Đây là Nhà máy Điện mặt trời thứ 5 của GEC trong danh mục vận hành và là Nhà máy thứ 3 hòa lưới nửa đầu năm 2019 sau Đức Huệ 1 - Long An (49 MWp) và Hàm Phú 2 - Bình Thuận (49 MWp), nâng công suất 5 Nhà máy Điện mặt trời lên 260 MWp, tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.
Mỗi dự án Điện mặt trời hàng năm dự kiến đóng góp sản lượng từ 60 tới 103 triệu kWh, với doanh thu ước tính 128 đến 220 tỷ đồng.
Các dự án Điện mặt trời hoạt động của GEC đa phần đều là những dự án đầu tiên đóng điện tại địa bàn, có tỷ lệ bức xạ mặt trời tương đối tốt từ 4,6 - 5,3 kWh/m2/ngày, với số giờ nắng từ 1.700 - 2.544 giờ/năm.
Ước tính, thị phần Điện mặt trời của GEC tại 5 tỉnh đang lần lượt là 100% tại Huế, 80% Gia Lai, 50% Long An, 40% Đăk Nông và 20% Bình Thuận. Theo EVN, đến cuối tháng 5/2019, đã có tới 47 dự án với tổng công suất 2.300 MWp vào vận hành phát điện.
Với kinh nghiệm là đơn vị tiên phong trên thị trường Điện mặt trời, GEC đã thử nghiệm tự thực hiện vai trò tổng thầu đối với dự án Điện mặt trời Trúc Sơn, là nền tảng cho những dự án tiếp theo, nhằm tiết giảm chi phí trong bối cảnh giá điện sẽ không được mức ưu đãi 9,35 cents/kWh sau 30/6/2019.
Ước tính với mỗi dự án tự thực hiện, GEC sẽ giảm được trên dưới 100 tỷ đồng chi phí để đảm bảo lợi nhuận không bị ảnh hưởng khi giá bán điện thay đổi.
Giá bán Điện mặt trời sau ngày 30/6/2019 hiện vẫn chưa được xác định cụ thể. Theo các thông tin về dự thảo giá điện đang được thu thập ý kiến từ các đơn vị có liên quan, dù việc phân chia áp dụng theo 2 Vùng hoặc 4 Vùng thì mức giá mới sẽ không còn hấp dẫn như hiện nay, dự kiến từ 6,67 - 9,2 cents/KWh.
Theo dự báo của EVN, các Nhà máy này sẽ không tích đủ nước trong năm 2019, cùng với sản lượng điện khí giảm, khiến khả năng thiếu điện trong mùa khô 2019 là rất cao và kéo dài.
Tuy nhiên, các Nhà máy Điện mặt trời sẽ được hưởng lợi lớn vì tại các tỉnh Bình Thuận, Đăk Nông, Gia Lai, Long An mà GEC đang hoạt động chính là những nơi có bức xạ nắng tốt nhất Việt Nam.
Các dự án Điện mặt trời mang lại nguồn thu ổn định suốt 20 năm, do đó đây được xem là bước đi phù hợp của Công ty trong chiến lược đa dạng hóa các loại hình Năng lượng phù hợp với các điều kiện thời tiết.