Bụi mịn đe dọa cư dân Hà Nội và TP. HCM

(ĐTCK) Tại lễ công bố Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015, ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho hay đáng lo ngại nhất đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là bụi mịn.
Khẩu trang hoàn toàn không có tác dụng đối với bụi mịn Khẩu trang hoàn toàn không có tác dụng đối với bụi mịn

Ông Tùng cho biết, bụi mịn sinh ra từ giao thông, từ sản xuất nhiệt điện, xi măng, xây dựng và có kích thước dưới 2,5 micron. Đây là nguy cơ đáng ngại nhất đối với ô nhiễm không khí ở Việt Nam.

“Khẩu trang hoàn toàn không có tác dụng đối với bụi mịn. Loại bụi kích thước to lại không gây hại bằng loại bụi siêu nhỏ này bởi nó có thể chui sâu vào phổi gây ung thư” – ông Hoàng Dương Tùng cho biết.

Bên cạnh vấn đề bụi mịn, còn nhiều nguy cơ khác đến từ các nguồn ô nhiễm môi trường khác. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố ngày 29/9 cho thấy các nguồn chất thải khác từ sinh hoạt, sản xuất đều tăng và gây ảnh hưởng tới cuộc sống sức khỏe người dân.

“Chúng ta đã thấy có những làng ung thư do sử dụng nước ngầm ô nhiễm” – ông Tùng nói.

Bụi mịn đe dọa cư dân Hà Nội và TP. HCM ảnh 1

Tuy nhiên, khả năng và công nghệ xử lý các nguồn ô nhiễm lại không theo kịp tốc độ xả thải. Lấy ví dụ, chỉ có 40 trong số 787 đô thị trên cả nước có công trình xử lý nước thải và mới chỉ xử lý được 10 – 11%nước thải sinh hoạt. Phần còn lại chưa được xử lý đang là nguồn thải lớn, gây ô nhiễm môi trường.  

Tính toán sơ bộ, cả nước có khoảng 283 khu công nghiệp, trong đó 75% đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và xử lý được 60% nước thải. Còn 11% đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải và 30 khu công nghiệp chưa xây dựng hệ thống này.

Theo Báo cáo, chất thải rắn mỗi năm tăng thêm 10%. Năm 2014, lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị là khoảng 32.000 tấn/ngày. Khả năng xử lý chất thải có tăng, công nghệ có tiến bộ nhưng không đáng kể, chủ yếu vẫn là chôn lấp. Hiện đã có một số nhà máy đốt chất thải rắn nhưng mặt khác lại xuất hiện các lò đốt công suất nhỏ, không hợp vệ sinh, không đúng tiêu chuẩn.

“Chúng ta có thể thấy rác biến mất, sau khi được đốt, nhưng các lò đốt không đủ chuẩn lại sinh ra ô nhiễm thứ cấp nguy hiểm hơn” – ông Tùng cảnh báo.

Bụi mịn đe dọa cư dân Hà Nội và TP. HCM ảnh 2

 Bản đồ minh họa chất lượng không khí tại châu Á, thể hiện qua chỉ số PM 2.5. (Nguồn: ĐH Yale)

Cả nước có khoảng 900 cụm công nghiệp nhưng chỉ 3 – 5% có khu xử lý nước thải tập trung. Có khoảng 1.800 làng nghề, tập trung chủ yếu ở miền bắc, trong đó có các làng nghề tái chế giấy, kim loại, nhựa gây ô nhiễm rất lớn.

Mặc dù đã có Luật bảo vệ môi trường cũng như nhiều quy định khác nhưng công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại. Nguyên nhân có nhiều như vấn đề nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân. Nặng lực của cơ quan quản lý còn hạn chế, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa chủ động, thiếu quyết liệt, kém hiệu quả...

Chúng ta có thể thấy rác biến mất, sau khi được đốt, nhưng các lò đốt không đủ chuẩn lại sinh ra ô nhiễm thứ cấp nguy hiểm hơn.

Có nhiều doanh nghiệp xả thẳng nước thải ra môi trường hoàn toàn không qua xử lý. Điều này cho thấy dù đã có quy định nhưng việc thực thi không hiệu quả.

Theo ông Dương Hoàng Tùng, báo cáo đề xuất với Quốc hội rà soát sửa đổi Luật đa dạng sinh học và các luật liên quan nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đủ mạnh và hiệu quả hơn. Đòng thời, đề nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường theo hướng ban hành luật môi trường hoặc bộ luật môi trường.

Báo cáo cũng đề nghị Quốc hội có chương trình giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, các công trình lớn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao.

Bùi Trang

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục