Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mặc dù thanh khoản sụt giảm khá mạnh nhưng thị trường đã lấy lại đà tăng điểm trong tuần đầu tiên của tháng 2, đồng thời nhiều cổ phiếu đưa ra khuyến nghị cũng hồi phục mạnh với mức tăng trên 10% như FPT, TCB, PC1 và VHC.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu FPT nằm tại mức 82, BVSC khuyến nghị tích cực

BSC cho rằng, ngưỡng hỗ trợ gần nhất của FPT nằm tại khu vực xung quanh 70.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 82, cắt lỗ nếu ngưỡng 63.4 bị xuyên thủng.

BVSC nâng giá mục tiêu lên 78.400 đồng/cp bằng phương pháp DCF và tiếp tục duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với FPT.

Sau đợt giảm khá mạnh những phiên cuối tháng 1, cổ phiếu FPT đã hồi phục mạnh, hỗ trợ tốt cho đà tăng của thị trường. Thống kê với việc đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT tăng 10.200 đồng (+16,27%) từ mức giá 62.700 đồng/CP lên 72.900 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 82, thị giá hiện tại của FPT còn thấp hơn 11%.

* VCSC khuyến nghị khả quan dành cho PTB

Chúng tôi điều chỉnh khuyến nghị từ mua còn khả quan cho CTCP Phú Tài (PTB) sau khi giá mục tiêu tăng 16% trong 3 tháng qua trong khi chúng tôi giảm giá mục tiêu thêm 6%. Do đó, chúng tôi giữ quan điểm tích cực cho danh mục mỏ đá lớn của PTB, triển vọng tích cực của mảng đá thạch anh mới và tăng trưởng dài hạn của ngành xuất khẩu gỗ nội thất của Việt Nam cũng như tỷ lệ sở hữu xe hơi trong nước.

Mới đây, Phú Tài đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 với với lợi nhuận sau thuế trong kỳ đạt 123,3 tỷ đồng, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước và lũy kế cả năm đạt 380 tỷ đồng, giảm 17%. Tuy nhiên, sau tuần mất điểm cuối tháng 1, cổ phiếu PTB đã có những nhịp hồi nhẹ. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày đầu tuần 1/2, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PTB tăng 2.100 đồng (+3,28%) từ mức giá 64.000 đồng/CP lên 66.100 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu NVL nằm tại mức 97

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của NVL nằm tại khu vực 77.5-78. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 97, cắt lỗ nếu ngưỡng 73.9 bị xuyên thủng.

Cổ phiếu NVL tuần qua biến động khá giằng co. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NVL không có biến động và vẫn giữ nguyên mức giá 80.200 đồng/CP.

* KIS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MBB

Chúng tôi tăng giá mục tiêu 20% (từ 24,200 đồng) lên 29.150 đồng và lặp lại khuyến nghị mua dành cho MBB.

Sau tuần điều chỉnh khá mạnh cuối tháng 1, hầu hết các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng đã hồi phục. Trong đó, MBB với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MBB tăng 1.300 đồng (+5,54%) từ mức giá 23.450 đồng/CP lên 24.750 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị trung lập với TCB với giá mục tiêu 32.900 đồng/CP

Giá của cổ phiếu Techcombank đã tăng tới mức giá mục tiêu của BVSC, do đó chúng tôi thay đổi khuyến nghị từ OUTPERFORM sang NEUTRAL với mức giá mục tiêu là 32.900 VND/CP (cao hơn 5,4% so với mức giá đóng cửa ngày 28/01/2021).

Tương tự, TCB đã đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TCB tăng 4.300 đồng (+13,44%) từ mức giá 32.000 đồng/CP lên 36.300 đồng/CP.

* VIS khuyến nghị mua vào về dài hạn đối với cổ phiếu OCB

OCB đóng cửa ở mức 19.6 ngày 29/1/2021, hiện đang giao dịch ở mức PE 6 và P/Bv 1.23. Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua vào về dài hạn trong năm 2021 với OCB với giá mục tiêu quanh vùng 30-34 với kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng trưởng ít nhất 15% khoảng 5.100 tỷ đồng.

Sau phiên giảm sâu do tác động chúng của toàn thị trường trong ngày chào sàn 28/1, cổ phiếu OCB đã liên tục khởi sắc và gặp áp lực chốt lời trong những phiên cuối tuần qua khiến cổ phiếu này vẫn chưa tìm lại được mức giá tham chiếu trong ngày chào sàn là 22.900 đồng/CP. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu OCB tăng 1.250 đồng (+6,38%) từ mức giá 19.600 đồng/CP lên 20.850 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua cho PHR với giá mục tiêu 70.800 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho PHR với giá mục tiêu 70.800 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 30,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,0% (tương ứng cổ tức tiền mặt ở mức 4.000 đồng/CP).

Cao su Phước Hòa vừa đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 751 tỷ đồng, tỷ lệ chia cổ tức tối thiểu 40%. Diễn biến cổ phiếu PHR tuần qua biến động khá giằng co. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PHR tăng 200 đồng (+0,34%) từ mức giá 58.400 đồng/CP lên 58.600 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu PC1 nằm tại mức 28.5

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Hôm nay 2/2, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của PC1 nằm tại khu vực xung quanh 23. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 28.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 22 bị xuyên thủng.

Xây lắp điện 1 vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 khả quan với mảng xây lắp và điện tăng mạnh, giúp Công ty ghi nhận lợi nhuận 537 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch đã đề ra. Với thông tin tích cực trên, cổ phiếu PC1 đã có tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó có 1 phiên tăng trần ngày 2/2, 1 phiên đứng giá và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PC1 tăng 3.150 đồng (+13,79%) từ mức giá 22.850 đồng/CP lên 26.000 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho NLG với giá mục tiêu 38.000 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho NLG với giá mục tiêu 38.000 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 22%, bao gồm lợi suất cổ tức 3%). Theo giá đóng cửa hôm nay, NLG hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2021 là 7,8 lần và P/B là 1,3 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Cổ phiếu NLG đã hồi phục sau tuần mất điểm cuối tháng 1. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên đứng giá và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG tăng 2.000 đồng (+6,15%) từ mức giá 32.500 đồng/CP lên 34.500 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực với BMP với giá mục tiêu 68.200 đồng/CP

BVSC hiện khuyến nghị OUTPERFORM với BMP với mức giá mục tiêu là 68.200 đồng/cp (Upside: 24,7%). Tại mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch tại mức P/E và EV/EBITDA năm 2021 là 8,9x và 4,2x, chiết khấu 24%/19% so với mức trung bình ngành lần lượt là 5,2x và 11,7x.

Thông tin chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 2/2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% đã giúp cổ phiếu BMP có tuần hồi phục. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMP tăng 3.130 đồng (+5,43%) và kết thúc phiên cuối tuần ở mức giá 60.800 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực với DRC, MBS khuyến nghị phù hợp thị trường

BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu 1 năm là 33.900/cp, upside hấp dẫn là 35,8%. DRC được trang bị cạnh tranh để ghi nhận tăng trưởng kết quả kinh doanh ấn tượng trong giai đoạn tới khi chi phí khấu hao và chi phí lãi vay sụt giảm mạnh, cùng với triển vọng phục hồi tiêu thụ khả quan trên cả thị trường xuất khẩu và nội địa.

Trong khi đó, MBS khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu DRC với giá mục tiêu 23.100 đồng.

Ngoại trừ phiên lao dốc ngày đầu tuần 1/2, còn lại các phiên trong tuần, cổ phiếu DRC giao dịch khởi sắc. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DRC tăng 1.500 đồng (+5,77%) từ mức giá 26.000 đồng/CP lên 27.500 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu mà BVSC đưa ra là 33.900 đồng/CP, thị giá hiện tại của DRC còn thấp hơn 18,88%.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu HPX nằm tại mức 42.2

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Mặc dù chỉ báo động lượng RSI vừa đi vào vùng quá mua nhưng đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của HPX nằm tại khu vực xung quanh 33. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 42.2, cắt lỗ nếu ngưỡng 32 bị xuyên thủng.

Thông tin không mấy khả quan về kết quả hoạt động kinh doanh quý IV/2020 với lợi nhuận đạt 187 tỷ đồng, giảm tới 42% so với cùng kỳ năm 2019, đã phần nào khiến diễn biến cổ phiếu HPX không được như kỳ vọng. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HPX tăng 1.200 đồng (+3,3%) từ mức giá 36.350 đồng/CP lên 37.550 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 42.200 đồng/CP, thị giá hiện tại của HPX còn thấp hơn 11%.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DHC

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC), dựa trên khả năng của DHC trong việc tận dụng đà tăng trưởng tiêu thụ của giấy bao bì tại Việt Nam nhờ vào năng lực đã được chứng minh của công ty và tiềm năng mở rộng công suất.

Sau tuần giảm khá mạnh cuối tháng 1, cổ phiếu DHC đã hồi phục và duy trì đà tăng điểm trong cả 5 phiên giao dịch của tuần đầu tiên của tháng 2/2021. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DHC tăng 7.600 đồng (+12,58%) từ mức giá 60.400 đồng/CP lên 68.000 đồng/CP.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục