Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường đã có tuần giao dịch rung lắc với những phiên tăng giảm xen kẽ, tuy nhiên vẫn có những con sóng nổi dậy nhờ thông tin hỗ trợ tích cực, điển hình là nhóm cổ phiếu dầu khí và phân bón.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu DXG với giá mục tiêu 50.000 đồng/CP

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu DXG với giá mục tiêu là 50.000 đồng/cp (tăng 24% so với mức giá đóng cửa ngày 23/02/2022) dựa trên phương pháp RNAV do thay đổi một số giả định sau: (1) Cập nhật thêm dự án, (2) Điều chỉnh tăng giá bán một số dự án có khả năng triển khai khả thi tại HCM (Gem Riverside & Gem Premium).

Bên cạnh việc nhóm ngoại – Dragon Capital đã chi hàng trăm tỷ đồng gom thêm gần 4 triệu cổ phiếu DXG từ cuối tháng 1 đến nay, Chủ tịch HĐQT Công ty Lương Trí Thìn cũng lên kế hoạch mua 20 triệu cổ phiếu trên sàn, là những thông tin hỗ trợ tốt tiếp sức cho đà tăng mạnh cả về giá và thanh khoản trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó phiên 24/2 tăng trần, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DXG tăng 4.300 đồng (+11,05%) từ mức giá 38.900 đồng/CP lên 43.200 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 143.000 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu DGW với giá 143.000 đồng/CP, upside 28% so với giá ngày 22/02/2021 với phương pháp DCF và P/E, với tỷ trọng là 50% - 50%.

Mới đây, Bộ Y tế đã ký quyết định ban hành danh mục 3 loại thuốc chứa hoạt chất molnupiravir điều trị Covid-19 sản xuất trong nước, được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Nhà thuốc Long Châu - công ty con của FPT Retail là đơn vị đầu tiên ký hợp đồng phân phối thuốc điều trị COVID-19 vừa được cấp phép khẩn cấp kể trên. Đây có thể là thông tin tích cực giúp FRT tăng tốt trong thời gian gần đây.

Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, trong đó phiên cuối tuần ngày 25/2 tăng trần và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DGW tăng 6.900 đồng (+6,05%) từ mức giá 114.000 đồng/CP lên 120.900 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu MBB với mức giá mục tiêu 49.800 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MBB với mức giá mục tiêu 49.800 đồng/CP (+45.0% upside) theo 2 phương pháp Thu nhập thặng dư và so sánh P/B.

Cổ phiếu MBB đã hồi phục nhẹ sau tuần đi ngang trước đó, nhưng điểm đáng chú ý là thanh khoản tăng vọt. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MBB tăng 1.450 đồng (+4,44%) từ mức giá 32.650 đồng/CP lên 34.100 đồng/CP. Khối lượng khớp lệnh bình quân của MBB tuần qua đạt hơn 24 triệu đồng/phiên, tăng hơn 50% so với tuần trước đó.

* MBS và KBSV cùng khuyến nghị mua cổ phiếu VPB

MBS định giá cổ phiếu VPB với mức giá mục tiêu 54.100 VND/cp dựa trên 2 phương pháp Thu nhập thặng dư (RI) và định giá tương đối (so sánh P/B và P/E). Chúng tôi sử dụng chi phí sử dụng vốn cổ phần (Re) ở mức 13.1% cho phương pháp RI và mức P/B 2.4x cũng như P/E 14.3x cho phương pháp định giá tương đối (so sánh P/B và P/E). Đồng thời, khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VPB.

Trong khi đó, dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPB. Giá mục tiêu là 44.700 đồng/CP, cao hơn 24,5% so với giá tại ngày 18/02/2021.

Mặc dù dòng bank tuần qua khá trầm lắng, nhưng ngoài MBB, cổ phiếu VPB là điểm sáng của ngành. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VPB tăng 2.300 đồng (+6,4%) từ mức giá 35.900 đồng/CP lên 38.200 đồng/CP. Thanh khoản của VPB cũng tăng vọt với khối lượng khớp lệnh trung bình tuần qua đạt hơn 23,92 triệu đơn vị/phiên, tăng gần gấp đôi so với tuần trước đó.

* PHS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MSN

Bằng phương pháp SOTP (Sum-of the-part) đối với giá trị vốn chủ sở hữu đóng góp của các công ty con: MCH, MML, MHT, WCM, Reddi, Phúc Long và công ty liên kết Techcombank, chúng tôi đưa ra giá trị hợp lý của MSN khoảng 197.800 đồng/cổ phiếu, từ đó chúng tôi khuyến nghị mua cho cổ phiếu này.

Trái với nhận định của PHS, sau tuần tăng khá mạnh cả về giá và thanh khoản trước đó, cổ phiếu MSN đã chịu áp lực bán chốt lời trong tuần cuối tháng 2. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng duy nhất ngày 24/2 và 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSN giảm 5.300 đồng (-3,25%) từ mức giá 163.300 đồng/CP xuống 158.000 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu ANV với giá mục tiêu 40.600 đồng/CP

BSC duy trì khuyến nghị mua đối với mã ANV với giá mục tiêu mới cho năm 2022 là 40.600 đồng/CP (upside 18% so với giá ngày 21/02/2022) sau khi (i) Điều chỉnh dự phóng lợi nhuận 2022 và (ii) Tăng P/E mục tiêu của ANV từ 11 lên 12.5

Mặc dù vẫn duy trì xu hướng tăng nhưng sau tuần tăng tốc trước đó, cổ phiếu ANV đã có những nhịp rung lắc. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 22/2, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ANV tăng nhẹ 550 đồng (+1,6%) từ mức giá 34.700 đồng/CP lên 35.250 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu TNG với giá mục tiêu 41.700 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TNG với giá mục tiêu 41.700 đồng/CP, (tăng 26% so với mức giá ngày 18/02/2022) cho năm 2022 dựa trên hai phương pháp FCFE và PE với tỷ trọng 50%/50% dựa trên triển vọng khả quan của ngành Dệt may và giá trị của dự án bất động sản Khu công nghiệp Sơn Cẩm.

Cổ phiếu TNG vẫn duy trì xu hướng tăng khá tốt trong tháng 2 nói chung và tuần cuối cùng của tháng nói riêng, với thông tin tích cực về việc doanh thu tháng 1/2022 ghi nhận con số kỷ lục trong 5 năm và tăng trưởng 62% so với cùng kỳ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TNG tăng 1.400 đồng (+4,24%) từ mức giá 33.000 đồng/CP lên 34.400 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu PVT tại ngưỡng 29

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đang cho thấy xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20 và MA50, ủng hộ cho xu hướng tăng giá.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 24.8, chốt lãi tại ngưỡng 29.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 23.0.

Với thông tin hỗ trợ tích cực từ giá dầu thế giới tăng mạnh và vượt mốc 100 USD/thùng, nhóm cổ phiếu họ P đã có tuần giao dịch bùng nổ và chỉ quay đầu điều chỉnh trong phiên cuối tuần ngày 25/2 do áp lực bán chốt lời. Trong đó, cổ phiếu PVT cũng không nằm ngoài xu hướng chung của ngành.

Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng, trong đó phiên 23/2 tăng trần cùng thanh khoản đột biến lên tới hơn 10 triệu đơn vị khớp lệnh và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVT tăng 1.400 đồng (+6,11%) từ mức giá 22.900 đồng/CP lên 24.300 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HPG

Chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2022 của HPG đạt 182.700 tỷ đồng (tăng 22,1% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế đạt 30.550 tỷ đồng (giảm 11,5%). Với kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ thép nhờ nhu cầu phục hồi, đẩy mạnh đầu tư công từ Chính phủ. Chúng tôi khuyến nghị mua với giá mục tiêu 56.700 đồng/CP, upside 21,4%.

Trái với khuyến nghị của KBSV, nhóm thép nói chung và cổ phiếu HPG nói riêng tiếp tục có thêm một tuần giao dịch thiếu khả quan. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng nhẹ duy nhất ngày 23/2 và 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HPG giảm 1.150 đồng (-2,44%) từ mức giá 47.050 đồng/CP xuống 45.900 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu DPM

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu DPM. Giá mục tiêu là 49.100 đồng/CP, cao hơn 3,6% so với giá đóng cửa tại ngày 22/02/2022.

Bên cạnh nhóm dầu khí, nhóm phân bón cũng là điểm sáng trong tuần qua với nhiều phiên giao dịch đột biến cả về giá và thanh khoản. Trong đó, cổ phiếu DPM đã có 2 phiên tăng trần ngày 23-24/2 với thanh khoản hơn 10-15 triệu đơn vị và 3 phiên giảm còn lại. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPM tăng 4.800 đồng (+9,78%) từ mức giá 49.100 đồng/CP lên 53.900 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VHM

Dựa trên triển vọng kinh doanh và định giá, chúng tôi tiếp tục đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu Vinhomes với giá mục tiêu là 107.800 đồng/CP, cao hơn 36% so với giá đóng cửa ngày 22/02/2022.

Trái với nhận định và khuyến nghị của KBSV, cổ phiếu lớn VHM tiếp tục có tuần giao dịch giằng co trong biên độ hẹp. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHM giảm 1.400 đồng (-1,76%) từ mức giá 79.700 đồng/CP xuống 78.300 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu BMP với giá mục tiêu 72.530 đồng/CP

BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với BMP, đồng thời nâng mục tiêu thêm 5,6% lên 72.530 đồng/cổ phiếu (Upside: 23,3%, bao gồm suất cổ tức dự báo 8,7%), chủ yếu do tăng dự báo kết quả kinh doanh.

Ở mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch ở mức P/E năm 2022 - 2023 lần lượt là 11,5x và 9,9x, với triển vọng lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ, vị trí đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt và suất cổ tức hấp dẫn ở mức 8,7 - 10,3%.

Tuần qua, nhóm cổ phiếu nhựa như BMP, DAG, PLP… giao dịch khá khởi sắc. Trong đó, với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày 24/2, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMP tăng 2.800 đồng (+4,55%) từ mức giá 61.500 đồng/CP lên 64.300 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực, KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MWG

BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với MWG tại mức giá mục tiêu là 184.300 (đã điều chỉnh ESOP), tương đương mức lợi suất 38%. Hiện tại, MWG đang được giao dịch với P/E forward 2022 là 14,4x, mức định giá hấp dẫn đối với doanh nghiệp bán lẻ đa kênh hàng đầu Việt Nam, sở hữu triển vọng tăng trưởng hấp dẫn trong 3 năm tới với CAGR đạt 31%, theo dự phóng của chúng tôi.

Bên cạnh đó, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MWG, giá mục tiêu 168.200 đồng/CP, cao hơn 26% so với giá đóng cửa ngày 18/02/2022.

Hầu hết các cổ phiếu bán lẻ đều tăng khá tốt, trong đó MWG cũng không ngoại trừ khi ghi nhận tuần khởi sắc cùng giao dịch sôi động. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG tăng 3.600 đồng (+2,7%) từ mức giá 134.000 đồng/CP lên 137.600 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị nhà đầu tư chốt lãi cổ phiếu CTD tại ngưỡng 110

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đang cho thấy dấu hiệu chuyển sang xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu đã vẫn đang cần kiểm tra ngưỡng MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá đang dần hình thành.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 96.1, chốt lãi tại ngưỡng 110.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 93.0.

Sau tuần giao dịch điều chỉnh, cổ ;phiếu CTD đã đảo chiều hồi phục nhẹ trong tuần vừa qua. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày 24/2, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTD tăng 4.400 đồng (+4,68%) từ mức giá 94.000 đồng/CP lên 98.400 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu HBC tại ngưỡng 35

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều cho thấy tín hiệu tích cực. Đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá hình thành.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 28.9, chốt lãi tại ngưỡng 35.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 27.1.

Tuần qua, cổ phiếu HBC khá rung lắc và tăng chậm hơn CTD nhưng thanh khoản lại vượt trội với những phiên liên tiếp khớp lệnh trên dưới 10 triệu đơn vị. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HBC tăng nhẹ 500 đồng (+1,84%) từ mức giá 27.200 đồng/CP lên 27.700 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu SAB với giá mục tiêu 197.400 đồng/CP

BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với SAB và đưa ra giá mục tiêu 197.400 đồng/cp, tương ứng PE mục tiêu 29,4x cho 2022 và 24,8x cho 2023.

Mặc dù tuần qua, Sabeco ra thông báo ngày 3/3 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%, nhưng diễn biến giá cổ phiếu SAB không được như kỳ vọng. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SAB tăng nhẹ 200 đồng (+0,11%) từ mức giá 169.400 đồng/CP lên 169.600 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu KBC

Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu KBC của Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) với giá mục tiêu 75.000 đồng/CP, tương đương mức tổng lợi suất sinh lời 28.2% dựa trên phương pháp định giá tổng tài sản (RNAV).

Cũng như nhiều cổ phiếu bất động sản khác, KBC đã có tuần giao dịch rung lắc nhẹ. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 21/2, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KBC giảm nhẹ 700 đồng (-1,2%) từ mức giá 58.500 đồng/CP xuống 57.800 đồng/CP.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục