Ô nhiễm không khí là tình trạng có liên quan tới việc không khí bị nhiễm bẩn bởi sự hiện diện của các vật chất có khả năng gây nguy hại tới sức khỏe và các vấn đề môi trường.
6 nguyên nhân cơ bản
Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã phân loại 6 vật chất chính gây ra ô nhiễm môi trường, bao gồm Sulfur Dioxide (S02), vật chất phóng xạ (PM), Ozone (O3), Nitrogen dioxide (NO2), chì (Pb) và carbon monoxide (CO).
Có 2 mức độ tiêu chuẩn: cơ bản – primary và trung cấp – secondary. Tiêu chuẩn cơ bản bảo vệ và ngăn chặn các vấn đề có hại tới sức khỏe của con người, trong khi tiêu chuẩn trung cấp bảo vệ và ngăn chặn các vấn đề có tác hại khác, như mùa màng, cây cối và các công trình xây dựng.
Chỉ số AQI
Để đo lường mức độ ô nhiễm không khí hàng ngày, chúng ta sử dụng chỉ số chất lượng không khí AQI (Air Quality Index). Chỉ số này cho chúng ta biết không khí ở thời điểm hiện tại sạch/ô nhiễm tới mức độ nào và nó có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của con người.
AQI tập trung vào các tác động tới sức khỏe của con người sau khi đó trong môi trường không khí đó vài giờ hoặc vài ngày. EPA sử dụng AQI để đo lường 5 nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là ozone, vật chất phóng xạ, CO, NO2 và SO2. Với mỗi một nguyên nhân ô nhiễm, EPA thiết lập một mức tiêu chuẩn quốc gia nhằm bảo vệ sức khỏe của con người.
Hãy xem AQI là một thước đo chạy từ 0 tới 500. Giá trị chỉ số AQI càng cao thì mức độ ô nhiễm không khí càng lớn và càng tác động tiêu cực tới sức khỏe của con người. Ví dụ, chỉ số AQI ở mức 50 cho thấy chất lượng không khí tốt, không có nhiều tiềm năng gây hại tới sức khỏe, trong khi chỉ số hơn 300 cho thấy những nguy cơ nghiêm trọng tới sức khỏe cong người.
Chỉ số AQI ở mức 100 được coi là chất lượng không khí tiêu chuẩn. Khi chỉ số này ở mức trên 100, chất lượng không khí cần phải được xem xét lại và được coi là không lành mạnh với một nhóm các cá nhân nhạy cảm trong cộng đồng, sau đó là tới tất cả mọi người.
Mục tiêu của AQI là giúp mọi người hiểu được chất lượng không khí có ý nghĩa như thế nào tới sức khỏe con người. Để giúp dễ hiểu hơn, AQI được phân thành 6 cấp độ với biểu hiện màu sắc riêng.
Các mức độ ô nhiễm môi trường từ thấp (màu xanh) tới cao (màu đỏ) của chỉ số AQI
Cách nào để biết chỉ số AQI?
Hiện tại, có không ít các thiết bị được bán nhằm phục vụ nhu cầu biết được mức độ ô nhiễm không khí của người dân. Các thiết bị này được chia làm 2 loại, sử dụng để đo mức độ ô nhiễm không khí trong nhà và ở ngoài trời.
Trong số các thiết bị đo mức độ ô nhiễm không khí trong nhà, có thể kể tới 6 cái tên phổ biến nhất: Nest Protect (99 USD), Birdi (119 USD), Netatmo Weather Station (179 USD), CubeSensor (299 – 599 USD), Alima (215 USD), Withings Home (219 USD),…
Với các thiết bị đo mức độ ô nhiễm ngoài trời, cần có chi phí đầu tư các thiết bị đo và quá trình phân tích phức tạp. Cách đơn giản nhất là theo dõi những kết quả được ghi nhận từ các tổ chức, cơ quan môi trường tại nhiều quốc gia.
Bên cạnh đó, các cư dân có thể truy cập http://aqicn.org/map/world/ để có cái nhìn tổng quan về chỉ số AQI trên toàn cầu. Đây là trang thông tin update liên tục chỉ số AQI tại 600 thành phố lớn ở 70 quốc gia trên thế giới, được hình thành nhờ sự hợp sức của các cơ quan bảo vệ môi trường tại nhiều nước.
Hiện tại, chỉ số AQI của Hà Nội đang ở mức “rất hại sức khỏe” (màu tím). Đây là cấp độ cảnh cáo tới tình trạng sức khỏe của con người, toàn bộ cư dân có thể bị ảnh hưởng.
Chỉ số AQI của Hà Nội là 203 vào 10h ngày hôm nay (7/10)
Trong khi tại TP. HCM đang ở mức “Vừa phải” (màu vàng), tức là chất lượng không khí chấp nhận được. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ cá nhân nhạy cảm với chất lượng không khí có thể gặp các mối lo ngại về sức khỏe.
Chỉ số AQI của TP. HCM là 80 vào 11h ngày hôm nay (7/10)