Momiji Villas & Resort chắc chắn sẽ là hàng hiếm bởi thế đất hội tụ linh khí, sự nên thơ của núi rừng và thiết kế chuẩn mực, tính toán đến từng chi tiết mà vẫn bao hàm sự khoáng đạt, an nhiên. 

Còn Ohara Villas & Resort không chỉ thích hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng, đó còn là sản phẩm đầu tư đáng quan tâm với tiềm năng sinh lời khi cho thuê ước tính khoảng 180 triệu đồng/năm, giá trị bất động sản khi đi vào vận hành ổn định sau 5 năm là 3 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tính pháp lý của hai quần thể nghỉ dưỡng ven đô này cũng khiến khách hàng yên tâm khi nhà phát triển cho biết, khách mua Ohara Villas & Resort và Momiji Villas & Resort sẽ được sở hữu sổ đỏ lâu dài. Đồng thời, được ký hợp đồng khai thác cho thuê ngay với chủ đầu tư khi không có nhu cầu sử dụng.

Điều quan trọng nữa với những người thành đạt, bận rộn là cả hai khu nghỉ dưỡng rất thuận tiện giao thông khi chưa đầy một giờ xe chạy là về đến Hà Nội.

Sức cầu đối với các sản phẩm bất động sản núi ven đô nói trên sẽ còn tăng trong dịp cuối năm Âm lịch này bởi dòng vốn tín dụng tiêu dùng đang được các công ty tài chính và ngân hàng bung mạnh, đồng thời nguồn kiều hối cũng đang đổ về và tìm đến bất động sản.

Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa công bố cho thấy, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2017 ước tăng khoảng 59% so với cuối năm 2016, trong đó cho vay phục vụ nhu cầu mua nhà đất chiếm tỷ trọng tới 52,9% (cuối năm 2016 là 49,5%)...

Còn theo thống kê của Hiệp hội bất động sản, có khoảng 22% kiều hối, tức là cả tỷ USD mỗi năm chảy vào kênh đầu tư bất động sản. 

Ohara Villas & Resort và Momiji Villas & Resort 

Thông tin chi tiết về khu nghỉ dưỡng, liên hệ:

Hotline: ‎‎‎‎098.111.8838

Website: http://oharavilla.vn/      http://momijivillas.com/

Đơn vị phân phối: My Second Home

http://www.mysecondhome.vn/

Lâm Nhi

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục