Chiều ngày 27/11/2024, Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2024 (M&A Vietnam Forum 2024) lần thứ 16 do Báo Đầu tư tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chính thức diễn ra tại Khách sạn JW Marriott Saigon (TP.HCM). Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam đang từng bước phục hồi và thị trường M&A được dự báo sẽ sôi động trở lại sau giai đoạn trầm lắng.
Theo số liệu của Dealogic, các thương vụ M&A được công bố trên toàn cầu tính tới ngày 25/9/2024 đạt 846,8 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị thương vụ M&A tại châu Á - Thái Bình Dương tăng 54% so với cùng kỳ năm trước, đạt 273 tỷ USD nhờ một số thương vụ giá trị lớn. Tuy nhiên, trong bình diện chung đó, khối lượng và giá trị giao dịch trong khu vực Đông Nam Á lại khá ảm đạm. Dù lãi suất được điều chỉnh giảm và các chính sách tiền tệ phù hợp được ban hành nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song ảnh hưởng từ những thách thức toàn cầu lẫn khu vực, các nhà đầu tư, doanh nghiệp vẫn thận trọng và hạn chế các hoạt động M&A.
Riêng Việt Nam, theo tổng hợp từ KPMG thị trường M&A vẫn đạt tổng giá trị giao dịch 3,2 tỷ USD, với hơn 220 thương vụ, tăng 45,9% (so với mức giảm 11,3% trong tổng giá trị giao dịch của Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines). Trong đó, giá trị trung bình của thương vụ 56,3 triệu USD và giá trị cao nhất của thương vụ là 982 triệu USD. 88% giá trị giao dịch đến từ ngành bất động sản, tiêu dùng thiết yếu, công nghiệp. Dù hoạt động giao dịch trong 2024 vẫn đang diễn ra một cách thận trọng dưới nhiều thách thức nội địa cũng như toàn cầu, các yếu tố nền tảng cho tăng trưởng lâu dài vẫn hiện hữu tại Việt Nam. Trong 2025, dự báo sẽ có sự chuyển biến tích cực hơn, với các giao dịch tạm hoãn trước đây có khả năng trở lại. Nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Mỹ, vốn từng dẫn đầu hoạt động M&A tại Việt Nam dự kiến sẽ quay trở lại từ năm 2025.
Với chủ đề “Nhộn nhịp thương vụ/A Blossoming Market”, Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2024 sẽ thảo luận chuyên sâu về các cơ hội M&A đang trỗi dậy nhờ sự gia tăng của dòng vốn quốc tế, sự hỗ trợ từ các chính sách khuyến khích của Chính phủ, định giá doanh nghiệp hấp dẫn. Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực tiềm năng như bất động sản, bán lẻ, công nghệ, năng lượng tái tạo, dịch vụ tài chính và logistics.
Diễn đàn M&A 2024 bao gồm các hoạt động chính:
I. Hội thảo chuyên đề M&A với 2 phiên chính có sự tham gia của các diễn giả hàng đầu Việt Nam & quốc tế.
1. Phiên 1 với chủ đề “Thị trường M&A: Những chuyển động lớn từ bối cảnh vĩ mô và xu hướng dòng vốn quốc tế”. Các diễn giả sẽ thảo luận nội dung liên quan đến bối cảnh vĩ mô, sự thay đổi về chính sách, các xu hướng lớn toàn cầu ảnh hưởng đến thị trường M&A và dòng vốn quốc tế. Dự báo tăng trưởng M&A trong các thị trường và lĩnh vực chủ chốt.
2. Phiên 2 với chủ đề “Giải mã nhu cầu và chiến lược thành công trong các thương vụ M&A”. Các diễn giả sẽ thảo luận nội dung liên quan đến các chiến lược thực tiễn, nhu cầu của các bên tham gia (bên mua, bên bán), và các bước để thực hiện thương vụ thành công.
II. Bên lề Diễn đàn Ban Tổ chức cũng sẽ dành không gian và thời gian cho các hoạt động kết nối đầu tư, gặp gỡ các doanh nghiệp để cùng nhau chia sẻ thông tin, tìm kiếm đối tác. Đặc biệt, Vinh danh các Thương vụ & Nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2023-2024. Phát hành Đặc san “Toàn cảnh thị trường M&A Việt Nam 2024”: Đặc san được xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh trong tháng 11/2024, cập nhật đầy đủ thông tin về hoạt động M&A tại Việt Nam cũng như chia sẻ kinh nghiệm về M&A từ các thương vụ và những xu hướng, lĩnh vực mới trong thời gian tới.
Nội dung tường thuật
Ông Phùng Huy Hào: Hiện nay, Phúc Khang có nhu cầu ra sao với các dự án “xanh”, khả năng hợp tác cùng các nhà đầu tư quan tâm ra sao?
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu Tư & Xây dựng Phúc Khang: Cách đây 6 - 7 năm, chúng tôi có xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản đã xong deal đầu tiên sau 5 năm, là dự án tại Diamond Lotus với 800 căn hộ. Để tìm kiếm một nhà đầu tư lớn ngay từ đầu, chúng tôi đã chọn chuẩn xanh tầm quốc tế.
Đầu tư an toàn, bền vững trước khi kiếm lợi nhuận, chúng tôi may mắn gặp được các đối tác này. Hiện chúng tôi tiếp tục làm với đối tác Nhật Bản như Aeon Mall… để tối ưu hoá trong hệ sinh thái trong phát triển khu đô thị của Phúc Khang.
Nhà đầu tư Nhật Bản khó tính, nhưng khi đã trở thành đối tác với họ, mình được rất nhiều, trưởng thành nhiều.
Liên doanh, hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài thì phải hướng đến dài hạn, bền vững. Đó là lựa chọn thông minh.
Các dự án của Phúc Khang vấn đang tiếp tục được nhà đầu tư nước ngoài (NDT NN) quan tâm, đang xúc tiến đẩy mạnh theo danh mục đầu tư KPMG đã chia sẻ ở phiên trước đó.
Trả lời câu hỏi bà đánh giá như nào về nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam? Bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Kim Oanh Group cho biết, Kim Oanh Group mong muốn đối tác nước ngoài cùng tạo ra phân khúc thị trường nhà ở, nhà xã hội nhà cho người có thu nhập trung bình khá và cả phân khúc khách hàng cao cấp. Ngoài ra, Kim Oanh Group cũng có quỹ đất để có thể hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài phát triển y tế và giáo dục, đầu tư những bệnh viện có cơ sở vật chất và dịch vụ tốt để người Việt Nam có thể khám chữa bệnh ngay tại Việt Nam.
Ông Phùng Huy Hào, Thư ký Tòa soạn Báo Đầu tư (điều phối) đặt vấn đề, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Malaysia vừa qua, quan hệ giữa Việt Nam - Malaysia đã được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra chương mới trong hợp tác giữa hai nước. Như vậy, kỳ vọng của Gamuda Land với thị trường Việt Nam?
Ông Angus Liew, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Gamuda Land Việt Nam: Chúng tôi có nhiều khoản đầu tư trong 2 ngành: Phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển bất động sản. Chúng tôi cũng phát triển sang các thị trường khác như Anh, Đài Loan (Trung Quốc), Úc, Singapore… Đồng thời, chúng tôi đã có mặt ở Việt Nam 17 năm với nhiều dự án được thông qua M&A.
Khi nói về tương lai ở Việt Nam, Gamuda Land nhận thấy đây vẫn là quốc gia hàng đầu trong danh mục đầu tư của chúng tôi vì triển vọng đầu tư tốt. Với nhiều thông tin phiên 1 cho thấy, thời cơ nhiều dù bên cạnh vẫn có những thách thức. Công ty chúng tôi có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD trong 5 năm tới và điểm sáng của chúng tôi là Việt Nam, vì chúng tôi có thể kéo theo nhiều khoản đầu tư khác. Đây là chiến lược của chúng tôi.
Sau thời gian giải lao kết nối, Diễn đàn bước vào phiên thảo luận 2 với chủ đề: Giải mã nhu cầu và chiến lược thành công trong các thương vụ M&A.
Phiên này các diễn giả sẽ tập trung thảo luận vào các chiến lược thực tiễn, nhu cầu của các bên tham gia (bên mua, bên bán), và các bước để thực hiện thương vụ thành công:
- Nhu cầu và chiến lược của bên mua và bên bán: Những doanh nghiệp nào đang tìm kiếm đối tác M&A để mở rộng thị trường hoặc thoái vốn? Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nào đang trở thành mục tiêu hấp dẫn? Sự khác biệt trong chiến lược M&A giữa các nhà đầu tư trong nước và quốc tế?.
- Xây dựng năng lực tài chính và huy động vốn cho M&A: Chiến lược xây dựng năng lực tài chính mạnh mẽ và huy động vốn hiệu quả để chuẩn bị cho các giao dịch M&A.
- Các vướng mắc trong M&A: Thảo luận về các rào cản pháp lý, thách thức văn hóa doanh nghiệp sau sáp nhập.
- Kinh nghiệm thực tiễn: Chia sẻ từ các thương vụ thành công, các bài học về cách tối ưu hóa giá trị và tích hợp sau M&A.
- Quản lý rủi ro và hòa hợp văn hóa: Làm thế nào để tránh các rủi ro pháp lý và văn hóa trong quá trình M&A?
Diễn giả tham gia thảo luận:
· Ông Angus Liew, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Gamuda Land Việt Nam
· Bà Bình Lê Vandekerckove, Tổng giám đốc, Trưởng Bộ phận Mua bán & Sáp nhập, Công ty Tư vấn thương vụ ASART
· Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần Đầu Tư & Xây dựng Phúc Khang
· Bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Kim Oanh Group
· Bà Nguyễn Trần Thục Anh, Giám đốc đầu tư, Covestcons
· Ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch, Tập đoàn BCG
· Ông Phạm Duy Khương, Luật sư điều hành, Công ty Luật ASL
· Ông Phùng Huy Hào, Thư ký Tòa soạn Báo Đầu tư (Điều phối)
Ông Tamotsu Majima, Giám đốc cấp cao, RECOF Corporation: Việt Nam vẫn là môi trường đầu tư có tiềm năng lớn. Các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn muốn đầu để mở rộng đầu tư trên toàn cầu. Nếu chúng ta tiếp tục duy trì cải cách thì đây vẫn là sức hút lớn. Nhà đầu tư Nhật Bản vẫn quan tâm đến các thương vụ M&A tiêu dùng, chế biến và các thương vụ khởi nghiệp công nghệ sáng tạo…
Kết thúc phiên 1 Diễn đàn M&A bước vào phần giải lao kết nối.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư (ngoài cùng bên trái) tặng kỷ niệm chương cho các diễn giả tham gia thảo luận phiên 1. Ảnh: Lê Toàn |
Ông Seck Yee Chung nêu vấn đề, về giáo dục, có thể đầu tư các chương trình quốc tế, nhưng Việt Nam có ngưỡng cho học sinh nước ngoài, nền giáo dục khác nhau đặt ra câu hỏi về cách thức triển khai, quy định pháp lý... Chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều cải cách hơn, có cách tiếp cận đồng nhất, minh bạch kể cả đầu tư giáo dục trong nước hay nước ngoài. Bên cạnh đó, động lực lớn nhất cho M&A năm 2025?
Ông Đinh Thế Anh: Nếu xem về đầu tư giáo dục từ lớp 1 đến 12 thì đã có nhiều nhà đầu tư, nhưng một trong những động lực thì giáo dục công vẫn chiếm 80%, còn giáo dục tư nhân đang tăng trưởng thông qua nhiều đầu tư từ khu vực tư nhân. Hiện nay, đầu tư vào giáo dục mầm non, tiếng Anh... có nhiều ngành dọc có thể mở rộng, đây là thị trường hấp dẫn.
Ông Đinh Thế Anh, Thành viên điều hành, Trưởng bộ phận Tư vấn tài chính doanh nghiệp, KPMG Việt Nam. Ảnh: Lê Toàn |
Tôi cũng thấy việc đầu tư các trường đại học, cao đẳng hấp dẫn. Trong tương lai, sẽ có nhiều đầu tư về nền tảng giáo dục, có nhiều thay đổi hiện nay để mang dòng tiền nước ngoài vào ngành dọc trong giáo dục. Tuy nhiên về pháp lý, có những khía cạnh khác nhau về quy định chương trình, giới hạn học sinh nước ngoài, nên khi đầu tư vào lĩnh vực này, chúng ta cần suy nghĩ thật kỹ.
Bà Võ Hà Duyên: Đối với xu hướng 2025, tôi nghĩ cũng có những bằng chứng rõ ràng, trải qua cải cách pháp lý thu hút đầu tư xanh, công nghệ cao, làm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, nhưng cải cách nào cũng cần toàn diện, đồng diện với nhau.
Nó luôn có những thay đổi kéo theo, chúng tôi mong những quy định sẽ cho phép các nhà đầu tư có thể nắm được những quy định pháp lý rõ ràng trước khi thực hiện thương vụ lớn. Năm sau sẽ có các thương vụ quy mô nhỏ và trung bình nhiều hơn. Năm sau, các ngành như logistics, dịch vụ fintech, chế biến chế tạo,… sẽ được chú ý. Nếu cải cách pháp lý có định hướng rõ ràng thì sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư và có các giao dịch lớn được các quốc gia khuyến khích.
Ông Seck Yee Chung: Thay đổi, cải cách có thể mong chờ và triển vọng tương lai?
Ông Tamotsu Majima, Giám đốc cấp cao, RECOF Corporation: Có 2 thách thức trong giao dịch M&A phải đối mặt, thứ nhất là giai đoạn sơ khởi, chính là khoảng cách định giá giữa bên mua - bán, do thiếu các cơ sở để so sánh, thiếu thanh khoản, nên định giá đôi khi không hợp lý lắm. Bên bán không chấp nhận giá trên thị trường, bên mua khó tìm mô hình tương tự để đưa định giá.
Thứ hai là một số lĩnh vực ngành nghề có kết quả hồi phục chậm. Trong khi kỳ vọng bên bán cao, còn bên mua định giá dựa trên kết quả kinh doanh gần nhất.
Bên cạnh đó, là vấn đề quy trình phê duyệt. Chúng tôi không phải chuyên gia pháp lý, nhưng đôi khi chúng tôi nghe thấy rằng, một số phòng ban cơ quan chức năng có các hướng dẫn khác nhau về thủ tục, quy trình phê duyệt. Chúng tôi nộp đơn giúp chẳng hạn, thì phải tham vấn với các cơ quan khác nhau và không tính toán được thời gian, dẫn đến quy trình khó đoán định.
Hầu hết các giao dịch có sự tham gia của các công ty Nhật Bản thì gần như chúng tôi đều phải kiên nhẫn cho các bên, từ quy trình ra quyết định chậm của nhà đầu tư Nhật Bản, tới chờ các quy trình phê duyệt của cơ quan quản lý.
Ông Seck Yee Chung: Chúng tôi có nhiều sự kiện ở Singapore, nhìn chung cảm nhận của nhà đầu tư là thị trường Việt Nam có tiềm năng trưởng, nhưng thách thức mà chúng tôi ghi nhận phản hồi là về thủ tục hành chính. Các quốc gia láng giềng trong khối ASEAN có quy trình hành chính nhanh, phê duyệt hiệu quả hơn, nên đang thu hút được nhiều đầu tư.
Ông Oh Hsiu-Hau, Luật sư điều hành, Công ty Allen & Gledhill (Việt Nam): vấn đề phê duyệt, tôi vẫn phải lặp lại, quy trình thủ tục pháp lý của việt Nam mất khá nhiều thời gian, nên các thương vụ mất 6 - 12 tháng mới hoàn tất. Chưa hết, còn khiến người ta cảm thấy thiếu sự chắc chắn - cứ phải chờ đợi, kiểm tra thường xuyên với sở, ban ngành liên quan, điều này cũng gây nhiều bức xúc với nhà đầu tư.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực làm tinh gọn quy trình này, trong đó đáng ghi nhận là việc số hoá thủ tục. Hy vọng Việt Nam sẽ số hoá thêm nhiều quy trình hơn nữa để có thể nhanh chóng hơn.
Tiếp theo là có những trường hợp, một số chính quyền địa phương lại có cách diễn giải về luật lệ khác nhau. Điều này khiến nhà đầu tư rất quan ngại, họ cần định đoán được, họ phải xác định là đáp ứng được điều kiện thì phê duyệt, không đáp ứng thì không được phê duyệt, thay vì cứ ngồi chờ đợi mà không dự đoán được có được duyệt hay không?
Tôi hiểu đây là các khó khăn, không hề dễ dàng giải quyết của Chính phủ và cơ quan chức năng. Nhưng nhà đầu tư thực hiện thương vụ 1 tỷ USD thì sự thành công của thương vụ không thể trông chờ may rủi vào việc gặp ai, diễn giải luật như thế nào?
Nhiều khách hàng của chúng tôi sau khi tiếp cận thì nghĩ rằng, đầu tư ở các thị trường khác dễ hơn. Điều này có thể khiến chúng ta đánh mất đi cơ hội.
Toàn cảnh phiên thảo luận thứ nhất. Ảnh: Lê Toàn. |
Ông Seck Yee Chung: Chúng ta luôn mong các khoản đầu tư quay trở lại, không chỉ 1 lần. Tôi hiểu không phải vấn đề thời gian nhanh hay chậm, mà khả năng đoán định của nhà đầu tư là quan trọng.
Ông Lee Leong Seng, Giám đốc Bộ phận Phát triển Bất động sản Nhà ở, Khối Bất động sản, Keppel Việt Nam: Tôi mong tìm được tài sản tốt và đầu tư vào thời điểm để thể sinh lời, cái này cần thời gian và công sức.
Tôi mất nhiều năm để tìm tài sản tốt và với kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng, với nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường Việt Nam, thì M&A là tốt nhất. Tôi khuyến khích nhà đầu tư mới thông qua M&A để tìm được nhiều đối tác tốt, có nhiều thị trường tốt, nhiều tài sản tốt.
Ông Seck Yee Chung: Tín hiệu có vẻ cũng tích cực, Việt Nam có thể là điểm sáng, tìm được tài sản tốt để đầu tư thì cũng là xuất phát điểm tốt. Tôi vui mừng khi thấy các góc nhìn không quá mịt mờ, dù thách thức trong việc tìm đối tác phù hợp. Hy vọng diện mạo thị trường M&A sẽ sôi động và nhiều điểm sáng hơn.
Với câu hỏi, các chính sách Chính phủ hiện đang được thực hiện nhanh hay chậm? Bà Võ Hà Duyên, Chủ tịch, Công ty Luật VILAF nhìn nhận, có các vấn đề được đề xuất, kiến nghị thay đổi, nhưng vấn đề nhà đầu tư nên quan tâm là thuế.
Bà Võ Hà Duyên, Chủ tịch, Công ty Luật VILAF |
Một vài kiến nghị đang xem xét theo yếu tố toàn cầu, cơ chế mới hiện đang kiến nghị sẽ giảm ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ cũng đang tăng cường biện pháp về thương mại điện tử, rà soát thuế tiêu thụ đặc biệt… Đây là các dự thảo sắp được rà soát, khả năng cao nhà đầu tư sẽ xem xét tác động và những kiến nghị này sẽ tác động đến thương vụ mua công ty lớn liên quan về thuế.
Những kiến nghị này có thể khiến mọi thứ chậm lại và nhà đầu tư cần đánh giá kỹ lưỡng hơn, nhưng không phải tất cả thay đổi đều không có lợi. Dự thảo có lợi nhất là liên quan đến quy trình đầu tư đặc biệt, là kiến nghị thủ tục đăng ký được đi nhanh đến cơ quan địa phương, chỉ mất 15 ngày để đăng ký. Thủ tục này cho phép miễn trừ quản lý đầu tư xây dựng, những dự án hợp lệ không cần phê duyệt đầu tư, cho phép xây dựng hay đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy. Đó là những dự án trên danh sách ưu tiên của Chính phủ, là những dự án trong khu công nghiệp, khu chế biến, chế xuất, khu công nghệ cao, đặc khu kinh tế đổi mới sáng tạo, bán dẫn, sản xuất chíp, năng lượng sạch,…
Đây là những thay đổi đề nghị rất tích cực, nhưng cần thời gian hoàn thiện, hướng dẫn áp dụng. Ngoài ra, tất cả thay đổi này mới ở mức dự thảo, cần chờ đợi. Do đó, nhà đầu tư cần nhiều thời gian hơn để đánh giá, xem xét.
Ông Dominic Scriven: Tôi vẫn cho rằng có ba vấn đề.
Thứ nhất, môi trường kinh doanh phải đến từ lòng tin giữa người bán và người mua. Hiện lòng tin vào thị trường hơi yếu. Tính từ đầu năm tới nay, đã có 3,5 tỷ USD bị rút khỏi thị trường Việt Nam. Tính lũy kế trong 3 năm qua là 6 tỷ USD đã rút khỏi thị trường. Đây là kết quả của vấn đề lòng tin.
Thứ hai về nguồn cung. Nếu ta nhìn vào cấu trúc của thị trường vốn của Việt Nam thì đây là một cấu trúc kinh tế khá cũ. Lĩnh vực lớn nhất là ngân hàng, thứ 2 là bất động sản tiếp là tiêu dùng, năng lượng… Thời gian qua, chúng ta cũng đã quan đến giáo dục, viễn thông, nhưng còn công nghệ, thương mại điện tử đang ở đâu? Vướng mắc cho việc phát triển các lĩnh vực ở Việt Nam, theo tôi đó là quy định, muốn niêm yết DN phải có lợi nhuận. Đây là quy định tốt để bảo vệ nhà đầu tư, nhưng khó cho các doanh nhân khởi nghiệp khi họ muốn phát triển ý tưởng mới.
Chúng ta nhắc nhiều đến 4.0, nhưng chúng ta cần phải nhớ, lĩnh vực mới phải có rủi ro, sẽ có những khoản lỗ, mà lỗ thì không gọi được vốn, như thế sẽ không làm. Chính vì câu chuyện này mà lĩnh vực lớn nhất trên thị trường cổ phiếu hiện nay tại Việt Nam vẫn là ngân hàng, bất động sản, năng lượng.
Vấn đề thứ 3 là bên bán - bên mua. Theo tôi, nút thắt lớn nhất hiện nay vẫn là chính sách. Hiện vẫn chưa có nhiều chính sách tạo động lực lớn cho các nhà đầu tư gián tiếp. Bộ Tài chính và cơ quan quản lý thị trường chứng khoán nỗ lực nhiều để giải quyết các vấn đề thu hút vốn nước ngoài như việc ban hành Thông tư 68/2024, nhưng thực tế với các nhà đầu tư nước ngoài, nó chưa phải là thông điệp rõ ràng để có tác động tới họ. Còn bên mua nội địa chưa thực sự có cấu trúc tạo ra thể chế đầu tư mạnh vào đây. Các định chế lớn như các công ty bảo hiểm nhân thọ có nguồn vốn rất lớn, nhưng họ không thực sự được phép đầu tư ngoài trái phiếu chính phủ (TPCP), hoặc cơ quan BHXH cũng vậy, họ không có nhiều công cụ đầu tư ngoài TPCP (có giai đoạn lãi suất 5 năm là 1,8%/năm, trong khi các công trả lãi suất vay 8-10%/năm).
Tóm lại, thị trường M&A vẫn có 3 vấn đề chính là môi trường kinh doanh; nguồn cung; bên bán và bên mua.
Ông Seck Yee Chung: Rào cản để thực hiện các thương vụ là gì?
Ông Đinh Thế Anh, Thành viên điều hành, Trưởng bộ phận Tư vấn tài chính doanh nghiệp, KPMG Việt Nam: Những năm qua, vài thương vụ đã ngưng hoặc bất thành vì khoảng trống định giá giữa bên mua – bán. Đó là do các DN trong một số lĩnh vực chịu tác động của tiêu dùng yếu thì kết quả kinh doanh không quá tốt, một số ngành nghề chưa hồi phục hẳn. Đây chính là nguyên nhân chính tạo khoảng cách lớn. Có thể kể đến như giáo dục, y tế, người tiêu dùng có xu hướng giảm, như chọn trường quốc tế thì quá đắt đỏ, nên xu hướng chọn trường có học phí thấp hơn.
Khách mời đặt câu hỏi, đối với bất động sản công nghiệp, về luật lệ, chính sách, Luật Đất đai mới yêu cầu những điều kiện nhiều hơn đối với các bên phát triển, phải đạt nhiều điều kiện mới cho các bên vào thuê. Như vậy, khiến thời gian kéo dài thì có quan ngại?
Theo ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker McKenzie: Luật Đất đai mới có chủ đích tốt trong giải quyết các bất cập như định giá đất, nhưng bây giờ không còn được 5 năm cập nhật 1 lần, mà cập nhật hàng năm.
Ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker McKenzie. Ảnh: Lê Toàn |
Theo Luật Đất đai 2024, các nhà phát triển phải đảm bảo cơ sở hạ tầng có hết mới bắt đầu bán sản phẩm, tức không xem quyền sử dụng đất là công cụ trao tay qua lại. Yêu cầu này có thể khiến thời gian kéo dài. Tuy nhiên, điều quan trọng liên quan đến đất đai, đó là về thời hạn. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ những ngày đầu mở cửa, tính đến nay thì thời gian thuê đất cũng sắp hết, liệu có được gia hạn hay không? Đây là vẫn đến chính cần quan tâm trong thời gian tới.
Ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker McKenzie: Thời gian trước chúng ta đã có một số thương vụ thoái vốn lớn như Sabeco, nhưng sau đó không thấy có thương vụ thoái vốn đình đám nào nữa? Các vị nghĩ gì về vấn đề này?
Ông Dominic: Chúng tôi không có tư cách gì để đặt câu hỏi về việc sao Chính phủ Việt Nam không bán thêm các tài sản của mình. Trong quá khứ, quá trình cổ phần hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều thành công, tạo nên tạo sự quan tâm của các nhà đầu tư nước trong và ngoài nước.
Tôi nhận thấy, Diễn đàn M&A vẫn thiếu vắng các nhà đầu tư Việt Nam. Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tham gia các vụ M&A sẽ tận dụng những thời cơ để phát triển tốt hơn mạnh hơn. Theo tôi, họ thực sự có thể tận dụng thị trường vốn này tốt hơn.
Ông Seck Yee Chung: Tôi muốn nghe thêm ý kiến về các công ty Việt Nam IPO, tôi biết có rất nhiều trông mong sẽ có nhiều công ty mới lên sàn trong thời gian gần, chưa có DN nào thực hiện IPO nổi bật. Phải làm gì đây, có danh sách công ty Việt Nam nào niêm yết thị trường nước ngoài không?
Ông Dominic Scriven, OBE Chủ tịch, Công ty Dragon Capital Việt Nam: Một số công ty quan tâm niêm yết TTCK Việt Nam. Hiện chưa nhiều và chưa nhiều DN ở nền kinh tế mới nổi như Việt Nam thực hiện niêm yết nước ngoài.
Ông Dominic Scriven, OBE Chủ tịch, Công ty Dragon Capital Việt Nam |
Thị trường vốn là nơi mà người mua - người bán gặp nhau trong giao dịch hàng ngày, các cơ quan quản lý tạo ra khung pháp lý để vận hành thị trường ổn định, an toàn. Thị trường vốn là thị trường đầu tư dễ hơn thị trường tư nhân, bởi thị trường tư nhân cần nhiều nhà tư vấn pháp lý, tài chính, trong khi thị trường vốn chỉ cần đạt điều kiện ban đầu khi tham gia thị trường, như các điều khoản pháp luật dễ hiểu, chi phí thấp...
Các DN Việt Nam hiện nay chưa tận dụng thị trường vốn hiệu quả. Chúng ta nghe nói rằng DN thiếu vốn, đói vốn, vậy sao các DN không tìm vốn trên thị trường vốn? Tôi không biết câu trả lời. Các công ty Việt Nam cứ tìm đối tác chiến lược, vậy sao không tham gia thị trường vốn?
Về IPO, lần cuối cùng có thương vụ IPO đình đám là 2018, tức đã 6 năm trước. Tôi cho rằng, có những điều kiện cần thiết để thị trường vốn trở nên hấp dẫn với cả bên mua - bán, nhưng có lẽ vì lý do nào đó mà khiến thị trường này chưa sôi động được như kỳ vọng.
Với đơn vị bất động sản, ông Lee Leong Seng, Giám đốc Bộ phận Phát triển Bất động sản Nhà ở, Khối Bất động sản, Keppel Việt Nam cho biết: Trong hành trình đầu tư 30 năm qua, xu hướng trên toàn cầu thay đổi thì Việt Nam cũng thay đổi. Xu hướng bất động sản toàn cầu đã thay đổi cả bất động sản Việt Nam, nên cần xem xét xu hướng toàn cầu. Chúng tôi xem xét các xu hướng hiện tại nhưng cũng có xu hướng bất động sản mới như bất động sản dưỡng lão, trung tâm dữ liệu. Tức chúng tôi liên kết rất mạnh mẽ với toàn cầu để xem gió thổi hướng nào.
Cũng có nhiều quỹ quốc tế họ chú trọng hơn đến ESG, chúng tôi sẽ đảm bảo các sản phẩm đang xây dựng, bán hàng đạt yêu cầu về ESG, các sản phẩm luôn cố gắng đạt giấy chứng nhận phát triển xanh, bền vững.
Việt Nam luôn là thị trường thú vị, với kinh tế phát triển, dân số vàng, rất nhiều quỹ đầu tư đang trông mong vào Việt Nam, đây là thời điểm quan trọng để các công ty nước ngoài phối hợp công ty địa phương. Chúng ta cũng cần trao đổi giữa nhà đầu tư toàn cầu và doanh nghiệp địa phương, vì các công ty nước ngoài mang lại dòng vốn, còn công ty trong nước mang lại kinh nghiệm, khẩu vị đầu tư.
Trong năm sau, với quy định, chính sách mới, chúng tôi cũng có một số dự án mới, hy vọng sự thay đổi vĩ mô sẽ được chuyển dịch thành hiện thực.
Trả lời câu hỏi này ông Oh Hsiu-Hau, Luật sư điều hành, Công ty Allen & Gledhill (Việt Nam) cho rằng, chúng ta nên tập trung vào các ngành sẽ được hưởng lợi nhiều việc hoàn thiện chính sách là ngành bất động sản. Bất động sản đang có những thay đổi về chính sách vĩ mô. Điều này sẽ mang nhiều cơ hội và giải tỏa về những vùng xám về chính sách đầu tư. Các quy định về Luật đất đai có những sửa đổi tích cực cũng sẽ giảm bớt việc đầu cơ trong lĩnh vực này.
Trả lời câu hỏi này ông Oh Hsiu-Hau, Luật sư điều hành, Công ty Allen & Gledhill (Việt Nam). Ảnh: Lê Toàn |
Ngoài bất động sản, ngành năng lượng cũng đã có nhiều sự quan tâm trở lại của các nhà đầu tư. Đây là thông tin vui cho ngành này. Các dự án chuyển đổi năng lượng đang đáp ứng quy định về thuế quan mới.
Tiếp theo là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, cơ quan chức năng đã có một số thông tư tháo gỡ cho cơ sở y tế cung cấp dịch vụ y tế mới quy định về chăm sóc sức khỏe sẽ có nhiều thay đổi dù còn vùng xám và nhiều điểm luật cần diễn giải rõ hơn. Nhưng chỉ cần có hành lang pháp lý tiếp tục được thay đổi cho phù hợp cũng chứng minh Chính phủ Việt Nam đang muốn cải cách để thu hút vốn FDI thay đổi quang cảnh đầu tư trong lĩnh vực này.
Cuối cùng, việc thay đổi điều chỉnh các quy tắc cạnh tranh rõ ràng với các hướng dẫn cụ thể hơn đặc biệt với các giao dịch từ nước ngoài chuyển về cũng sẽ tạo niềm tin cho thu hút đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam.
Ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker McKenzie: Việt Nam là một thị trường có tiềm năng phát triển, năm 2024 thu hút vốn đầu tư FDI so với năm ngoái có nhiều khởi sắc, Việt Nam vẫn có thể làm tốt hơn tăng trưởng GDP 6-7%. Vốn FDI cũng được thúc đẩy phần nhiều do chuỗi cung ứng. Khi chúng các ta nói đến M&A trong kinh nghiệm của tôi, năm 2023 đang dừng lại và năm 2024 đã bắt đầu quay lại. Vậy tôi muốn đặt câu hỏi với các diễn giả ở đây: Thị trường nào mà khách hàng anh/chị nghĩ là tiềm năng nhất. Việt Nam cần làm gì để tăng sự cạnh tranh thu hút đầu tư so với các thị trường khác?
Ông Seck Yee Chung: Bà Duyên đã đưa đến nội dung chạm đến chủ đề rất được quan tâm, nhiều nhà đầu tư mong đợi chính là khả năng tiếp cận thị trường. Rõ ràng, trong kỷ nguyên kỹ thuật số thì luật viễn thông mới mang đến góc nhìn mới rõ ràng về sở hữu nước ngoài và trung tâm dữ liệu. Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại, và nhà đầu tư cần lưu tâm, trao đổi cùng luật sư để xem các giới hạn điều kiện tiếp cận đã giảm thiểu như trong lĩnh vực online game đã giảm chưa, hay bán lẻ…thì chắc cần thêm thời gian để cải cách và cải thiện được. Tôi cũng đang có câu hỏi cho diễn giả, Việt Nam có là thị trường hấp dẫn với nhà đầu tư Nhật Bản không?
Ông Tamotsu Majima, Giám đốc cấp cao, RECOF Corporation: Có một số tin chưa tích cực lắm trong tình hình đầu tư của Nhật Bản như lạm phát, chính trị…, nhưng tôi tin với nhà đầu tư Nhật Bản, tăng trưởng GDP Nhật Bản trong những năm qua 0,1%-2%, trong khi dư địa tăng trưởng của GDP Việt Nam là 6-7%. Theo đó, Việt Nam là thị trường tiềm năng và hấp dẫn với nhà đầu tư Nhật Bản.
Ông Tamotsu Majima, Giám đốc cấp cao, RECOF Corporation. Ảnh: Lê Toàn |
Những tháng qua, nhà đầu tư Nhật Bản đang có vẻ ít tích cực hơn, nhưng vẫn hy vọng họ sẽ có các deal mới trong nhiệm kỳ nội các mới của Nhật Bản.
Tôi cho rằng, yếu tố nền tảng là công ty Nhật Bản cũng có nhiều tiền mặt, dòng tiền lớn, DN tư nhân Nhật Bản đang có khoảng 2.300 tỷ USD. Với công ty đại chúng Nhật Bản đối mặt áp lực của cổ đông về việc phải đầu tư hiệu quả hơn vào DN tăng trưởng, thị trường tăng trưởng hơn - đây là áp lực của họ. Nên tình hình đầu tư của Nhật Bản sang các thị trường tiềm năng dự kiến vẫn sẽ thúc đẩy thời gian tới.
Trước câu hỏi, đâu là những thay đổi luật pháp chính yếu, tác động đến nhà đầu tư nước ngoài, bà Võ Hà Duyên, Chủ tịch, Công ty Luật VILAF cho biết, Việt Nam đang trải qua giai đoạn năng động về luật pháp, luật lệ về tác động luật đến vận hành doanh nghiệp và đầu tư, chạm đến quy trình đầu tư, thuế, xây dựng, và các lĩnh vực ngành nghề cụ thể.
Bà Võ Hà Duyên, Chủ tịch, Công ty Luật VILAF |
Nói về các điểm tích cực, có lẽ hầu hết các thay đổi được đề xuất đơn giản hoá quy trình, thủ tục giảm gánh nặng cho nhà đầu tư, ví dụ hỗ trợ đầu tư liên quan đến công nghệ, xanh, năng lượng tái tạo, ESG…
Thứ nhất là Luật Viễn thông xu hướng chuyển dịch thân thiện hơn với nhà đầu tư, mở ra cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài về dịch vụ viễn thông internet, điện toán đám mây. Đây là những kỹ thuật phức tạp, nhưng hiểu đơn giản thì đó là các ứng dụng như: WhatsApp, Wechat,… được mở cửa 100%, có thể được sở hữu bởi nước ngoài theo luật viễn thông. Những dịch vụ viễn thông được xếp vào nhóm không chịu quá nhiều luật pháp, có thể không cần xin giấy phép vận hành của viễn thông, không chịu quá nhiều quản lý, thúc đẩy mảng viễn thông, thu hút đầu tư nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai liên quan đến Hiệp định CPTPP, đầu năm 2024, trong cam kết của Việt Nam theo hiệp định này, Việt Nam đã dỡ bỏ giới hạn sở hữu nước ngoài đối với các dịch vụ gaming điện tử, hay dịch vụ bán lẻ liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài. Liên quan đến luật địa phương, trước đây, trong các dịch vụ gaming điện tử, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu dưới 51% nhưng sau này được thay đổi thành sở hữu 100%. Đặc biệt, các bài kiểm tra kinh tế cũng được dỡ bỏ luôn với các đối tượng thuộc CPTPP.
Thứ ba liên quan năng lượng. Gần đây Việt Nam đã ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp mà thị trường chờ đợi từ lâu, và bắt đầu đưa đến những sự hứa hẹn. Dù việc thực thi vẫn đang đợi thêm văn bản hướng dẫn từ Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhưng đã nâng cao kỳ vọng trong thị trường, đặc biệt là những dự án năng lượng tái mới.
Ông Dominic Scriven, OBE, Chủ tịch Công ty Dragon Capital Việt Nam: Nói về chính quyền mới của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, nhìn chung trước mắt sẽ có một số tiêu cực, nhưng trung và dài hạn sẽ tích cực. Còn với câu chuyện M&A hiện nay mình đang có vấn đề với người mua và người bán.
Nếu đọc báo sẽ thấy Việt Nam đang có nhiều cải cách về chính sách, những cải cách rất lớn, điều này sẽ dẫn đến hồi phục kinh doanh của khu vực doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đại chúng tại Việt Nam mà chúng tôi đang theo dõi sát thì năm 2021 tình hình kinh doanh tốt, sang năm 2022 và năm 2023 là năm kinh doanh khá tệ. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh năm 2024, theo đánh giá của chúng tôi cho thấy có nhiều dấu hiệu phục phục. 9 tháng năm 2024, lợi nhuận của các doanh nghiệp này đã tăng khoảng 18-19%. Điều này đem lại lòng tin cho các nhà đầu tư và môi trường M&A cũng đã trở thành vấn đề lạc quan hơn trong tương lai.
Ông Seck Yee Chung: Các diễn giả nhìn thấy gì, xu hướng gì mà ta có thể hy vọng?
Ông Đinh Thế Anh, Thành viên điều hành, Trưởng bộ phận Tư vấn tài chính doanh nghiệp, KPMG Việt Nam: Người mua đã quay lại thị trường, có bên mua cá nhân, bên mua tài chính, các quỹ PE, quỹ đầu tư mạo hiểm… cho thấy tiền đang quay trở lại thị trường Việt Nam. Các hoạt động kêu gọi vốn đang sôi động hơn.
Với nhà đầu tư chiến lược, các giao dịch ở nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc khá yên tĩnh năm qua, nhưng họ đang quay lại, đặc biệt nhà đầu tư Hàn Quốc đã có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì họ rất tin vào thị trường Việt Nam.
Bước vào phần thảo luận của phiên 1 với sự điều phối của ông Seck Yee Chung , Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker McKenzie sẽ tập trung vào bối cảnh vĩ mô, sự thay đổi về chính sách, các xu hướng lớn toàn cầu ảnh hưởng đến thị trường M&A và dòng vốn quốc tế.
- Bối cảnh kinh tế vĩ mô: Tác động của tăng trưởng GDP, lạm phát, chính sách tiền tệ đến M&A.
- Quy định pháp lý mới: Các thay đổi về luật pháp, giới hạn sở hữu nước ngoài và ưu đãi thuế.
- Xu hướng đầu tư quốc tế: Nhà đầu tư ngoại tìm kiếm điều gì?
- Những lĩnh vực nào tại Việt Nam đang thu hút dòng vốn quốc tế?
- Dự báo tăng trưởng M&A trong các thị trường và lĩnh vực chủ chốt.
Với các diễn giả tham gia thảo luận:
Ông Dominic Scriven, OBE Chủ tịch, Công ty Dragon Capital Việt Nam.
Ông Tamotsu Majima, Giám đốc cấp cao, RECOF Corporation.
Bà Võ Hà Duyên, Chủ tịch, Công ty Luật VILAF.
Ông Đinh Thế Anh, Thành viên điều hành, Trưởng bộ phận Tư vấn tài chính doanh nghiệp, KPMG Việt Nam.
Ông Oh Hsiu-Hau Luật sư điều hành,Công ty Allen & Gledhill (Việt Nam).
Ông Lee Leong Seng, Giám đốc Bộ phận Phát triển Bất động sản Nhà ở, Khối Bất động sản, Keppel Việt Nam.
Các diễn giả tham gia thảo luận Phiên 1. Ảnh: Lê Toàn |
Ông Seck Yee Chung cho rằng, chúng ta đang nhìn thấy sự lạc quan các khoản đầu tư M&A tại Việt Nam, nhưng cần thực tế rằng, tình hình và triển vọng còn chưa rõ ràng. Chúng ta có thể hào hứng và có nhiều động lực như Chính phủ Việt Nam lèo lái qua các dao động địa chính trị rất “chắc tay”, quyết liệt xử lý tham nhũng…, qua đó xây dựng được lòng tin mạnh mẽ. Ngoài ra, định hướng, đổi mới sáng tạo cho thấy rằng Việt Nam muốn thăng cấp lên tầm cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Việt Nam có các lợi thế là người trẻ có kỹ năng cao hơn, giới trung lưu với nhu cầu về hàng hoá dịch vụ cao hơn, nhưng các doanh nghiệp cũng phải nhìn thách thức như chính sách có nhiều bất định của chính quyền của ông Donald Trump, còn trong nước vẫn còn nhiều thủ tục phê duyệt cho nhà đầu tư nước ngoài còn khá nhiều bước để các dự án hay vận hành của doanh nghiệp mới có thể khởi động được.
Mặc dù vậy, chúng ta có thể lạc quan một cách cẩn trọng khi nhìn về tương lai. Đây sẽ là bối cảnh chính trong phiên thảo luận này.
Ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam đánh giá, năm 2023 thị trường M&A rất thấp. Sang năm 2024, thị trường cũng không tốt như kỳ vọng.
9 tháng 2024, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chứng kiến mức giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, đẩy giá trị M&A giảm xuống mức thấp nhất trong mười năm là 263 tỷ USD (giảm 51,5% so với mức đỉnh 9 tháng năm 2021).
Sự sụt giảm đáng kể ở Trung Quốc (giảm 41% so với cùng kỳ) và Úc (giảm 7%) đã làm giảm đáng kể thị trường khu vực nói chung. Trong khi đó, Ấn Độ nổi bật như một điểm sáng trong khu vực, với mức tăng trưởng 66%, và Indonesia tăng trưởng 68%.
Trong năm 2024, có xu hướng các thương vụ không phải nhà đầu tư nước ngoài mua các công ty trong nước, mà là các công ty trong nước mua bán nhau. Do chính sách các nước bảo hộ hơn, dòng tiền ngần ngại chảy ra nước ngoài khi lãi suất ở mức cao.
Trong đó, khối lượng và giá trị giao dịch trong khu vực Đông Nam Á ở mức thấp, do ảnh hưởng từ những thách thức toàn cầu lẫn khu vực, dẫn đến tâm lý đầu tư thận trọng và hạn chế các hoạt động M&A.
Trong khi ở Việt Nam, 9 tháng 2024 ghi nhận sự cải thiện đáng kể về giá trị giao dịch M&A, với mức tăng trưởng 45,9% so với cùng kỳ (so với mức giảm 11,3% trong tổng giá trị giao dịch của Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines) dù khối lượng giao dịch ghi nhận mức giảm 11,6% so với cùng kỳ.
Nên thay đổi thị trường M&A Việt Nam là một sự tăng trưởng tích cực. Hy vọng cuối năm 2024 có sự phát triển tương đối tốt của thị trường M&A Việt Nam.
Tăng trưởng giá trị giao dịch này chủ yếu được thúc đẩy bởi mức nền thấp năm 2023, đồng thời một số giao dịch lớn từ các nhà đầu tư trong nước, cho thấy các doanh nghiệp nội địa có thể đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh cũng như tối ưu hóa để tập trung hơn vào những lĩnh vực then chốt của mình trong bối cảnh môi trường kinh doanh vẫn đang có nhiều thách thức.
Tăng trưởng được thúc đẩy bởi các giao dịch lớn trong nước, đặc biệt là 4 giao dịch của Vingroup và Masan Group trị giá 1,9 tỷ đô la, tương đương 58% tổng giá trị thị trường. Quy mô giao dịch trung bình cho các giao dịch được tiết lộ đã tăng đáng kể, đạt 56,3 triệu đô la Mỹ khi các giao dịch lớn thống trị thị trường.
Nhìn chung, 10 thương vụ lớn nhất chiếm khoảng 2,8 tỷ USD, tương đương với khoảng 87% tổng giá trị giao dịch đã được công bố. So với 3 năm trước, giá trị trung bình các giao dịch được công bố đã tăng đáng kể, đạt 56,3 triệu USD mỗi thương vụ trong 9 tháng 2024 khi các thương vụ lớn chiếm lĩnh thị trường (giá trị của nhiều thương vụ nhỏ thường ít được công bố).
Trong 9 tháng 2024, các nhà đầu tư trong nước đóng vai trò chính trong thị trường M&A Việt Nam khi chiếm 53% tổng giá trị giao dịch được công bố, gần gấp đôi tổng giá trị đóng góp của 4 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất cộng lại. Đây là kết quả của quá trình tái cấu trúc kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa. Xu hướng này còn cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang có sự tiếp cận thị trường M&A ở Việt Nam thận trọng hơn.
Xét về cơ cấu, hoạt động giao dịch M&A 9 tháng 2024 chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực Bất động sản (53%), Tiêu dùng thiết yếu (14%), và Công nghiệp (21%), chiếm tổng cộng 88% giá trị giao dịch và nằm trong top 5 thương vụ M&A lớn nhất.
Nhưng có những ngành gần như biến mất khỏi thị trường. Ví dụ 2022, ngành năng lượng, dịch vụ tiện ích đạt gần 1 tỷ USD, nhưng năm 2023 và 2024 gần như không xuất hiện thương vụ trong lĩnh vực này, hoặc các thương vụ nhỏ. Như vậy, đang có sự chuyển dịch trong các ngành hàng.
Thương vụ lớn nhất trong năm cho đến nay với giá trị 982 triệu USD là giao dịch giữa nhóm công ty có trụ sở tại Việt Nam mua lại 55% cổ phần của Công ty Phát triển Đầu tư và Thương mại SDI, một công ty con của Vingroup sở hữu gián tiếp 41,5% cổ phần tại Vincom Retail.
Lĩnh vực bất động sản đóng góp thương vụ lớn thứ hai khi Becamex IDC chuyển nhượng một dự án nhà ở trị giá 553 triệu USD tại Bình Dương cho Sycamore Limited, công ty con của CapitaLand Group từ Singapore.
Trong lĩnh vực tiêu dùng, một thương vụ đáng kể là Bain Capital của Mỹ đầu tư 255 triệu USD vào Masan Group qua hình thức phát hành riêng lẻ. Ngoài ra, Masan Group cũng mua lại cổ phần trị giá 200 triệu USD tại VinCommerce từ SK South-East Asia Investment.
Ở lĩnh vực Công nghiệp, VinFast Auto Ltd. ký hợp đồng mua lại Công ty cổ phần VinES Energy Solutions từ ông Phạm Nhật Vượng với giá trị 440 triệu USD.
Các giao dịch M&A có giá trị từ 40 - 112 triệu USD cũng diễn ra trong các lĩnh vực Công nghiệp và Công nghệ thông tin.
Về quốc tịch các đơn vị tham gia M&A, các nhà đầu tư trong nước dẫn đầu thị trường, chiếm 53% tổng giá trị giao dịch M&A, gấp đôi so với bốn quốc gia nước ngoài tiếp theo. Riêng 4 nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tiếp theo đóng góp 32% giá trị giao dịch, trong khi Nhật Bản trượt khỏi danh sách, trong khi Trung Quốc trở lại lần đầu tiên kể từ năm 2021.
Trong giai đoạn 2025 và các năm tiếp theo, có một số yếu tố lớn ảnh hưởng ảnh hưởng đến thị trường M&A Việt Nam.
Thứ nhất là nền tảng phát triển kinh tế Việt Nam. GDP của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trên 6% trong cả năm 2024 và 2025; Xuất khẩu tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái trong 9 tháng năm 2024; Lạm phát dự kiến sẽ ổn định ở mức 3,5% vào năm 2024 và 2025. Ngoài ra, dòng vốn FDI dự kiến sẽ tăng 8-9% so với cùng kỳ năm ngoái vào năm 2025. Cuối cùng là tín dụng xanh tăng 22% hàng năm trung bình năm 2017 – 2023.
Thứ hai là chính sách tập trung vào công nghệ/AI và người tiêu dùng am hiểu công nghệ. Chương trình Chuyển đổi Kỹ thuật số Quốc gia đặt mục tiêu 30% GDP từ nền kinh tế kỹ thuật số vào năm 2030. Bên cạnh đó, người tiêu dùng am hiểu công nghệ với thu nhập ngày càng tăng. Đặc biệt, thương mại điện tử có CAGR mạnh 30,4% (từ 2018 – 2023), triển vọng vững chắc 20,6% CAGR (giai đoạn 2024 - 2028).
Thứ ba là phát triển cơ sở hạ tầng với nhiều dự án lớn như Sân bay Long Thành; tuyến đường sắt Bắc-Nam 67 tỷ USD tuyến kết nối Hà Nội – TP.HCM; xây dựng đường cao tốc trị giá 3.000 km trị 8 tỷ USD lên kế hoạch vào năm 2025.
Trong năm 2025, ông Ái dự báo thị trường M&A Việt Nam có thể sẽ “nở hoa”, đạt các con số ấn tượng. Số lượng thương vụ M&A dự kiến sẽ tăng lên trong các lĩnh vực then chốt như Công nghệ và Bất động sản nhờ vào các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Xu hướng đầu tư đang dịch chuyển sang lĩnh vực công nghệ và các dịch vụ có ứng dụng công nghệ, nhóm ngành dự kiến sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong các giao dịch M&A từ 2025. Xu hướng này được thúc đẩy bởi các sáng kiến và cải cách chủ động từ Chính phủ, bao gồm ưu đãi thuế cho ngành công nghệ cao và tối ưu hóa các quy trình đầu tư nước ngoài giúp giảm bớt rào cản với các nhà đầu tư quốc tế.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản dự kiến sẽ có động lực tăng trưởng mạnh mẽ hơn khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp dần ổn định, kết hợp với việc thi hành Luật Đất đai mới. Luật này sẽ làm rõ phương pháp định giá đất và ban hành các quy định mới về sử dụng đất, nâng cao tính minh bạch cho thị trường. Cùng với sự phục hồi của ngành này, nhu cầu trong nước dự kiến sẽ được củng cố hơn khi tâm lý đầu tư và nhu cầu tiêu thụ được cải thiện hơn.
Về phía các nhà đầu tư có thể là sự trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài, sớm giành lại vị trí dẫn đầu trên thị trường M&A Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc,..
Tuy nhiên, thị trường sẽ xuất hiện những làn gió ngược và khó khăn đến từ bốn vấn đề lớn.
Một là chi tiêu dự kiến khổng lồ của Hoa Kỳ dưới chính quyền mới có thể duy trì áp lực lạm phát và giữ lãi suất cao, làm tăng chi phí vốn.
Hai là các chính sách bảo hộ ở Mỹ có thể làm suy yếu xuất khẩu của Việt Nam.
Ba là xung đột ở Ukraine và Trung Đông có thể làm gián đoạn thương mại, dòng năng lượng và ổn định kinh tế, gây áp lực buộc các nhà đầu tư phải duy trì chế độ phòng thủ.
Bốn là sự phục hồi bất động sản chậm chạp có thể hạn chế chi tiêu và đầu tư của người tiêu dùng, làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Cuối cùng, ông Nguyễn Công Ái đưa ra một số vấn đề lớn cho xu hướng M&A năm 2025.
Đầu tiên là sự kết hợp các yếu tố thương mại và ESG cùng với phân tích tài chính và pháp lý truyền thống để giảm thiểu rủi ro và phát hiện ra cơ hội, xây dựng niềm tin của các bên liên quan và tăng cường sự liên kết chiến lược cho các giao dịch.
Song song đó là sự ưu tiên tạo ra giá trị dài hạn và tính bền vững bằng cách tập trung vào khả năng phục hồi dòng tiền, tích hợp ESG và tiềm năng tăng trưởng khi phát triển các khuôn khổ định giá, phù hợp với kỳ vọng phát triển của các nhà đầu tư toàn cầu.
Cuối cùng là sử dụng phân tích dữ liệu nâng cao để rút ra thông tin chi tiết về hoạt động, tối ưu hóa hiệu quả và khám phá các cơ hội tăng trưởng chưa được khai thác trong các doanh nghiệp mục tiêu.
Sau phần vinh danh các Thương vụ & Nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2023-2024, Diễn đàn bước vào phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề "Thị trường M&A: Những chuyển động lớn từ bối cảnh vĩ mô và xu hướng dòng vốn quốc tế".
Mở đầu phiên thảo luận, ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam trình bày Báo cáo tổng quan về thị trường M&A năm 2024 và dự báo triển vọng, xu hướng trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam trình bày tại Diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn |
Trong khuôn khổ Diễn đàn M&A Việt Nam 2024, Ban Tổ chức triển khai chương trình Bình chọn các Thương vụ và Nhà tư vấn M&A tiêu biểu. Việc bình chọn nhằm đánh giá và vinh danh doanh nghiệp có thương vụ tiêu biểu và các đơn vị tư vấn M&A tốt nhất trong năm 2023 - 2024.
Trong đó, trong hạng mục Tư vấn M&A tiêu biểu năm 2023-2024, ở nhóm chứng khoán có 4 CTCK được “gọi tên”, bao gồm CTCP Chứng khoán Vietcap, CTCP Chứng khoán Rồng Việt, CTCP chứng khoán Bảo Việt, CTCP chứng khoán VPS
Cùng hạng mục, với các đơn vị tư vấn là công ty luật, vinh danh 8 đơn vị, bao gồm: Công ty Luật VILAF, công ty Luật TNHH Allen & Gledhill (Vietnam); Baker McKenzie; Công ty Luật TNHH ASL (ASL Law); Công ty Luật TNHH YKVN; Công ty Luật TNHH LNT & Thành viên; Công ty LUẬT TNHH DENTONS LUẬT VIỆT; Công ty Luật TNHH LMP.
Và 3 công ty tư vấn, bao gồm: KPMG Việt Nam; RECOF Coporation; Công ty Tư vấn Thương vụ ASART; BDA Partners.
Ở hạng mục Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu năm 2023 - 2024, vinh danh 3 đơn vị bao gồm Vingroup, Masan và Kepple Vietnam.
Trong đó, Tập đoàn Vingroup, trong hai năm 2023- 2024, tiếp tục thực hiện chiến lược M&A để huy động nguồn lực phục vụ các hoạt động của Tập đoàn.
Với Masan Group đã thực hiện thành công nhiều thương vụ, trong đó có 03 thương vụ nổi bật với tổng giá trị lên hơn 584 triệu USD, bao gồm: Masan Group mua 7,1% cổ phần WinCommerce (WCM) từ SK Group, nâng tỷ lệ tại WCM lên 78,6%, Masan High-Tech Materials (MHT) bán 100% cổ phần Công ty H.C. Starck Holding cho Mitsubishi Materials Corporation, và bán cổ phần cho Bain Capital.
Trong danh sách các doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu năm 2023- 2024 có sự góp mặt của Tập đoàn Kepple với 4 thương vụ nổi bật liên quan công ty mẹ và các công ty con trực thuộc, bao gồm mua lại 49% cổ phần chiến lược tại hai dự án nhà ở của Khang Điền tại Thành phố Thủ Đức, TP.HCM; mua 70% cổ phần chiến lược CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ quốc gia (ADG) thông qua công ty con M1 Ltd, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Singapore; và bán 50% cổ phần công ty con Himawari cho Công ty Toshin Development (Nhật Bản) trong phát triển dự án Saigon Centre giai đoạn 3...
Ở hạng mục Doanh nghiệp có thương vụ M&A tiêu biểu năm 2023-2024 có 15 đơn vị được vinh danh.
Bao gồm, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank): Đã thực hiện thành công thương vụ bán 15% cổ phần cho Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group - SMBC (Nhật Bản), thu về 1,5 tỷ USD.
Công ty CapitaLand Development (Vietnam): thương vụ Công ty Sycamore thuộc Tập đoàn CapitaLand (Singapore) mua lại thành công dự án khu đô thị và nhà ở Tân Thành Bình Dương (thuộc Thành phố mới Bình Dương) từ Becamex IDC, với giá trị thương vụ 553 triệu USD.
Tập đoàn Thomson Medical Group: Tập đoàn Thomson Medical Group (Singapore) mua lại toàn bộ Công ty Far East Medical Việt Nam (FEMV), đơn vị sở hữu Bệnh viện FV. Đây là thương vụ đình đám nhất trong lĩnh vực y tế năm 2023, với giá trị thương vụ lên tới 381 triệu USD.
Công ty Gamuda Land Việt Nam: Gamuda Land mua lại dự án rộng 3,7ha tại Thủ Đức (TP.HCM) từ CTCP Tâm Lực để phát triển dự án căn hộ cao cấp Eaton. Thương vụ hoàn tất năm 2023 với giá trị lên tới 320 triệu USD.
Tập đoàn Kim Oanh: Thương vụ hợp tác đầu tư và chuyển nhượng cổ phần tại Dự án Khu đô thị Một Thế Giới - The One World giữa Kim Oanh Group và các đối tác của Nhật Bản (Tập đoàn Sumitomo Forestry, Tập đoàn Kumagai Gumi và Công ty NTT Urban Development). Giá trị thương vụ lên tới 350 triệu USD.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank): SeaBank bán lại Công ty Tài chính cho AEON Financial Service Co., Ltd của Nhật Bản với giá 200 triệu USD. Thương vụ hoàn tất năm 2023.
CTCP Chứng khoán VIETCAP: CTCK VietCap tổ chức thành công đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho 64 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm cả nhà đầu tư cá nhân và tổ chức như PYN, Dragon Capital, Apollo Asia… Tổng lượng phát hành chiếm 25% lượng cổ phiếu đang lưu hành, với giá trị thu về 158 triệu USD.
Tập đoàn Bảo hiểm DB (Hàn Quốc): Tập đoàn Bảo hiểm DB (Hàn Quốc) mua 75% cổ phần của Tổng công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNI) và 75% cổ phần của Tổng công ty CP Bảo hiểm BSH (BSH). Tổng giá trị của 2 thương vụ này ước tính 118 triệu USD. Đây là những thương vụ M&A tiêu biểu của ngành bảo hiểm trong năm 2024.
CTCP Tập đoàn KIDO: Trong 2 năm 2023 và 2024, CTCP Tập đoàn KIDO có hai thương vụ nổi bật, đó là mua 68% cổ phần CTCP Thọ Phát Quốc tế (năm 2023) và 75% cổ phần Hùng Vương Plaza (năm 2024). Tổng giá trị của hai thương vụ này đạt xấp xỉ 90 triệu USD.
CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood: CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood mua 51% cổ phần của CTCP Thực phẩm Đông lạnh KIDO, đơn vị sở hữu Kem Kido's. Thương vụ hoàn tất trong năm 2023.
Công ty cổ phần - Tổng công ty nước môi trường Bình Dương (BIWASE): Thực hiện chiến lược M&A nhất quán, tập trung đầu tư vào lĩnh vực cốt lõi là sản xuất kinh doanh nước sạch, thu gom và xử lý chất thải, nước thải, năm 2024, CTCP - Tổng Công ty Nước và Môi trường Bình Dương tiếp tục mua 43% cổ phần Nhà máy nước Tân Hiệp (Hóc Môn) để bổ sung vào hệ sinh thái của mình.
CTCP Tập đoàn GELEX: GELEX thoái vốn tại một số dự án năng lượng tái tạo (thoái 80% tại Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX Ninh Thuận, 100% tại Công ty TNHH Điện Gió Hướng Phùng và 100% tại Công ty TNHH Năng lượng GELEX Quảng Trị)
Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons: Để bổ sung vào hệ sinh thái, hỗ trợ cho hoạt động cốt lõi là xây dựng, Coteccons mua lại toàn bộ Công ty TNHH Sinh Nam Metal Việt Nam (từ Kim Teck Industries PTE LTD và Kim Teck Corporation PTE) và Công ty TNHH Cơ và Điện UG Việt Nam (từ Greatearth PTE. LTD)
Tập đoàn TTC: Tập đoàn TTC lọt vào danh sách các DN có thương vụ M&A tiêu biểu năm nay với thương vụ chuyển nhượng thành công 2 nhà máy điện mặt trời TTC1 và TTC2 tại tỉnh Tây Ninh cho Tập đoàn Năng lượng Gulf (Thái Lan).
Công ty cổ phần TASCO: Năm 2024, Công ty TASCO có thương vụ nổi bật là Mitsui & Co trở thành cổ đông chiến lược của Tasco Auto - một đơn vị thành viên của Tasco. Sự kết hợp giữa các lợi thế hàng đầu của Tasco trong lĩnh vực dịch vụ ô tô tại Việt Nam với kinh nghiệm, mạng lưới quốc tế và tiềm lực mạnh mẽ của Mitsui trên toàn thế giới, sẽ giúp tận dụng tối đa các thế mạnh của cả hai bên để phát triển và mở rộng kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, còn có thương vụ Tasco Auto đầu tư sở hữu 100% Sweden Auto - công ty nhập khẩu và phân phối Volvo duy nhất tại Việt Nam.
Phát biểu tại Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho biết, M&A đã trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần đa dạng hóa hoạt động thu hút vốn cho nền kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn |
Theo ông Tâm, tình hình kinh tế - xã hội 2024 đã cơ bản phục hồi, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó tăng trưởng GDP ước đạt 6,8 - 7% tạo nền tảng quan trọng để bước vào năm 2025. Trong thành tựu chung của nền kinh tế trong năm 2024, có thể nói thu hút đầu tư nước ngoài là một điểm sáng. Trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã thu hút được gần 27,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (tăng 1,9% so với năm trước), thực hiện khoảng 19,6 tỷ USD (tăng 8,8%). Đáng chú ý, nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng như sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic, sản xuất linh kiện... được đầu tư mới hoặc mở rộng vốn. Đặc biệt, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để nắm bắt cơ hội không thể tốt hơn trong thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp tiên phong như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch... và khẳng định mình đã sẵn sàng cho sự phát triển của các ngành này.
Tuy nhiên, qua theo dõi, thị trường M&A Việt Nam đang có xu hướng chậm lại: 10 tháng qua, chỉ có 2.669 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,68 tỷ USD, tương ứng giảm 10,4% về số lượt và giảm 29% về giá trị so với cùng kỳ. Tất nhiên, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm do xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới. Việt Nam nói chung, thị trường M&A Việt Nam nói riêng, vẫn luôn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một thị trường an toàn, hấp dẫn, giàu tiềm năng, là nơi có thể đặt niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng cũng như cơ hội đầu tư.
Ông Tâm chia sẻ, Quốc hội vừa thông qua Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, là năm cuối của nhiệm kỳ 2021-2025, là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, được xác định là năm bứt phá để về đích, tạo tiền đề đưa nền kinh tế Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Một trong những mục tiêu quan trọng năm 2025 là tăng trưởng GDP đạt 6,5-7%, phấn đấu đạt 7-7,5% và hiện nay đang quyết tâm để đạt được cao hơn, mục tiêu này thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, lấy ổn định làm tiền đề cho phát triển và lấy phát triển để làm cơ sở cho ổn định. Mục tiêu đặt ra là thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục phức tạp, khó lường, triển vọng kinh tế toàn cầu, cũng như các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu được dự báo còn nhiều khó khăn, rủi ro về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Để thực hiện mục tiêu này, Quốc hội đã đưa ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 2025, trong đó có việc quyết liệt tháo gỡ thể chế, khắc phục điểm nghẽn.
“Tôi tin là, khi các giải pháp đề ra được thực hiện quyết liệt và hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam có thể tạo sự đột phá, tăng tốc để về đích trong năm 2025. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để chúng ta có thể tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài nói chung, đầu tư thông qua hình thức M&A nói riêng”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm nhấn mạnh và cho biết thêm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là cơ quan tham mưu chiến lược về điều hành kinh tế vĩ mô, sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách mà đặc biệt là hoàn thiện Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về đầu tư, quy hoạch, đấu thầu, PPP trình Quốc hội, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong 2 ngày tới. Các dự luật này có nhiều quy định mới, thể hiện sự đột phá trong tư duy xây dựng pháp luật từ tư duy quản lý sang quản lý và kiến tạo cho phát triển, từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, triệt để thực hiện việc phân cấp, phân quyền…
Cùng với đó, dự kiến, trong năm 2024, Chính phủ cũng sẽ ban hành Nghị định quy định về thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư; cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn. Cùng với các cơ chế hỗ trợ đầu tư đột phá, vượt trội, cũng như việc áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt đối với các dự án quy mô lớn, trong các lĩnh vực công nghệ cao, R&D, bán dẫn, AI..., đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dự báo cũng sẽ tăng tốc, với nhiều dự án quy mô lớn. Hiện nay, Bộ Kế hoạch đầu tư cũng đang tổng hợp các dự án ở các địa phương còn vướng mắc để tìm cách giải quyết, đây là vấn đề trọng tâm cần xử lý trong năm 2025.
Theo ông Tâm, một khi kinh tế phục hồi, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, cộng hưởng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước, thì các hoạt động M&A cũng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ. Chính vì vậy, thời gian tới, hoạt động M&A sẽ sớm phục hồi, nhộn nhịp trở lại và phát triển mạnh mẽ.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư đặt vấn đề: "Nói “nhộn nhịp” lúc này liệu có phải là sự lạc quan thái quá? Hay liệu có đúng với thực tế thị trường M&A đang diễn ra trên toàn cầu cũng như trong nước, khi mà những số liệu thống kê gần đây dường như chưa mang đến những minh chứng rõ nét?".
Ông Minh cho biết, theo một số tổ chức tư vấn và nghiên cứu quốc tế, thị trường M&A toàn cầu năm 2023 được coi là một thị trường “con gấu” tồi tệ nhất trong vòng một thập kỷ qua. Nguyên nhân chính là bất ổn địa chính trị và sự sa sút kinh tế toàn cầu, dẫn tới sự sụt giảm đáng kể cả về giá trị và khối lượng giao dịch.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư phát biểu khai mạc Diễn đàn M&A Việt Nam 2024. Ảnh: Lê Toàn |
Bước sang năm 2024, bất chấp những hy vọng về một sự khởi sắc, thậm chí là bùng nổ, hoạt động M&A vẫn tiếp tục thể hiện giống như một “vở diễn” buồn tẻ. Nửa đầu năm nay, giá trị các thương vụ có ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ, song khối lượng giao dịch lại đi theo chiều ngược lại so với cùng kỳ năm ngoái. Vài tháng gần đây, bức tranh chung dẫu có thêm một số điểm sáng, nhưng chưa thể coi là dấu hiệu khẳng định cho một sự bứt phá trong tương lai gần.
Trong nước, việc nhiều thương vụ M&A được công bố từ đầu năm đến nay, dù không có “bom tấn”, nhưng trong một chừng mực đã mang đến sự hứng khởi về một thị trường nhộn nhịp trở lại sau năm 2023 khá ảm đạm.
Vì nhiều lý do, rất nhiều thương vụ M&A chưa đi đến được hồi kết để trở thành công khai, nhưng sức nóng từ sự nhộn nhịp của các hoạt động đàm phán, thỏa thuận đã được cảm nhận, giống như việc dự đoán sự tồn tại của những con sóng ngầm.
Sự nhộn nhịp này thậm chí còn được kỳ vọng đạt cường độ cao hơn trong thời gian tới, khi bức tranh thị trường toàn cầu ngày càng sáng rõ với nhu cầu mạnh mẽ hơn từ cả bên mua và bên bán. Trong khi hoạt động M&A trong nước cũng được thúc đẩy mạnh bởi hàng loạt động thái chính sách vĩ mô cũng như sự thôi thúc từ chính bản thân các doanh nghiệp.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư phát biểu khai mạc Diễn đàn M&A Việt Nam 2024. Ảnh: Lê Toàn |
“Dẫu còn nhiều biến số từ bối cảnh địa chính trị toàn cầu, 'nếu có một điều chắc chắn trong những điều không chắc chắn, thì đó chính là hoạt động M&A sẽ lại bật lên, dù có thể nhanh hơn ở một số lĩnh vực này và chậm hơn ở một số khác' như cách diễn đạt của một vị chuyên gia cao cấp tại PwC”, ông Lê Trọng Minh nói.
Cũng theo ông Minh, “nhộn nhịp" là hình ảnh hoàn toàn có thể kỳ vọng với thị trường M&A Việt Nam. Vấn đề chỉ còn là thời điểm. Qua các nội dung thảo luận, phân tích của các vị chuyên gia ở phần tiếp theo của diễn đàn này, chúng ta hy vọng sẽ hình dung được tác động từ những động thái lớn trong bức tranh vĩ mô trong và ngoài nước, các xu hướng lớn trên toàn cầu và dòng vốn quốc tế lên mức độ sôi động của thị trường M&A Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Đồng thời, những câu chuyện thực tiễn được chia sẻ bởi chính những người trong cuộc tại Diễn đàn này có thể sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp quan tâm giải mã nhu cầu và chiến lược thành công trong các thương vụ M&A.
Đó cũng là nội dung chính 2 phiên thảo luận của Diễn đàn M&A Việt Nam 2024. Bên cạnh đó, phần không gian kết nối được thiết kế hôm nay kỳ vọng sẽ mang đến những cơ hội hợp tác mới, những ý tưởng sẽ trở thành thương vụ trong hiện thực, và những mối quan hệ trở thành bền lâu.