Doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ khi xuất khẩu hàng hóa sang EU

Từ 01/01/2019, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU sẽ phải tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) C/O form A, trong đó, phía EU cho Việt Nam thời gian quá độ là 6 tháng.
Từ 01/01/2019, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU sẽ phải tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) C/O form A. Từ 01/01/2019, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU sẽ phải tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) C/O form A.

Kể từ 1/1/2019, Việt Nam chính thức tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Registered Exporter system - the REX system) khi xuất khẩu vào thị trường EU.

Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU sẽ phải tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) C/O form A. Đây là yêu cầu bắt buộc của EU đối với một số nước, trong đó có Việt Nam.

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, cơ chế REX giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời đề cao trách nhiệm đối với hàng hóa xuất khẩu và tạo thuận lợi thương mại cho nhà xuất khẩu sang thị trường EU. 

Để triển khai REX trong khuôn khổ GSP, ông Hải nói, Bộ Công Thương đã có công văn gửi các Hiệp hội ngành hàng từ tháng 4/2018 để các Hiệp hội phổ biến tới các doanh nghiệp.

EU là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ. 11 tháng 2018, xuất khẩu hàng hóa sang khối này đạt 38,2 tỷ USD, tăng 8,8%, trong đó hàng dệt may tăng 9,7%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 9,3%; điện thoại và linh kiện tăng 8%.

Bởi vậy, việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cũng tạo điều kiện đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa - REX, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu).

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu) phải tự thực hiện các thủ tục, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác.

Ngoài ra, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ tự phát hành bằng chứng về xuất xứ mà cụ thể là khai thông tin về xuất xứ trong các chứng từ thương mại (chẳng hạn như hóa đơn) mà không có sự tham gia của các cơ quan quản lý trong quá trình phát hành. 

Hệ thống này đã được sử dụng ở EU hơn 40 năm nay và cho thấy những ưu điểm như: đơn giản hóa quy trình thủ tục, cắt giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; đồng thời giảm rủi ro cho các cơ quan cấp phép và bớt gánh nặng cho hải quan. 

Để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam, trước khi áp dụng cơ chế REX, phía EU sẽ cho các doanh nghiệp Việt Nam thời gian quá độ khoảng 6 tháng. Trong thời gian này, nếu doanh nghiệp nào chưa tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đều có thể xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ các cơ quan chức năng giống như hiện nay. 

Điểm khác biệt duy nhất về tự chứng nhận xuất xứ theo cơ chế REX là: thay vì Bộ Công Thương hoặc VCCI cấp C/O thì doanh nghiệp sẽ tự cấp C/O cho chính mình bằng cách ghi một dòng lên chứng từ và hóa đơn là "sản phẩm này đạt tiêu chí để hưởng GSP". 

Đặc biệt, không phải nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ mà phải được cấp phép bởi một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu (thường là hải quan). 

Quy trình là: Nhà xuất khẩu Việt Nam nộp hồ sơ xin cấp phép lên cơ quan hải quan Việt Nam. Hải quan kiểm tra hồ sơ nộp; thẩm tra tại chỗ nếu thấy cần thiết; quyết định cấp phép hoặc không cấp phép. Đặc biệt, giấy phép tự chứng nhận xuất xứ có thời hạn 5 năm, nếu nhà xuất khẩu không có vi phạm.

Bộ Công Thương sẽ không cấp phép cho doanh nghiệp đủ điều kiện tự chứng nhận hàng hóa bởi EU bắt buộc doanh nghiệp phải làm khi xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia họ.   

Với việc tham gia REX, những lô hàng có giá trị dưới 6.000 Euro, nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà không cần đăng ký REX. 

Đối với lô hàng xuất khẩu có giá trị từ 6.000 Euro trở lên, nhà xuất khẩu phải đăng ký REX với cơ quan thẩm quyền của nước hưởng lợi trên nền hệ thống dữ liệu theo yêu cầu của EC tại địa chỉ: https://custom.ec.europa.eu/rex-pa-ui. Nhà xuất khẩu thực hiện REX trên bất kỳ chứng từ thương mại nào xuất trình cho cơ quan Hải quan nước nhập khẩu. 

Thế Hải
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục