Đóng BHXH cho người lao động là trách nhiệm xã hội và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp

(ĐTCK) Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp.Hà Nội Ngọ Duy Hiểu đã nhấn mạnh, việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không chỉ là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mà còn là trách nhiệm pháp lý doanh nghiệp phải thực hiện.

Ông Hiểu cho biết, hiện nước ta mới có trên 13 triệu người tham gia BHXH, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động - tỷ lệ này tương đối thấp; và số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn thấp hơn, khoảng hơn 11 triệu người.

Theo đó, về chính sách BHXH của Việt Nam, chúng ta cần nghiên cứu việc thực hiện để so sánh xem có quốc gia nào có tỷ lệ tham gia BHXH thấp như nước ta hiện nay hay không. 

Bên cạnh đó, ông Hiều cũng cho biết, trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH ở nước ta, khó nhất chính là việc xác định đối tượng đóng BHXH. Hiện, chúng ta có trên 500.000 doanh nghiệp, nhưng mới có khoảng 235.000 doanh nghiệp thực hiện đóng BHXH cho người lao động (chiếm 47%); như vậy số doanh nghiệp trốn đóng BHXH tương đối nhiều. 

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, theo ông Hiểu ngoài ý thức trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thì một bộ phận lớn người lao động cũng chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, quyền lợi và sự cần thiết phải tham gia BHXH của bản thân. 

Hiện số nợ BHXH của cả nước ước khoảng 15.000 tỷ đồng/năm, trong đó nợ BHXH khoảng 10.500 tỷ, đặc biệt trong đó đã có khoảng 1.400 tỷ đồng từ các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản… ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi an sinh của 193.000 người lao động. 

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục