Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mặc dù không có sự bứt phá nhưng hầu hết các cổ phiếu được khuyến nghị cũng đã có "niềm vui nhỏ" trong tuần cuối cùng khép lại một năm đầy thành công của thị trường chứng khoán - năm 2021.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* BSC khuyến nghị nhà đầu tư chốt lãi cổ phiếu HCM tại ngưỡng 56

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá đã hình thành.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 45.95, chốt lãi tại ngưỡng 56.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 42.5.

Cùng diễn biến khởi sắc chung của thị trường trong tuần cuối cùng của năm, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng đã có diễn biến khá tích cực, trong đó cổ phiếu HCM cũng không ngoại trừ. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HCM tăng 1.500 đồng (+3,41%) từ mức giá 44.000 đồng/CP lên 45.500 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu MCH, giá mục tiêu 151.200 đồng/CP

Chúng tôi dự phóng doanh thu thuần năm 2021 của MCH đạt 27.749 tỷ đồng (tăng 18,8% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 4.920 tỷ đồng (tăng trưởng 7%). Cho năm 2022, chúng tôi kỳ vọng MCH đạt doanh thu 32.181 tỷ đồng (tăng 15,9%) và lợi nhuận sau thuế sẽ tăng mạnh trong năm 2022 đạt 5.840 tỷ đồng (tăng 18,7% so với năm trước).

Dựa vào triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với cổ phiếu MCH, giá mục tiêu 151.200 đồng/CP, cao hơn 32,6% mức giá đóng cửa ngày 29/12/2021.

Ngoại trừ phiên tăng khá tốt ngày cuối cùng của năm 31/12, còn lại cổ phiếu MCH vẫn duy trì trạng thái giằng co với những phiên tăng giảm trong biên độ hẹp. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MCH tăng 2.600 đồng (+2,28%) từ mức giá 113.900 đồng/CP lên 116.500 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu QTP với giá mục tiêu 22.800 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu QTP của CTCP nhiệt điện Quảng Ninh với giá mục tiêu 12 tháng ở mức 22.800 đồng/CP dựa trên các luận điểm chính: 1) Hiệu quả kinh doanh tăng lên khi chi phí khấu hao và tài chính giảm xuống; 2) Nhu cầu hệ thống điện dự báo tăng mạnh trở lại từ 2022 khi dịch Covid được kiểm soát; 3) Chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn trong những năm tới khi lợi nhuận tăng;

Mặc dù có những nhịp rung lắc nhưng cổ phiếu QTP vẫn tiếp tục ghi nhận thêm 1 tuần tăng điểm. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất vào ngày 29/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu QTP tăng 600 đồng (+3,26%) từ mức giá 18.400 đồng/CP lên 19.000 đồng/CP.

* SSI khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MWG

Chúng tôi duy trì ước tính lợi nhuận ròng năm 2021 là 4,7 nghìn tỷ đồng. Vì MWG sẽ ngừng mở mới cửa hàng Bách hóa xanh, chúng tôi có thể sẽ điều chỉnh lại ước tính cho năm 2022.

Tuy nhiên, điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá mục tiêu hiện tại của chúng tôi là 176.000 đồng/cổ phiếu. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu.

Với kết quả kinh doanh 11 tháng khả quan, đạt 4.395 tỷ đồng lợi nhuận, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ năm trước và trong năm 2022, Công ty lên kế hoạch lợi nhuận sau thuế 6.350 tỷ đồng, tăng 33,7% so với mục tiêu năm 2021, cổ phiếu MWG tiếp tục nhích bước trong tuần qua. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG tăng 1.300 đồng (+0,97%) từ mức giá 134.600 đồng/CP lên 135.900 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị nhà đầu tư chốt lãi cổ phiếu LHG tại ngưỡng 56.5

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá đang hình thành.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 50.0, chốt lãi tại ngưỡng 56.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 48.0.

Trong khi phần lớn các cổ phiếu bất động sản tuần qua đang chịu áp lực bán ra sau đợt tăng nóng và quay đầu điều chỉnh, thì LHG là điểm sáng ngành với những phiên giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng, trong đó phiên 29/12 tăng trần và 1 phiên giảm duy nhất vào cuối tuần ngày 31/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu LHG tăng 4.800 đồng (+9,96%) từ mức giá 48.200 đồng/CP lên 53.000 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu GMD, giá mục tiêu 56.300 đồng/CP

Sử dụng phương pháp định giá từng phần (SOTP), chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GMD, giá mục tiêu 56.300 đồng/CP, tương ứng mức sinh lời 22,9% so với giá đóng cửa ngày 26/12/2021.

Mặc dù thanh khoản sụt giảm nhưng diễn biến giá cổ phiếu có phần khởi sắc hơn sau tuần điều chỉnh trước đó. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên đứng giá và 1 phiên giảm duy nhất vào ngày 28/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GMD tăng 1.550 đồng (+3,39%) từ mức giá 45.750 đồng/CP lên 47.300 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà KBSV đưa ra là 56.300 đồng/CP thì thị giá hiện tại của GMD còn thấp hơn 16%.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu FPT, giá mục tiêu 123.000 đồng/CP

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FPT. Giá mục tiêu là 123.000 đồng/CP, cao hơn 30,1% so với giá tại ngày 27/12/2021.

Trái với khuyến nghị của KBSV, cổ phiếu FPT tiếp tục có thêm một tuần điều chỉnh nhẹ, Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng duy nhất ngày đầu tuần 27/12, 2 phiên giảm và 2 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT giảm 800 đồng (+0,85%) từ mức giá 93.800 đồng/CP xuống 93.000 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị nhà đầu tư chốt lãi cổ phiếu TNA tại ngưỡng 17

Chỉ báo MACD đang ủng hộ xu hướng tăng giá trong khi chỉ báo RSI cho thấy tín hiệu điều chỉnh nhẹ sau 2 phiên tăng trần. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá đang hình thành.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 15.0, chốt lãi tại ngưỡng 17.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 14.3.

Khuyến nghị của BSC khá chuẩn xác khi đà tăng mạnh của cổ phiếu TNA tạm dừng khi cổ phiếu này tăng vọt vượt mức giá 17.000 đồng/CP. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng, trong đó có 2 phiên tăng trần và 1 phiên giảm duy nhất vào cuối tuần ngày 31/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TNA tăng 2.800 đồng (+19,86%) từ mức giá 14.100 đồng/CP lên 16.900 đồng/CP.

* YSVN khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VNM

Chúng tôi công bố báo cáo định giá lần đầu cho Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM – sàn HOSE) với khuyến nghị mua và tỷ suất sinh lời kỳ vọng 16,58%.

Giá cổ phiếu VNM đã giảm 25% từ mức đỉnh đầu năm do kết quả kinh doanh suy giảm mạnh trong năm 2021 khi đầu ra bị ảnh hưởng bởi COVID trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh. Chúng tôi dự phóng VNM sẽ có thêm một quý IV/2021 chứng kiến suy giảm lợi nhuận trước khi quay lại đà tăng trưởng từ quý I/2022.

Ngày 10/1 tới đây, Vinamilk sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông để tạm ứng cổ tức đợt 2/2021 bằng tiền với tỷ lệ 14%, tương ứng tổng số tiền chi trả là 2.900 tỷ đồng. Thông tin tích cực này chỉ giúp cổ phiếu VNM có tuần cuối cùng của năm 2021 tăng nhẹ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VNM tăng nhẹ 400 đồng (+0,47%) từ mức giá 86.000 đồng/CP lên 86.400 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu KHB tại ngưỡng 12

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đang ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá đang hình thành.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 9.8, chốt lãi tại ngưỡng 12.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 8.8.

Cổ phiếu KHB đã có tuần giao dịch khá tiêu cực sau tuần tăng tốc trước đó (từ 20-24/12), khi chứng kiến 4 phiên giảm và 1 phiên đứng giá duy nhất ngày 28/12. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KHB giảm 1.400 đồng (-14,14%) từ mức giá 9.900 đồng/CP xuống 8.500 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PVD

Chúng tôi khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PVD với giá mục tiêu 33.000 đồng/CP.

Việc giá dầu vẫn neo cao đang là “cửa sáng” cho nhóm cổ phiếu dầu khí và cổ phiếu PVD tiếp tục duy trì đà tăng điểm trong phiên cuối tháng 12. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVD tăng 750 đồng (+2,6%) từ mức giá 28.900 đồng/CP lên 29.650 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PXS

Chúng tôi khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PXS với giá mục tiêu 11.500 đồng/CP.

Bên cạnh thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức cao với khối lượng khớp lệnh trên 1-2 triệu đơn vị, cổ phiếu PXS cũng đón tuần giao dịch khởi sắc về giá trong tuần cuối cùng của năm (từ 27-31/12). Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó phiên 29/12 tăng trần và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PXS tăng 800 đồng (+7,58%) từ mức giá 10.550 đồng/CP lên 11.350 đồng/CP.

* TVSI khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu TPB

Sử dụng phương pháp so sánh P/B, chúng tôi xác định mức giá hợp lý của cổ phiếu TPB là 42.600 đồng/CP, cao hơn 17,3% so với giá đóng cửa tại ngày 22/12/2021. Đồng thời, đưa ra khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu TPB.

Mặc dù sóng bank vẫn chưa quay lại nhưng tuần cuối cùng của năm, nhóm cổ phiếu này đã có những nhịp tăng khá tốt để tiếp sức cho thị thị trường, trong đó cổ phiếu TPB cũng là một trong những nhân tố đó. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TPB tăng 1.800 đồng (+4,59%) từ mức giá 39.250 đồng/CP lên 41.050 đồng/CP.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục