Đây là con số không nhỏ so với quy mô kinh tế của Việt
Có những giải pháp khá mạnh được đưa ra, chẳng hạn như việc cho vay bằng ngoại tệ sẽ rất hạn chế, việc kinh doanh thu đổi ngoại tệ sẽ không dễ dàng được lập như hiện nay…
Đô la hóa vẫn cao
Nếu chỉ nhìn vào mức độ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán thì ai cũng có thể hiểu tại Việt
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), một quốc gia có tỷ lệ trên vượt mức 30% là bị mức độ đô la hóa trầm trọng. Đỉnh cao của mức độ đô la hóa tại Việt Nam là vào năm 1991 khi tỷ lệ FCD/M2 lên tới 41,2%, nguyên nhân là do giai đoạn trước đó, nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát phi mã khiến người dân mất lòng tin vào đồng nội tệ. Tỷ lệ này giảm xuống 22,9% vào năm 1997 nhưng lại quay trở lại mức 30% trong các năm 2000 - 2001. Mặc dù FCD/M2 có giảm trong các năm sau đó nhưng lại tăng nhẹ trở lại mức 24% vào năm 2004 khi lạm phát đột ngột tăng cao.
Với mức độ đô la hóa như vậy, NHNN ước tính vào năm 2004, có khoảng 4 - 6 tỷ USD trôi nổi ngoài thị trường tự do và không hề có sự kiểm soát.
Đô la hóa không hoàn toàn là xấu mà cũng có những tác dụng tích cực, cụ thể như thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa theo chiều sâu và thúc đẩy chu chuyển hàng hóa quốc tế, khi được định giá bằng ngoại tệ thì hàng hóa và dịch vụ trong nước phải đạt tới chất lượng và giá cả cạnh tranh trên thị trường quốc tế,…
Nhưng tất nhiên, tác hại của nó lại lớn hơn rất nhiều lần khi đô la hóa làm mất quyền tự chủ về tiền tệ và trong dài hạn, đô la hóa sẽ tạo tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế bền vững.
Chặn dòng
Theo Đề án nêu trên, NHNN đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm ngăn chặn việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt
Cụ thể, sẽ thu hẹp và tiến tới xóa bỏ việc niêm yết, định giá, thanh toán bằng ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ trái phép; xóa bỏ chế độ thanh toán bằng ngoại tệ trong nước; xóa bỏ chính sách gây tâm lý đô la hóa.
Ngoài những vấn đề này thì trong quản lý ngoại hối sẽ được thông thoáng hơn nhằm nâng tính chuyển đổi của đồng tiền và khắc phục đô la hóa. Ngay trong năm 2007, NHNN dự kiến sẽ xóa bỏ giấy phép mua, chuyển, mang ngoại tệ của cá nhân ra nước ngoài với mục đích học tập, du lịch, chữa bệnh,… Hiện giấy phép này do chi nhánh NHNN địa phương cung cấp.
Đặc biệt, một giải pháp có thể đụng đến lĩnh vực được coi là dịch vụ, nguồn sống của khá nhiều người cũng sẽ được xem xét. Cụ thể, xóa bỏ giấy phép hoạt động kiều hối và giấy phép lập bàn thu đổi ngoại tệ để chuyển sang loại hình kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, sẽ thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ, chỉ cho vay phục vụ xuất khẩu.
Mỗi giải pháp trong Đề án dù chỉ là một gạch đầu dòng, nhưng sự tác động tới thói quen sử dụng ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp sẽ thay đổi. Đó mới là “nói”, còn “làm” được như thế hay không thì vẫn cần phải có thời gian. Vấn đề cốt lõi là phải duy trì lòng tin của người dân với đồng nội tệ.