* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu TNG với giá mục tiêu là 45.600 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TNG với giá mục tiêu là 45.600 đồng/CP (+45% upside) sử dụng Phương pháp DCF với mảng dệt may và RNAV với mảng bất động sản.
TNG vừa công bố kết quả kinh doanh 10 tháng khả quan với doanh thu tiêu thụ đạt 4.543 tỷ đồng, hoàn thành 80% kế hoạch năm và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Đến nay, TNG đã cơ bản hoàn thành việc phân giao kế hoạch 2022 cho các nhà máy, chi nhánh, với doanh thu may 6.421 tỷ đồng, tính cả doanh thu bất động sản mục tiêu đặt ra là 7.443 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 498 tỷ đồng.
Với những thông tin khá tích cực từ hoạt động kinh doanh, cổ phiếu TNG đã nhanh chóng hồi phục mạnh sau phiên giảm sâu do ảnh hưởng chung của thị trường trong ngày 2/11. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TNG tăng 700 đồng (+2,14%) từ mức giá 32.700 đồng/CP lên 33.400 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho VTP với giá mục tiêu 102.300 đồng/CP
Chúng tôi phát hành báo cáo lần đầu Viettel Post (VTP) với khuyến nghị OUTPERFORM, giá mục tiêu 1 năm là 102.300 đồng/CP (Upside: 29%) theo phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF).
Trái với khuyến nghị của BVSC, với thông tin không mấy tích cực từ kết quả kinh doanh quý III/2021 ghi nhận lợi nhuận giảm 70%, xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, cổ phiếu VTP đã có tuần giao dịch điều chỉnh. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VTP giảm 1.700 đồng (-2,08%) từ mức giá 81.800 đồng/CP xuống 80.100 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu BSR với giá mục tiêu 28.400 đồng/CP
BSC khuyến nghị mua cổ phiếu BSR với giá mục tiêu 28.400 đồng/CP(tương đương upside 15.9% so với giá đóng cửa ngày 03/11/2021 là 24.500 đồng/CP) dựa trên phương pháp P/E và FCFF.
Trái với khuyến nghị của BSC, sau những phiên tăng khá mạnh tại vùng đỉnh trong tuần cuối cùng của tháng 10, cổ phiếu BSR đã rung lắc và điều chỉnh trong tuần qua dù thông tin kết quả kinh doanh quý III/2021 khả quan với lợi nhuận sau thuế đạt 476 tỷ đồng và lũy kế gấp 4,6 lần kế hoạch cả năm. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BSR giảm 600 đồng (-2,42%) từ mức giá 24.800 đồng/CP xuống 24.200 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở vị thế ANV tại ngưỡng 36.55
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, ủng hộ xu hướng tăng giá tích cực.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 36.55, chốt lãi tại ngưỡng 42.25 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 34.3.
Mặc dù có những nhịp rung lắc sau tuần bứt phá cuối tháng 10, nhưng với thông tin chốt quyền chia cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% phần nào hỗ trợ giúp ANV tiếp tục duy trì đà tăng trong tuần đầu tháng 11. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó phiên 4/11 tăng trần và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ANV tăng 2.200 đồng (+6,15%) từ mức giá 35.800 đồng/CP lên 38.000 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu VHC với giá mục tiêu 80.100 đồng/CP
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VHC với giá mục tiêu mới cho năm 2022 là 80.100 đồng (tăng 28% so với mức giá ngày 28/10/2021) sau khi điều chỉnh (i) tăng dự báo lợi nhuận năm 2021 và 2022 (tăng 25% và tăng 26% so với dự báo trước) (ii) tăng mức P/E mục tiêu từ 10.5 lên 11.5.
Cũng thuộc nhóm cổ phiếu nông nghiệp, chế biến cá tra, cổ phiếu VHC cũng có tuần giao dịch khởi sắc, ngoại trừ phiên giảm khá sâu ngày 3/11. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHC tăng 1.700 đồng (+2,7%) từ mức giá 63.000 đồng/CP lên 64.700 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho OCB với giá mục tiêu 32.098 đồng/CP
OCB đóng cửa ở mức 26.950 đồng/cổ phiếu vào ngày 02/11/2021, giao dịch ở mức P/B năm 2021 là 1,67x và năm 2022 là 1,35x, tỏ ra hấp dẫn, với mức ROE tốt là 21,6%, chất lượng tài sản cải thiện rõ rệt và cơ sở vốn vững chắc. Khuyến nghị Outperform với giá mục tiêu cuối năm 2022 là 32.098 đồng/cổ phiếu (Upside: 19,1%).
Với dòng tiền luân chuyển, trong tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đã có những đợt sóng nhẹ. Trong đó, cổ phiếu OCB là điểm sáng của ngành trong phiên 3/11 với đà tăng mạnh về giá cùng giao dịch bùng nổ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu OCB tăng 1.900 đồng (+7,14%) từ mức giá 26.600 đồng/CP lên 28.500 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho CTG với giá mục tiêu 37.100 đồng/CP
chúng tôi cũng lưu ý thêm nhiều khả năng lợi nhuận quý IV/2021 của Vietinbank sẽ tăng trưởng âm do lợi nhuận quý IV/2020 ở mức rất cao cũng như việc CTG nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh trích lập dự phòng do yếu tố dịch bệnh.
Nếu OCB chỉ bùng lên trong phiên 3/11, thì CTG lại khá ổn định khi duy trì đà tăng nhẹ trong gần suốt cả tuần, đặc biệt là thanh khoản cải thiện tích cực. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTG tăng 1.200 đồng (+3,8%) từ mức giá 31.500 đồng/CP lên 32.700 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu VCB
BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu VCB với mức giá mục tiêu là 114.200 đồng/CP (tiềm năng tăng giá là 17,7% so với mức giá đóng cửa ngày 01/11/2021 là 97.000 đồng/CP).
Trong khi nhiều mã bank đang dần hồi phục thì cổ phiếu đầu ngành VCB trong tuần qua vẫn diễn biến lình xình du kết quả 9 tháng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 19.300 tỷ đồng, vững ngôi quán quân lợi nhuận của ngành. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VCB giảm nhẹ 500 đồng (-0,51%) từ mức giá 98.000 đồng/CP xuống 97.500 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở vị thế KDC tại ngưỡng 59.8
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, ủng hộ xu hướng tăng giá tích cực.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 59.8, chốt lãi tại ngưỡng 66.5 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 64.5.
Thông tin đáng chú ý liên quan đến KDC trong tuần qua là việc Công ty lần thứ 2 đăng ký tham gia mua trọn lô hơn 44 triệu cổ phần dầu ăn Voricamex (VOC) từ SCIC. Và diễn biến cổ phiếu KDC tuần qua giằng co với những phiên tăng giảm xen kẽ, nhưng vẫn giữ được đà tăng nhẹ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KDC tăng 1.800 đồng (+3,1%) từ mức giá 57.900 đồng/CP lên 59.700 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu ELC với giá mục tiêu 33.100 đồng/CP
BSC duy trì khuyến nghị mua đối với mã ELC với giá mục tiêu mới cho năm 2022 là 33.100 đồng/cổ phiếu (upside 16% so với giá ngày 1/11/2021) dựa trên hai phương pháp PE/FCFF và định giá bất động sản.
Mặc dù trong những phiên đầu tuần hồi phục khá tốt, nhưng trong nửa cuối tuần, áp lực bán khiến cổ phiếu ELC gần như trở về điểm xuất phát của tuần. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ELC tăng nhẹ 100 đồng (+0,36%) từ mức giá 27.500 đồng/CP lên 27.600 đồng/CP.
* KBSV khuyến nghị mua HPG với giá mục tiêu 68.200 đồng/CP
Chúng tôi nâng dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2021 lên 38.385 tỷ đồng (tăng 184% so với năm trước). Chúng tôi nâng mức giá mục tiêu lên 68.200 đồng/CP, upside 22.4 % và khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HPG.
Nhóm cổ phiếu thép nói chung có tuần biến động giằng co nhẹ, trong đó HPG cũng không ngoại trừ dù kết quả quý III/2021 khả quan với lợi nhuận sau thuế lần đầu tiên trong lịch sử đạt 10.350 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HPG giảm 500 đồng (-0,88%) từ mức giá 57.100 đồng/CP xuống 56.600 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở vị thế cổ phiếu SSI tại ngưỡng 41.4
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50 trong phiên hôm nay, ủng hộ xu hướng tăng giá tích cực.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 41.4, chốt lãi tại ngưỡng 47.4 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 40.0.
Cổ phiếu SSI vẫn duy trì đà tăng trong tuần đầu tiên của tháng 11. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SSI tăng 2.400 đồng (+5,93%) từ mức giá 40.500 đồng/CP lên 42.900 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 47.4, thì thị giá hiện tại của SSI giảm 9,5%.
* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 68.400 đồng/CP
Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 68.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn 18% so với giá đóng cửa ngày 29/10/2021
Tuần qua, nhóm cổ phiếu bất động sản nói chung và NLG nói riêng đã có những phiên biến động mạnh, đáng chú ý là phiên lao dốc mạnh ngày 3/11 khiến hàng loạt mã nằm trần bởi áp lực bán tháo nhóm cổ phiếu này. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, trong đó phiên 2/11 tăng trần và phiên 3/11 giảm sàn. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG tăng nhẹ 700 đồng (+1,2%) từ mức giá 58.000 đồng/CP lên 58.700 đồng/CP.
* KBSV khuyến nghị mua DHA với giá mục tiêu 68.200 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua, giá mục tiêu 68.200 đồng/CP đối với Công ty cổ phần Hóa An (DHA) với kỳ vọng hưởng lợi từ định hướng đẩy mạnh đầu tư công trong khi các mỏ đá của doanh nghiệp có vị trí thuận lợi và còn nhiều tiềm năng gia tăng trữ lượng khai thác cùng cổ tức tiền mặt hấp dẫn.
Sau tuần tăng khá tốt cuối tháng 10, cổ phiếu DHA đã hạ độ cao trong những phiên giao dịch sau đó, tuy nhiên, với việc chịu ảnh hưởng của diễn biến chung thị trường ngày 3/11, đã lấy đi toàn bộ thành quả có được trong tuần. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DHA giảm 600 đồng (-1,07%) từ mức giá 55.900 đồng/CP xuống 55.300 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho QNS với giá mục tiêu 64.200 đồng/CP
Trên cơ sở dự báo tích cực cho năm 2022, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với QNS với giá mục tiêu 64.200 đồng/cp.
Trái với khuyến nghị của BVSC, cổ phiếu QNS đã liên tục điều chỉnh trong những phiên đầu tuần và chỉ hồi phục duy nhất trong phiên cuối tuần ngày 5/11. Theo đó, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu QNS giảm 900 đồng (-1,73%) từ mức giá 51.900 đồng/CP xuống 51.000 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở vị thế đối với CSV tại ngưỡng 51.1
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50 trong phiên hôm nay, ủng hộ xu hướng tăng giá tích cực.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 51.1, chốt lãi tại ngưỡng 63.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 48.0.
Mặc dù cũng có điểm trừ trong phiên 3/11, nhưng với những phiên tăng tốc mạnh còn lại, cổ phiếu CSV vẫn duy trì tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CSV tăng 6.700 đồng (+13,11%) từ mức giá 51.100 đồng/CP lên 57.800 đồng/CP.