Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tuần giao dịch không mấy khả quan đối với các nhóm cổ phiếu được khuyến nghị khi đa số giảm sâu trong phiên lao dốc cuối tuần như GEX, DRC, VHC, PTB, PVD, PNJ và một vài điểm sáng hiếm hoi tăng điểm là TDT, HAH.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* Theo BSC: Mục tiêu chốt lãi của BFC nằm tại xung quanh giá 14 

Các chỉ báo kỹ thuật hiện đang nghiêng về trạng thái tích cực. Các đường EMA vừa xuất hiện Golden Cross, đồng thời chỉ báo động lượng RSI đang tăng dần và còn cách khá xa vùng quá mua nên động lực tăng có thể được duy trì trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của BFC nằm tại mốc 12. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 14, cắt lỗ nếu ngưỡng 11.5 bị xuyên thủng.

BFC mới thông báo kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2020 với doanh thu 1.7005 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 88,1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ gần 12 tỷ đồng, tuy nhiên, giá cổ phiếu không có nhiều biến động, thậm chỉ còn mất 8% trong tuần qua, với 4 trên 5 phiên giảm điểm.

* VCSC Khuyến nghị khả quan dành cho GEX với giá mục tiêu 20.100 đồng/CP

Như đã đề cập trong báo cáo ĐHCĐ thường niên GEX ngày 18/06/2020 của chúng tôi, chúng tôi cho rằng có khả năng điều chỉnh giảm dự báo cả năm của chúng tôi, dù cần đánh giá chi tiết hơn.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan dành cho GEX với giá mục tiêu 20.100 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời -6,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 0,0%.

Cổ phiếu GEX trong tuần qua giao dịch kém tích cực với cả 5 phiên đều giảm, tổng cộng GEX -8,12% xuống 19.800 đồng.

* VCSC: Duy trì quan điểm tích cực dành cho cổ phiếu NT2

Chúng tôi cho rằng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế mạnh mẽ đến tự sản lượng điện hợp đồng cao hơn, giá khí thấp hơn và lỗ tỷ giá chưa thực hiện thấp hơn – dù giá bán điện trung bình trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) thấp và tác động tiêu cực từ dịch COVID-19 đến nhu cầu điện.

Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực cho NT2 do kỳ vọng lợi suất cổ tức gia tăng. Chúng tôi dự báo cổ tức tiền mặt đạt 2.300 đồng/CP cho năm 2020 (lợi suất cổ tức 9,8%), cao hơn kế hoạch của công ty là 2.000 đồng/CP (lợi suất cổ tức 8,5%).

Trong tương lai, chúng tôi kỳ vọng NT2 sẽ tăng cổ tức tiền mặt lên khoảng 2.500 – 3.000 đồng CP (lợi suất cổ tức 10,7% - 12,8%) từ năm 2021, sau khi hoán tất thanh toán nghĩa vụ nợ.

Cổ phiếu NT2 ngoài phiên đầu tuần tăng khá +2% thì cả 4 phiên còn lại đều đóng cửa giảm điểm, mất tổng cộng giảm 4,2% xuống 21.000 đồng.

* MBS: Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu DRC

Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu DRC với giá mục tiêu điều chỉnh xuống 19.800 đồng/CP.

Chúng tôi cũng lo ngại rằng hoạt động xuất khẩu săm lốp trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng do tình hình dịch bệnh tại nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, trong khi lo sợ về làn sóng lây nhiễm mới trong tương lai gần đang ngày một gia tăng.

Mới đây, DRC đã báo kết quả kinh doanh quý II/2020 với doanh thu đạt gần 789 tỷ đồng giảm 28% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 43 tỷ đồng giảm 39% so với quý II/2019. Cổ phiếu DRC theo đó mất điểm 4 trên 5 phiên, tổng cộng giảm 10,3% xuống 16.100 đồng.

* BSC khuyến nghị có thể mở vị thế cổ phiếu HT1 tại vùng giá 14.0-14.5 

Nhận định: HT1 đang tạo tín hiệu tích cực sau khi tích lũy ngắn hạn tại vùng giá 13.5-14.0. Thanh khoản cổ hiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, báo hiệu xu hướng tăng giá.

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tích cực này. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá đã hình thành.

Như vậy, nhà đầu tư trung và dài hạn có thể mở vị thế tại vùng giá 14.0-14.5, chốt lãi tại vùng giá 16.0-17.0 và cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 13.5

Cổ phiếu HT1 trong tuần giao dịch cũng kém khả quan, với 2 phiên tăng nhẹ đầu tuần đều +1,1%, nhưng sau đó đã giảm trở lại -1,1% trong 2 phiên kế tiếp, trước khi lao dốc -6,1% trong phiên cuối tuần về 13.000 đồng.

* BSC: Có thể mở vị thế đối với cổ phiếu TDT tại vùng giá 10.0-10.5

TDT đang nằm trong xu hướng tăng giá sau khi tạo thành mô hình 2 đáy quanh ngưỡng giá 9.0. Thanh khoản cổ hiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng của cổ phiếu.

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tích cực này. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế tại vùng giá 10.0-10.5, chốt lãi tại ngưỡng giá 12.0 và cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 9.0

Cổ phiếu TDT trong tuần nhìn chung tích cực với thanh khoảng đột biến và có 4 trên 5 phiên tăng, trong đó có phiên 21/7 đáng chú ý khi +8,3%. Tổng cộng trong tuần, TDT tăng 10,63% lên 10.400 đồng.

* VCSC khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 40.500 đồng/CP dành cho VHC

Trong tháng 6, CTCP Thủy sản Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu thuần đạt 622 tỷ đồng, giảm 36% YoY nhưng tăng 13% so với tháng trước (MoM).

KQKD 6 tháng 2020 phần lớn phù hợp dự báo của chúng tôi. Chúng tôi hiện có khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 40.500 đồng/CP dành cho VHC, tương ứng với tổng mức sinh lời 10,2%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,9%, theo giá đóng cửa phiên 20/7.

Trong tuần, cổ phiếu VHC ngoài phiên 23/7 tăng 2% thì cả 4 phiên còn lại đều mất điểm và phiên cuối tuần cũng chịu tác động chung từ thì trường, mất 6,3%. Tổng cộng, VHC trong tuần giảm 8,21% xuống 35.750 đồng.

* VCSC khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 66.000 đồng/CP dành cho PTB

CTCP Phú Tài (PTB) công bố KQKD sơ bộ 6 tháng 2020, bao gồm doanh thu đạt 2,6 nghìn tỷ đồng (đi ngang YoY) và LNTT đạt 185 tỷ đồng (-21% YoY).

Tính riêng trong quý 2/2020, PTB ghi nhận tăng trưởng doanh thu đi ngang và mức giảm LNTT 18%, theo ước tính của chúng tôi

Nhìn chung, KQKD sơ bộ 6 tháng 2020 của PTB phù hợp với dự báo của chúng tôi. Chúng tôi hiện có khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 66.000 đồng/CP dành cho PTB, tương ứng với tổng mức sinh lời 36,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,0%, dựa theo giá đóng cửa phiên 20/7.

Cổ phiếu PTB trong tuần nhích nhẹ 1 phiên duy nhất +0,4% ngày thứ Tư (22/7), còn lại đều giảm và kết tuần này tổng cộng mất 7% xuống 47.300 đồng.

* BSC: Có thể mở vị thế đối với HAH tại ngưỡng giá 11

Cổ phiếu HAH của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An đã có một phiên bứt phá sau khi tạo ngưỡng hỗ trợ 10.0. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng của cổ phiếu.

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tích cực này. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng giá 11 chốt lãi tại ngưỡng giá 13.0 và cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 10.0.

Cổ phiếu HAH giao dịch trong tuần đáng chú ý có phiên tăng kịch trần +5,8% vào ngày 22/7, phiên tăng 3,2% sau đó và đảo chiều giảm sâu -5,3% trong phiên cuối tuần. Tổng cộng, HAH đã tăng 4,4% lên 10.700 đồng trong tuần này.

* VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho PVD

Tổng CTCP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD) đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng đầu năm 2020, với doanh thu đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 85 tỷ đồng so với lợi nhuận ròng đạt 28 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số sơ bộ 6 tháng đầu năm 2020 lần lượt hoàn thành 65,2% và 52,5% dự báo cả năm của chúng tôi và phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị phù hợp thị trường cho PVD với giá mục tiêu 10.600 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 2,4%).

Cổ phiếu PVD ít biến động trong 4 phiên đầu tiên, nhưng bất ngờ lao dốc mạnh và giảm sàn -6,7% trong phiên cuối tuần. Như vậy, trong tuần PVD đã giảm 7,61% xuống 9.700 đồng.

* MBS khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu PNJ

Chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu 12 tháng 66.000 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi dự kiến dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của người tiêu dùng đến hết năm 2021.

Kết quả lợi nhuận sau thuế quý II năm nay chỉ đạt gần 32 tỷ đồng, giảm mạnh 81% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là quý PNJ chứng kiến lãi ròng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Lợi nhuận sau thuế 2020 ước giảm 4% cùng kỳ do mảng bán lẻ có kết quả tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng. Chúng tôi dự phóng doanh thu của PNJ sẽ tăng 9,5% n/n trong năm 2020, đạt tương ứng 18.630 tỷ đồng.

Chúng tôi giảm 16% dự phóng lợi nhuận năm 2020 so với dự phóng trước đây, xuống còn 1.145 tỷ đồng, do mảng bán lẻ trang sức (mảng có biên lợi nhuận cao nhất) có kết quả tăng trưởng thấp hơn kì vọng của chúng tôi.

Năm 2021, chúng tôi kỳ vọng doanh thu/cửa hàng phục sẽ hồi nhẹ 6% chứng khoán, kéo theo doanh thu tăng trưởng 13,3% lên 21.112 tỷ đồng. Số lượng cửa hàng dự kiến tăng 40 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng lên 400 cửa hàng. Lợi nhuận sau thuế dự phóng khoảng 1.310 tỷ đồng.

Trong tuần, cổ phiếu PNJ không đi cùng cơn bão giá vàng tăng, mà giao dịch tương đối ảm đạm, và cũng chịu áp lực lớn trong phiên cuối tuần, giảm 5,1%. Tổng cộng, PNJ mất 7,3% xuống 56.000 đồng, mức thấp nhất trogn 3 tháng qua.

* BSC: Có thể mở vị thế tại quanh ngưỡng giá 13 với IDJ

IDJ đã có một phiên bứt phá sau khi tạo ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 12.0. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng của cổ phiếu. Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tích cực này.

Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành. Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế tại quanh ngưỡng giá 13 và chốt lãi tại ngưỡng giá 17.0 và cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 12.0.

Cổ phiếu IDJ giao dịch “giật cục” trong tuần, khi có phiên tăng trần vào 23/7 nhưng cũng giảm sâu 6% trong phiên còn lại. Tổng cộng, IDJ nhích nhẹ từ 12.200 đồng lên 12.500 đồng, tương đương +2,46%.

* VCSC khuyến nghị KHẢ QUAN cho DPM

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) công bố công ty sẽ thanh toán phần cổ tức tiền mặt năm 2019 còn lại ở mức 700 đồng/CP. Đây là đợt thanh toán thứ hai cho lượng cổ tức tiền mặt năm 2019 trị giá 1.200 đồng/CP (lợi suất 8,0%). Ngày giao dịch không hưởng quyền dự kiến là ngày 05/08 và ngày thanh toán là ngày 21/08.

Trong năm 2020, chúng tôi hiện dự báo cổ tức tiền mặt ở mức 1.000 đồng/CP (lợi suất 6,7%).

Chúng tôi hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN cho DPM với giá mục tiêu 15.200 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 8,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,7%). DPM hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2020 là 10,2 lần và P/B là 0,7 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Trong tuần, cổ phiếu DPM có 2 phiên tăng 1,7% và 2% vào thứ Ba và thứ Tư, và 3 phiên còn lại đều giảm, trong đó, phiên cuối tuần -4%, tổng cộng DPM giảm 2,4% trong tuần xuống 14.250 đồng.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục