* BVSC khuyến nghị tích cực đối với PNJ với giá mục tiêu 96.500 đồng/CP
BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu PNJ của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận với mức giá mục tiêu theo phương pháp DCF là 96.500 đồng/CP, tương đương mức lợi suất là 16%, bao gồm lợi suất cổ tức bằng tiền 2%.
Tại mức dự báo EPS 2021 và 2022 là 5.137 đồng và 7.037 đồng, mức giá mục tiêu trên tương đương với P/E dự phóng 2021 và 2021 lần lượt là 18,8 và 13,7.
Trong tuần, cổ phiếu PNJ biến động trong phiên với biên độ thấp, với một phiên tăng 1,1%, hai phiên giảm 0,1% và một phiên mất 0,5%. Giá cổ phiếu theo đó tăng không đáng kể từ 84.600 đồng lên 84.900 đồng.
* BVSC khuyến nghị tích cực đối với GDT với giá mục tiêu 74.951 đồng/CP
Cổ phiếu GDT của CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành đóng cửa ở mức 44.000 đồng/ cổ phiếu vào ngày 18/03/2021, giao dịch ở mức P/E năm 2021 là 6,5x và PEG năm 2021 là 0,16 cho mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế tích cực là 40,4% và ROE là 39,7%.
BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu GDT, giá mục tiêu 1 năm là 74.951 đồng/cp, tiềm năng tăng giá là 74,9% so với giá thị trường ngày 18/3/2021.
Trong tuần, cổ phiếu GDT giao dịch thưa thớt, trừ điểm sáng đến từ phiên cuối tuần, khi tăng kịch trần +6,9% lên 51.300 đồng, khớp 0,46 triệu đơn vị. Như vậy, trong tuần này, cổ phiếu GDT đã +11,5% từ mức 46.000 đồng cuối tuần trước.
* BSC: Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu BVH nằm tại mức 67.1
Cổ phiếu BVH của Tập đoàn Bảo Việt hiện đang có trạng thái tích lũy ngắn hạn tại khu vực 58.5-62.5 trong vài tuần gần đây. Thanh khoản cổ phiếu trong phiên hôm nay tăng mạnh so với quãng thời gian trước đó.
Trong tuần, bluechip BVH ngoài phiên đầu tuần khởi sắc +2,2%, còn lại đều giảm, trong đó đáng kể là phiên giảm sâu ngày 24/3 khi -3,6%. Chốt này này BVH đứng tại 58.400 đồng, tương ứng -4,2% từ mức 61.000 đồng.
* VCSC khuyến nghị mua cho VHC với giá mục tiêu 47.300 đồng/CỔ PHIẾU
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho VHC với giá mục tiêu 47.300 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 15,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,5%, dựa theo giá đóng cửa phiên gần nhất của VHC.
Trong tuần, cổ phiếu VHC chỉ duy nhất có phiên 26/3 hồi phục +1,2%, còn lại đều giảm (-1,1%, -2,4%, -3,8%, -0,9%). Phiên cuối tuần cũng là phiên VHC chấm dứt được chuỗi 10 phiên không thể đóng cửa trong sắc xanh. Tổng cộng, VHC giảm 6,92% từ mức 41.900 đồng.
* VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường cho VNM với giá mục tiêu 108.800 đồng/CP
Chúng tôi hiện có khuyến nghị phù hợp thị trường cho VNM với giá mục tiêu là 108.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 10,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,9%, dựa theo giá đóng cửa phiên 19/3.
Trong tuần, cổ phiếu VNM đều giảm điểm trong cả 5 phiên, với biên độ trên dưới 1%, thanh khoản duy trì ở mức cao, khớp từ hơn 3 triệu đến 4,5 triệu đơn vị/phiên. Giá cổ phiếu giảm từ 101.700 đồng xuống 97.400 đồng, tương ứng -4,2%.
* BSC khuyến nghị mua cho cổ phiếu REE với giá mục tiêu 68.500 đồng/CP
Trong năm 2020, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.640 tỷ đồng (tăng 15,3% so với năm trước) nhờ (1) doanh thu mảng điện tăng trưởng 49,2% do La Nina quay trở lại và (2) doanh thu mảng M&E +9,5% nhờ các dự án EPC điện mặt trời áp mái.
BSC khuyến nghị mua cho cổ phiếu REE với giá mục tiêu 68.500 đồng/CP cho năm 2021 (+21.9% so với giá ngày 19/03/2020) dựa trên phương pháp định giá từng phần (SOTP).
Trong tuần, cổ phiếu REE có hai phiên đầu và cuối tuần tăng, lần lượt +0,5% và 1,1%, còn lại ba phiên giảm -1,8%, -2,7%, -1,1%. Khớp lệnh trung bình từ 0,56 triệu đến gần 1 triệu đơn vị/phiên. Cổ phiếu giảm từ 56.200 đồng xuống 54.000 đồng, tương đương -3,91%.
* BSC khuyến nghị theo dõi mã cổ phiếu CSV với giá 40.000 đồng/CP
BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của CSV lần lượt đạt 1.464 tỷ đồng (tăng 9,3% so với năm 2020) và 202 tỷ đồng (tăng trưởng 11,7%). EPS fw = 4.052 Đồng và P/E =8.0, P/B = 1.5.
Chúng tôi khuyến nghị theo dõi mã cổ phiếu CSV với giá 40.000 đồng/CP, upside 21.9% so với giá ngày 19/03/2021 với phương pháp P/E. Mức giá này tương đương với mức P/E mục tiêu là 10.0 lần.
Trong tuần, cổ phiếu CSV duy nhất có phiên 25/3 đứng giá, còn lại đều suy giảm, trong đó đáng kể có phiên 24/3, khi mất 4,9%. Tổng cộng, CSV mất 7,3% từ 32.800 đồng xuống 30.400 đồng/cổ phiếu.
BSC: Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu AMV nằm tại mức 14.8
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của AMV nằm tại khu vực 12.5-13. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 14.8, cắt lỗ nếu ngưỡng 12 bị xuyên thủng.
Trong tuần, cổ phiếu AMV có phiên đầu tuần nhảy vọt +8,1%, với thanh khoản tăng cao, nhưng sau đó bị bán mạnh và lần lượt mất 3%, 2,3%, 3,9% và 0,8%. Giá cổ phiếu giảm từ 12.400 đồng xuống 12.100 đồng trong cả tuần.
* PHS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HPG
Sử dụng EV/EBITDA, P/E và DCF như báo cáo lần trước, chúng tôi nâng giá mục tiêu của cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) từ 46.700 đồng/cổ phiếu lên 52.900 đồng/cổ phiếu vì những tín hiệu tích cực từ việc tiêu thụ HRC của thị trường.
Vì vậy chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HPG cùng với tiềm năng tăng giá 13,5%.
Trong tuần, cổ phiếu HPG có phiên hồi phục +2,7% ngày cuối tuần sau chuỗi 4 phiên giảm trước đó. Thanh khoản duy trì ở mức cao với hơn 11 triệu đến 28 triệu đơn bị khớp lệnh/phiên. Giá cổ phiếu giảm từ 47.150 đồng xuống 46.200 đồng, tương ứng -2%.
BSC khuyến nghị mua LTG với giá mục tiêu 41.830 đồng/CP
BSC kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2021 của LTG đạt lần lượt 8.336 tỷ đồng (tăng 11,1% so với năm trước) và 426 tỷ đồng (tăng trưởng 15,4%) , tương đương EPS đạt 4.455 đồng, PE fw = 8.1x.
BSC dự báo giá mục tiêu LTG 2021 đạt 41.830 đồng (tăng 17% upside so với ngày 23/03/2021) dựa theo 2 phương pháp PE (9x) và DCF.
Trong tuần, cổ phiếu LTG có phiên giảm mạnh 3,4% ngày 26/3 là đáng chú ý nhất, còn lại biến động nhẹ với một phiên tăng 0,6%, hai phiên giảm 0,3% và 1,4%, cùng ngày 23/3 đứng tham chiếu. Giá cổ phiếu giảm từ 36.400 đồng xuống 34.100 đồng.
* BSC: Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu PWA nằm tại mức 15.8
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của PWA nằm tại khu vực 13.5-14. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 15.8, cắt lỗ nếu ngưỡng 12.8 bị xuyên thủng.
Trong tuần, cổ phiếu PWA có 3 phiên tăng tích cực từ đầu tuần, lần lượt +0,7%, +7,5%, +5,7%, tuy nhiên, hai phiên còn lại đã bị bán mạnh và giảm 2,7% và 4,2%.
Gía cổ phiếu theo đó nhích nhẹ từ mức 13.500 đồng lên 13.700 đồng, thanh khoản phiên cao nhất hơn 0,67 triệu đơn vị khớp lệnh.
BSC: Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu SSN nằm tại mệnh giá 10
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của SSN nằm tại khu vực 6.5-7. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mệnh giá 10, cắt lỗ nếu ngưỡng 6 bị xuyên thủng.
Trong tuần, cổ phiếu SSN đứng giá tham chiếu trong 2 phiên từ đầu tuần, nhưng bất ngờ tăng kịch trần trong cả 2 phiên sau đó với thanh khoản gia tăng, trước khi lại thêm một phiên đứng giá ngày cuối tuần.
Giá cổ phiếu tăng mạnh từ 6.700 đồng lên 8.100 đồng, tương ứng +20,89%.
* HSC khuyến nghị thêm HDB với giá mục tiêu 30.700 đồng/CP
Với triển vọng hoạt động kinh doanh tích cực, HSC điều chỉnh nâng dự báo của hầu hết các khoản thu nhập của HDBank trong năm 2021. Đồng thời, đơn vị này cũng nâng giá mục tiêu của cổ phiếu HDB thêm 50% lên 30.700 đồng/cổ phiếu.
Giá cổ phiếu đã tăng 84% kể từ lần cập nhật cuối cùng của chúng tôi vào tháng 8 năm 2020, Hiện tại, cổ phiếu đang giao dịch với P/B năm 2021 là 1,53 lần.
Trong tuần, cổ phiếu HDB có ba phiên giảm -0,7%, -1,7% và -3,8%, trước khi hồi lại trong hai ngày cuối tuần, tăng lần lượt 0,4% và 0,6%. Thanh khoản duy trì ở mức cao với trung bình từ 4 triệu đến hơn 5 triệu đơn vị khớp lệnh/phiên. Giá cổ phiếu giảm từ 27.150 đồng xuống 25.750 đồng.
* BSC: Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu VPH nằm tại mức 6.8
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VPH nằm tại khu vực xung quanh 5.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 6.8, cắt lỗ nếu ngưỡng 5.3 bị xuyên thủng.
Trong tuần, cổ phiếu VPH có hai phiên tăng khá tốt ngày 24 và 25, lần lượt +4,7% và +1,7%. Nhưng ba phiên còn lại đều giảm, trong đó, phiên cuối tuần -4,8%. Giá cổ phiếu giảm từ 5.650 đồng xuống 5.600 đồng.
* VCSC khuyến nghị khả quan cho PLX với giá mục tiêu 62.400 đồng/CP
Theo dữ liệu của HOSE, Tập đoàn ENEOS Corporation đã hoàn tất việc mua 25 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX). Thời gian thực hiện giao dịch này là từ ngày 01/03 đến 19/03.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho PLX với giá mục tiêu 62.400 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 14,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,9%). Dựa theo giá đóng cửa hôm nay, PLX hiện được giao dịch tại P/E năm 2021 là 23,5 lần và P/E năm 2022 là 16,0 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.
Trong tuần, cổ phiếu PLX duy nhất có phiên 23/3 tăng điểm +2,1%, còn lại giao dịch thiếu tích cực, khi -0,5%, -1,6%, -0,2% và -0,5%. Giá cổ phiếu giảm từ 56.300 đồng xuống 55.900 đồng.