Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

(ĐTCK) Thị trường đã có những phiên giao dịch cuối năm 2019 và đầu năm 2020 khá trầm lắng bởi tâm lý nghỉ lễ. Bên cạnh thị trường giao dịch lình xình trong biên độ hẹp, các cổ phiếu đưa ra khuyến nghị cũng không có sự bứt phá với những phiên giằng co. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

* BSC khuyến nghị mua QNS với giá mục tiêu 2020 là 35.000 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua QNS với giá mục tiêu cho 2020 là 35.000 đồng/cp ,upside 22% so với giá đóng cửa ngày 26/12/2019, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp PE và DCF (50:50) với PE mục tiêu là 8x.

Vừa qua, QNS đã công bố kết quả kinh doanh ước đạt năm 2019 với lợi nhuận sau thuế hơn 1.203 tỷ đồng, giảm nhẹ so với kết quả 1.240 tỷ đồng năm 2018 nhưng gấp 6 lần mục tiêu đã đề ra, tuy nhiên, kế hoạch năm 2020 Công ty đã đề ra lợi nhuận giảm gần 11%, đạt 913 tỷ đồng. Diễn biến cổ phiếu QNS tuần qua có phần tiêu cực hơn so với tuần cuối cùng của tháng 12/2019.

Thống kê với việc đón nhận 4 phiên giảm liên tiếp, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu QNS giảm 1.700 đồng (-5,92%) từ mức giá 28.700 đồng/CP xuống 27.000 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 35.000 đồng/CP, thị giá hiện tại của QNS còn thấp hơn 22,86%.

* BSC khuyến nghị mua PNJ với giá mục tiêu 2020 là 99.690 đồng/CP

BSC khuyến nghị mua PNJ với giá mục tiêu 2020 là 99.690 đồng/cp, upside 15% so với giá đóng cửa ngày 27/12/2019, dựa theo phương pháp PE và DCF với PE mục tiêu là 16x.

Sau tuần tăng khá tốt vào cuối tháng 12/2019, cổ phiếu PNJ đã chịu áp lực bán và có những phiên mất điểm. Cụ thể, với việc đón nhận 1 phiên tăng ngày 31/12, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 30/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PNJ tăng nhẹ 300 đồng (+0,35%) từ mức giá 86.500 đồng/CP lên 86.800 đồng/CP.

* Theo BSC, cổ phiếu DBC nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 27-28

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu nằm trên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá có thể được hỗ trợ trong trung hạn. Như vậy, DBC nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 27-28 trong các phiên giao dịch tới.

Mặc dù không có sự bứt phá nhưng cổ phiếu DBC đã có những phiên chào năm mới 2020 khá tốt. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày 30/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DBC tăng 1.100 đồng (+4,56%) từ mức giá 24.100 đồng/CP lên 25.200 đồng/CP.

* Theo BSC, cổ phiếu VPB sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 22-23

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu đã cắt lên dải mây Ichimoku trong phiên hôm nay, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành. Như vậy, VPB nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 22-23 trong các phiên giao dịch tới.

Trong tuần qua, thị trường chỉ giao dịch 4 phiên nhưng nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có những phiên giao dịch tích cực, dẫn dắt các chỉ số khởi sắc. Trong đó, cổ phiếu VPB cũng khả quan khi đón nhận 3 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày cuối tuần 3/1, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VPB tăng 700 đồng (+3,55%) từ mức giá 19.700 đồng/CP lên 20.400 đồng/CP.

* Theo BSC, cổ phiếu CTG nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại vùng 22.5-23

Chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá trong khi chỉ bóa MACD đang cho thấy tín hiệu tích cực. Đường giá cổ phiếu đã cắt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành. Như vậy, CTG nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 22.5-23 trong các phiên giao tích tới.

Cũng thuộc nhóm cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu CTG tuần qua đã đón nhận 2 phiên tăng và 2 phiên giảm. Tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu CTG tăng 650 đồng (+3,15%) từ mức giá 20.650 đồng/CP lên 21.300 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MSN

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua dành cho CTCP Tập đoàn Masan (MSN). Trong khi chúng tôi cho rằng tâm lý cẩn trọng của nhà đầu tư đối với thương vụ sáp nhập với VinCommerce (VCM) – được thể hiện qua việc giá cổ phiếu MSN giảm khá mạnh trong thời gian qua - là hợp lý, chúng tôi cho rằng định giá cổ phiếu MSN hiện đang ở mức hấp dẫn khi giá thị trường đang ở mức chiết khấu 32% so với giá trị tài sản ròng của công ty (NAV), theo ước tính của chúng tôi.

Đúng như nhận định của VCSC, nhà đầu tư vẫn giao dịch thận trọng với MSN và cổ phiếu này đã có tuần giao dịch biến động nhẹ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng nhẹ và 1 phiên giảm ngày 31/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSN tăng nhẹ 600 đồng (+1,05%) từ mức giá 56.900 đồng/CP lên 57.500 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu SAB với mức giá mục tiêu 282.900 đồng/CP

BSC khuyến nghị mua cổ phiếu SAB với mức giá mục tiêu 2020 là 282.900 đồng/CP (+21,3% upside) so với giá đóng cửa 26/12/2019 là 233.200 đồng/cp dựa theo 2 phương pháp PE và DCF với PE mục tiêu là 33.5x.

Mặc dù trong tuần qua, Sabeco đã nhận công văn của kiểm toán Nhà nước liên quan đến việc bỏ kiến nghị Công ty phải nộp ngân sách Nhà nước số lợi nhuận chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2016 hơn 2.495 tỷ đồng, nhưng diễn biến cổ phiếu SAB không mấy khả quan. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng duy nhất ngày cuối tuần 3/1 và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SAB giảm 5.900 đồng (-2,56%) từ mức giá 230.500 đồng/CP xuống 224.600 đồng/CP.

* PHS khuyến nghị mua cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 136.700 đồng/CP

Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu VNM khoảng 136.700 đồng/cổ phiếu trong năm 2020 (+16% so với giá hiện tại). Từ đó đưa ra khuyến nghị mua cho cổ phiếu này.

Trái với nhận định của PHS, diễn biến cổ phiếu VNM tuần qua vẫn khá giằng co. Với  việc đón nhận 2 phiên tăng, 1 phiên giảm đầu tuần 30/12 và 1 phiên đứng giá ngày 31/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VNM nhích nhẹ 100 đồng (+0,08%) từ mức giá 118.200 đồng/CP lên 118.300 đồng/CP.

* MBS và VCSC cùng khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVS

MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 12 tháng 23.900 đồng/CP trên cơ sở hoạt động tiếp tục có sự phục hồi mạnh mẽ, hoạt động cung cấp dịch vụ kho nổi đem lại doanh thu và lợi nhuận ổn định, sở hữu tình hình tài chính lành mạnh với dòng tiền lớn, đảm bảo cho phát triển ổn định.

Tương tự, VCSC cũng có khuyến nghị mua cho PVS với giá mục tiêu 25.300 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 50,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,7%). Theo giá chốt phiên hôm nay, PVS hiện được giao dịch tại P/E năm 2020 là 7,6 lần và EV/EBITDA là 2,0 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Vừa qua, PVS đã công bố kết quả kinh doanh ước đạt năm 2019 với doanh thu hopwk nhất 16.000 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2018 và vượt 23,8% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế ước đạt 654 tỷ đồng, tăng trưởng 14% và vượt 16,8% mục tiêu. Thông tin này đã hỗ trợ tích cực giúp PVS có những phiên giao dịch khởi sắc, đặc biệt trong phiên cuối tuần 3/1.

Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 2 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVS tăng 600 đồng (+3,43%) từ mức giá 17.500 đồng/CP lên 18.100 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua cho NT2 với giá mục tiêu 27.200 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho NT2 với giá mục tiêu 27.200 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 35,1%, bao gồm lợi suất cổ tức 10,1%).

Ngày 10/1 tới đây, NT2 sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức lần 1/2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% và thời gian thanh toán dự kiến ngày 31/1/2020. Thông tin này không hỗ trợ giúp cổ phiếu NT2 giao dịch khởi sắc hơn. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng nhẹ ngày 2/1/2020, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 30/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NT2 giảm nhẹ 250 đồng (-1,15%) từ mức giá 21.700 đồng/CP xuống 21.450 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua cho PLX với giá mục tiêu 68.600 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho PLX với giá mục tiêu 68.600 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 27,0%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,3%). Theo giá chốt phiên hôm nay, PLX hiện được giao dịch tại P/E năm 2020 là 15,3 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày đầu tuần 30/12 và 1 phiên đứng giá ngày 31/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PLX tăng 700 đồng (+1,24%) từ mức giá 56.400 đồng/CP lên 57.100 đồng/CP. Như vậy, so với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 68.600 đồng/CP, giá hiện tại của PLX còn thấp hơn 16,76%.

T.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục