ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Trần Tài, Giám đốc Quản lý danh mục đầu tư Quỹ Asiavantage Global Ltd của Nhật Bản về khả năng ảnh hưởng của diễn biến tại Syria tới thị trường.
Ông đánh giá thế nào về tác động diễn biến
Syria
lên TTCK Việt
Nam
trong thời gian qua và sắp tới?
Chắc chắn TTCK Việt
Nam
sẽ bị ảnh hưởng, ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ căng thẳng của diễn biến tại
Syria
. Nếu chiến tranh nổ ra, giá dầu sẽ tăng, gây ra áp lực rất lớn cho các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt
Nam
. Kịch bản xấu là giá xăng dầu sẽ duy trì ở mức cao kéo dài, khiến CPI bị “sốc” và do đó, rất khó cho việc điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tiếp theo.
Chiến tranh Syria chưa nổ ra nên chưa có con số cụ thể nào ước lượng ảnh hưởng của vấn đề này tới TTCK Việt Nam, nhưng từ khi nước Mỹ phát đi tín hiệu can thiệp quân sự vào Syria, giá dầu đã tăng lên mức cao nhất 6 tháng (xem Đồ thị 1), chứng khoán toàn cầu giảm mạnh. Cuối tháng 8, chứng khoán Việt
Nam
và châu Á nói chung cũng giảm khá mạnh. VN-Index mất hơn 30 điểm trong tuần có thông tin căng thẳng ở
Syria
.
Đồ thị 1: Giá dầu tuần qua đã tăng lên mức cao nhất 6 tháng
Theo ông, các quỹ đầu tư ngoại đầu tư vào Việt
Nam
đang phản ứng thế nào đối với diễn biến tại
Syria
?
Mỗi quỹ có hành động riêng trước vấn đề này, nhưng chúng ta có thể thấy có 2 luồng hành động cơ bản: một số đã bán tháo để rút vốn về nước bản địa (điển hình như việc các quỹ ETF bán tháo trong 3 tháng liên tục); ngược lại, một số quỹ đầu tư dài hạn thì giải ngân hoặc chờ đợi chiến tranh Syria nổ ra để nhảy vào mua cổ phiếu giá rẻ. Nhưng nhìn chung, lực bán vẫn đang áp đảo, thể hiện ở 3 tháng bán ròng liên tục vừa qua.
Ngoài tác động của diễn biến tại
Syria
, nội tại TTCK Việt
Nam
có yếu tố tiêu cực gì khiến vốn ngoại rút ròng hay không?
Việc rút vốn trên TTCK Việt
Nam
chủ yếu do yếu tố bên ngoài, chứ không phải do nội tại nền kinh tế. Thực tế, việc rút ròng của vốn ngoại vẫn do quỹ ETF và P-Notes thoái vốn là chính. Các quỹ ETF khá dễ theo dõi và thống kê, còn các quỹ P-Notes thì rất khó theo dõi.
Việc vốn ngoại rút ròng còn do sự kiện Mỹ thu giảm quy mô gói nới lỏng định lượng. Trong khi đó, đà tăng trưởng tại các nước mới nổi đang yếu đi đã làm cho dòng vốn dịch chuyển mạnh từ các thị trường mới nổi (emerging market - EM) sang các thị trường phát triển (developed market - DM). Việt
Nam
nằm trong nhóm các thị trường biên (frontier market) nên cũng không tránh khỏi xu hướng này. Đồ thị 2 cho thấy xu hướng rút vốn ở các nước mới nổi, đổ về các nước phát triển.
Đồ thị 2: Xu hướng rút vốn ở các nước mới nổi (EM), đổ về các nước phát triển (DM)
Vậy theo ông, tâm điểm thông tin trong tháng 9 sẽ là gì?
Cá nhân tôi cho rằng, có hai điểm đáng chú ý nhất trong tháng 9 này: thứ nhất là diễn biến ở
Syria
; thứ hai là Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm quy mô gói nới lỏng định lượng ra sao. Tuy nhiên, trong hai sự kiện, tôi đánh giá
Syria
chỉ là “cái cớ” để TTCK toàn cầu giảm mạnh. Sự kiện chính và quan trọng nhất trong tháng 9 này sẽ là Fed giảm quy mô chương trình nới lỏng định lượng bao nhiêu và thời điểm nào bắt đầu giảm. Sự kiện thứ hai này sẽ làm cho lãi suất tăng lên, dòng vốn giá rẻ bị hạn chế, dẫn đến các nhà đầu tư rút tiền về, thay vì đầu tư ồ ạt như trước đây. Với chứng khoán Việt Nam, việc khối ngoại bán ròng có lẽ sẽ kết thúc khi tháng 9 qua đi, đó cũng là lúc Fed có thông tin cụ thể về chương trình nới lỏng định lượng và rủi ro về Syria đã được thị trường phản ánh vào giá chứng khoán.