* BSC khuyến nghị theo dõi dành cho cổ phiếu VNM
BSC khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu VNM với giá 87.000 đồng/CP, upside 12% so với giá ngày 14/12/2022 với phương pháp DCF và P/E, với tỷ trọng là 50% - 50%.
Ngày 23/12 tới đây, Vinamilk sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông để tạm ứng cổ tức đợt 2/2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 14% và hiện là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất được vinh danh là tài sản đầu tư có giá trị của Asean, nhưng diễn biến cổ phiếu lớn VNM tuần qua không mấy tích cực với những phiên biến động lình xình trong biên độ hẹp dù thanh khoản có cải thiện với khối lượng khớp lệnh bình quân khoảng 3 triệu đơn vị/phiên.
Thống kê với việc đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên hồi phục tăng nhẹ vào cuối tuần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VNM giảm 2.000 đồng (-2,5%) từ mức giá 80.000 đồng/CP xuống 78.000 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu TLG tại ngưỡng 60.000 đồng/CP
Khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 51.0 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng đỉnh cũ 60.0. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 45.5.
Sau tuần rung lắc với những phiên tăng giảm xen kẽ đầu tháng 12, tuần vừa qua, cổ phiếu TLG đã giao dịch khởi sắc với thông tin ngày 30/12 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông chia cổ tức đợt 2/2022 bằng tiền với tỷ lệ 15%. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm duy nhất ngày 12/12 và 4 phiên tăng liên tiếp, trong đó phiên 15/12 tăng kịch trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TLG tăng 6.300 đồng (+13,4%) từ mức giá 47.000 đồng/CP lên 53.300 đồng/CP.
* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu MSN, giá mục tiêu 118.100 đồng/CP
Năm 2023, mức doanh thu thuần đạt 85.795 tỷ đồng (tăng 11,9% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế ở mức 5.751 tỷ đồng (tăng trưởng 28,8%). Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MSN, giá mục tiêu 118.100 đồng/CP, cao hơn 22,9% giá đóng cửa ngày 14/12/2022.
Phiên giảm sâu ngày cuối tuần 16/12 đã gia tăng gánh nặng cho thị trường góp phần khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ, đồng thời khiến KBSV mất điểm bởi nhận định tích cực về cổ phiếu lớn MSN. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên giảm, 1 phiên tăng và 2 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSN giảm 3.500 đồng (-3,61%) từ mức giá 97.000 đồng/CP xuống 93.500 đồng/CP.
* CSI khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu TCM
Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá P/E để xác định giá trị của cổ phiếu TCM. Với P/E trung bình khoảng 8 lần, giá trị hợp lý TCM là 28.000 đồng/CP. Chúng tôi khuyến nghị trung lập với cổ phiếu TCM.
Sau những phiên tăng tốc mạnh cuối tuần trước, cổ phiếu TCM đã chững lại và quay đầu điều chỉnh nhẹ trong những phiên cuối tuần. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên giảm nhẹ, 1 phiên tăng và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TCM tăng nhẹ 1.000 đồng (+1,89%) từ mức giá 53.000 đồng/CP lên 54.000 đồng/CP.
* CSI khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu KSB
Chúng tôi sử dụng phương pháp P/E tính giá trị hợp lý cổ phiếu, theo đó P/E ngành đạt 6,29, EPS forward đạt 4.400 đồng, giá trị hợp lý 28.200 đồng/CP, upside 63%. Chúng tôi giữ quan điểm mua với thời gian nắm giữ 1 năm.
Mới đây, HĐQT KSB đã thông qua việc triển khai phát hành hơn 38 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ phát hành là 50% tổng số cổ phiếu đang lưu hành, cho đối tượng là cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, đặc biệt, toàn bộ số cổ phiếu chào bán đợt này sẽ được tự do chuyển nhượng, với giá bán 16.000 đồng/CP. Thống kê tuần qua, với việc đón nhận 1 phiên giảm duy nhất ngày đầu tuần 12/12 và 4 phiên tăng liên tiếp, tổng cộng, giá cổ phiếu KSB đã tăng 550 đồng (+3,15%) từ mức giá 17.450 đồng/CP lên 18.000 đồng/CP.
* SSI khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu VHC
Chúng tôi đã điều chỉnh giảm P/E mục tiêu cho Sa Giang và mảng Collagen & gelatin từ 11x xuống 10x và sử dụng EPS năm 2023 để đưa ra giá mục tiêu 1 năm mới cho VHC là 69.200 đồng (tiềm năng giảm giá là 3%). Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu VHC.
Mới đây, Vĩnh Hoàn đã báo cáo kết quả kinh doanh tháng 11/2022 với doanh thu xuất khẩu đạt 893 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ, đây là mức gần thấp nhất cả năm chỉ sau tháng 1. Bên cạnh đó, dự báo tháng 12 xuất khẩu thủy sản sẽ giảm sâu hơn, phần nào ảnh hưởng khiến cổ phiếu VHC có tuần biến động rung lắc với những phiên tăng giảm xen kẽ trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHC tăng 1.000 đồng (+1,43%) từ mức giá 70.000 đồng/CP lên 71.000 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực cổ phiếu PVT, với giá mục tiêu 25.600 đồng/CP
BVSC tiếp tục khuyến nghị OUTPERFORM cho PVT với mức giá mục tiêu trong vòng 12 tháng là 25.600 đồng/CP, tương đương mức lợi suất 31%. Rủi ro: Các NHTW trên thế giới, đặc biệt là Fed chưa có dấu hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ. Việc lãi suất tăng mạnh sẽ gây ra rủi ro suy thoái, dẫn đến nhu cầu về dầu hạ nhiệt trở lại, ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải.
Không nằm ngoài nhận định của BVSC, cổ phiếu PVT đã có tuần giao dịch khởi sắc sau khi đi ngang ở tuần đầu tháng 12. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm duy nhất ngày đầu tuần 12/12, 1 phiên đứng giá và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVT tăng 1.400 đồng (+7,07%) từ mức giá 19.800 đồng/CP lên 21.200 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu BSR, với giá mục tiêu 17.500 đồng/CP
Chúng tôi điều chỉnh giảm 46% giá mục tiêu xuống 17.500 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị mua cho cổ phiếu của CTCP Lọc Hóa Dầu Bình Sơn (BSR - UPCoM).
Cổ phiếu BSR đã có tuần giao dịch khởi sắc khi đón nhận 1 phiên giảm, 2 phiên đứng giá và 2 phiên tăng. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BSR tăng 700 đồng (+4,96%) từ mức giá 14.100 đồng/CP lên 14.800 đồng/CP.
* MBS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VRE
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VRE, với giá mục tiêu 32.800 đồng/cổ phiếu (+21%), dựa trên 3 luận điểm chính gồm lợi thế từ hệ sinh thái Vingroup và các dự án lớn vừa triển khai; là nhà phát triển và điều hành bất động sản bán lẻ lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, vượt xa các đối thủ khác; sự tăng trưởng dài hạn của VRE được kỳ vọng với sự dịch chuyển chiến lược tập trung vào các TTTM quy mô lớn.
Trái với nhận định của MBS, nhóm cổ phiếu họ Vingroup nói chung và VRE nói riêng đã có tuần giao dịch không mấy thành công. Cụ thể, với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên tăng duy nhất ngày 13/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VRE giảm 2.700 đồng (-9,34%) từ mức giá 28.900 đồng/CP xuống 26.200 đồng/CP.
* MBS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu NKG, với giá mục tiêu 15.100 đồng/CP
Chúng tôi kết hợp đồng thời phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do DCF và phương pháp so sánh P/E đưa ra khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu NKG với giá mục tiêu 15.100 đồng/cp tức upside 14% so với thị giá.
Nhóm cổ phiếu thép sau thời gian dài rơi mạnh đã hồi phục trong những tuần gần đây, trong đó NKG cũng không ngoài xu hướng chung. Đặc biệt, nhóm thép đã có những pha ngược dòng ngoạn mục, điển hình như phiên cuối tuần qua ngày 16/12. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm duy nhất ngày đầu tuần 12/12, 1 phiên đứng giá và 3 phiên tăng, trong đó phiên 16/12 tăng kịch trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NKG tăng 800 đồng (+6,02%) từ mức giá 13.300 đồng/CP lên 14.100 đồng/CP.
* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu VCS, với giá mục tiêu 73.000 đồng/CP
Dựa trên định giá FCFF và P/E, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VCS. Giá mục tiêu là 73.000 đồng/CP với tổng mức sinh lời là 44% so với giá tại ngày 12/12/2022.
Mặc dù không có sự bứt phá nhưng cổ phiếu vật liệu xây dựng VCS đã có cả tuần khởi sắc. Cụ thể, với việc đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VCS tăng 2.300 đồng (+4,58%) từ mức giá 50.200 đồng/CP lên 52.500 đồng/CP.
* KBSV và MBS cùng khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BID
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu BID. Giá mục tiêu cho năm 2023 là 44.800 đồng/CP, cao hơn 14,9% so với giá tại ngày 08/12/2022.
Bên cạnh đó, tại mức giá hiện tại 39.000 đồng/ cổ phiếu, MBS cũng ra khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu BID, với giá mục tiêu sau 12 tháng là 40.900 đồng/ cổ phiếu theo phương pháp kết hợp R/I và P/B.
Dòng bank nói chung và cổ phiếu BID nói riêng đã tuần biến động giằng co sau đợt phục hồi khá tốt cùng thị trường từ giữa tháng 11. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng liên tiếp, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BID giảm nhẹ 300 đồng (-0,77%) từ mức giá 39.200 đồng/CP xuống 38.900 đồng/CP.
* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu IDC, với giá mục tiêu 50.300 đồng/CP
Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu IDC với giá mục tiêu là 50.300 đồng/CP, tương đương với upside 37% so với giá đóng cửa ngày 05/11/2022.
Cùng xu hướng chung của thị trường, cổ phiếu IDC đã có tuần rung lắc với những phiên tăng giảm xen kẽ. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên giảm, 2 phiên tăng và 1 phiên đứng giá ngày 15/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu IDC tăng nhẹ 400 đồng (+1,08%) từ mức giá 37.100 đồng/CP lên 37.500 đồng/CP.
* VND khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PVS
Chúng tôi duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu theo phương pháp DCF thấp hơn là 31.700 đồng/cp do: (1) điều chỉnh giảm dự phòng EPS năm 2022-2023 xuống 15,7%/8,9%, (2) nâng mức lãi suất phi rủi ro từ 3% lên 4% để phản ánh môi trường lãi suất tăng, và (3) chuyển mô hình định giá DCF sang cuối năm 2022.
Không được như kỳ vọng của VND, cổ phiếu PVS cũng có diễn biến như phần lớn các cổ phiếu trên sàn khi có tuần đi ngang. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVS tăng nhẹ 100 đồng (+0,43%) từ mức giá 23.000 đồng/CP lên 23.100 đồng/CP.