Sức mua của các thị trường chính như Mỹ, châu Âu tiếp tục suy giảm, các yếu tố bất lợi của thị trường trên đà tiếp diễn, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may nửa đầu năm nay đã sụt giảm 15% so với cùng kỳ.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng dệt may tháng 6/2023 đạt 3,06 tỷ USD, tăng 4,9% so với tháng 5/2023 nhưng giảm 14,7% so với tháng 6/2022.
Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp có vốn FDI đạt 9,59 tỷ USD, chiếm 61% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Mỹ luôn đứng đầu về kim ngạch, đạt 6,96 tỷ USD, chiếm 44,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2022; xuất sang EU đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 1,88 tỷ USD, chiếm 11,9%, giảm 10,3%; tiếp đến thị trường Nhật Bản, đạt trên 1,75 tỷ USD, chiếm 11,1%, tăng 4,9%.
Đứng thứ 4 là thị trường Hàn Quốc đạt 1,34 tỷ USD, chiếm 8,5%, giảm nhẹ 1,9% và sang Canada đạt 572,13 triệu USD, chiếm 3,6%, giẩm 13,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á chiếm 5,8%, đạt trên 911,16 triệu USD, giảm 10,5% so với 6 tháng năm 2022.
Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 3% trong tổng kim ngạch, đạt 484,82 triệu USD, giảm 10,3%.
Xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng năm 2023. |
Các tháng của quý III, ngành dệt may được dự báo tiếp tục thiếu hụt đơn hàng và chi phí đầu vào tăng cao, các thị trường xuất khẩu chính vẫn chưa hồi phục. Tổng cầu dệt may thế giới dự kiến đạt 700 tỷ USD, giảm 8% so với 2022, thấp hơn năm 2020 khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cùng đó là đòi hỏi khắt khe từ các nhãn hàng như giảm giá sản xuất, đơn hàng nhỏ, giao hàng nhanh, yêu cầu cao hơn về chất lượng...
Năm ngoái, xuất khẩu dệt may đạt 36,6 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2021, xơ sợi đạt 4,7 tỷ USD, giảm 16%, còn lại là nguyên phụ liệu. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt khoảng 44 tỷ USD.
Mục tiêu có tăng trưởng với ngành dệt may trong năm nay gần như là bất khả thi.