* Theo BVSC, mức giá mục tiêu của DIG là 17.000-18.000 đồng/CP
Chúng tôi kỳ vọng sự điều chỉnh thị trường chung sẽ mang lại cơ hội tích lũy vào DIG trong 2-3 tháng tới. Nhà đầu tư nên chờ thời điểm phù hợp để giải ngân với kỳ vọng vào lợi nhuận ghi nhận cao trong nửa cuối năm 2019. Mức giá kỳ vọng trong nửa cuối năm 2019 cho DIG là 17.000 – 18.000 đồng/cp.
Sau những phiên giảm trong tuần trước, cổ phiếu DIG đã có những phiên hồi nhẹ trong tuần cuối cùng của tháng 4, bên cạnh bức tranh về hoạt động kinh doanh năm 2019 khá khả quan.
Cụ thể, thống kê với 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DIG giảm 250 đồng/Cp (+1,67%) từ mức 14.950 đồng/Cp lên 15.200 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà BVSC đưa ra là 17.000-18.000 đồng/CP, giá hiện tại của DIG còn thấp hơn 10-15%.
* FPTS cân nhắc vị thế ngắn hạn đối với HPG, PHS khuyến nghị nắm giữ
FPTS khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc vị thể ngắn hạn tại HPG với mức sinh lời kỳ vọng ước tính khoảng 13.89%, mức thua lỗ tối đa 4.64%, thời gian nắm giữ kỳ vọng 20 phiên giao dịch.
Trong khi đó, PHS giữ nguyên mức P/E mục tiêu 10x trong báo cáo trước, tuy nhiên, điều chỉnh giá mục tiêu xuống còn 33. 600 đồng/CP do việc lợi nhuận sau thuế sụt giảm mạnh kéo EPS năm 2019 giảm tương ứng. Do đó chúng tôi đưa ra khuyến nghị nắm giữ đối với HPG.
Vừa qua, HPG đã công bố báo cáo tài chính quý I/2019 với doanh thu đạt 15.180 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.810 tỷ đồng, lần lượt đạt 22% và 27% kế hoạch. Đáng chú ý, sản phẩm chủ lực của Công ty tăng trưởng mạnh, với gần 700.000 tấn thép xây dựng được tung ra thị trường, tăng 26,68% so với quý I?2018.
Với bối cảnh khó khăn chung của thị trường, kết quả của HPG đạt được khá khả quan đã hỗ trợ tốt cho diễn biến cổ phiếu HPG trong tuần vừa qua. Cụ thể, thống kê với 1 phiên giảm nhẹ duy nhất ngày 25/4 và 4 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HPG tăng 2.000 đồng/Cp (+6,33%) từ mức 31.600 đồng/Cp lên 33.600 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho NLG với giá mục tiêu 40.000 đồng/CP
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho NLG với giá mục tiêu 40.000 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 36,7% (bao gồm lợi suất cổ tức 2,7%).
Bên cạnh kết quả kinh doanh quý I/2019 ghi nhận con số lợi nhuận tăng vọt lên 145 tỷ đồng, tăng tới gần 360% so với cùng kỳ năm ngoái, vừa qua, Nam Long cũng đã thông qua HĐQT kế hoạch mua 10 triệu cổ phiếu quỹ theo giá thị trường, ngân sách dự kiến khoảng 340 tỷ đồng.
Mặc dù diễn biến cổ phiếu NLG không được như kỳ vọng nhưng với những thông tin tích cực, cổ phiếu này đã có những phiên giao dịch khá khởi sắc trong tuần qua. Cụ thể, thống kê với 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG tăng 1.150 đồng/Cp (+4,05%) từ mức 28.400 đồng/Cp lên 29.550 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu là 40.000 đồng/CP, giá hiện tại của NLG còn thấp hơn 26,13%.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho NT2, BVSC khuyến nghị trung lập
VCSC duy trì khuyến nghị mua dành cho CTCP Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2), nhưng điều chỉnh giảm giá mục tiêu từ 31.500 đồng/CP còn 30.900 đồng/CP chủ yếu do điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận cốt lõi do giảm giả định mức giá bán điện trên thị trường cạnh tranh (giá CGM).
Trong khi đó, BVSC tiếp tục duy trì khuyến nghị NEUTRAL đối với cổ phiếu NT2. Mức giá mục tiêu cho NT2 theo Phương pháp DCF là 23.900 đồng/CP, thấp hơn 8,93% so mức giá đóng cửa ngày 24/4/2019 là 26.750 đồng/CP.
Mặc dù báo cáo tài chính quý I/2019 không mấy khả quan với lợi nhuận sau thuế ghi nhận 178,4 tỷ đồng, tương đương 76% cùng kỳ, nhưng Ban lãnh đạo Công ty tin tưởng, nếu tiếp tục nắng nóng mạnh như hiện nay, Công ty có thể vượt 10% kế hoạch đề ra.
Với viễn cảnh tương lai khá tích cực, cổ phiếu NT2 cũng đã có những phiên khởi sắc trong tuần qua. Cụ thể, thống kê với 1 phiên đứng giá duy nhất ngày 23/4 và 4 phiên tăng nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NT2 tăng 650 đồng/Cp (+2,45%) từ mức 26.500 đồng/Cp lên 27.150 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị khả quan dành cho ACB với giá mục tiêu 35.500 đồng/CP
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị khả quan dành cho ACB với giá mục tiêu 35.500 đồng/CP.
Cổ phiếu ACB đã có những phiên khởi sắc trong tuần cuối tháng 4 sau chuỗi ngày điều chỉnh. Thống kê với 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ACB tăng 500 đồng/Cp (+1,69%) từ mức 29.600 đồng/Cp lên 30.100 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 35.500 đồng/CP, giá hiện tại của ACB còn thấp hơn 15,21%.
* BVSC khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu POW với giá mục tiêu 17.300 đồng/CP
Sử dụng phương pháp định giá EV/EBITDA, BVSC đánh giá mức giá hợp lý của POW là 17.300 đồng/CP tương đương với mức EV/EBITDA là 6,8 lần. Mức giá này cao hơn 22,7% so với mức giá đóng cửa tại ngày 19/04/2019. Vì vậy, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu POW với mức giá mục tiêu là 17.300 đồng/CP.
Sau ĐHCĐ thường niên năm 2019 và báo cáo tài chính quý I/2019, cổ phiếu POW đã có những phiên giao dịch khởi sắc, tuy nhiên, vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu đề ra.
Cụ thể, thống kê với 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu POW tăng 700 đồng/Cp (+4,96%) từ mức 14.100 đồng/Cp lên 14.800 đồng/Cp. So với mức giá kỳ vọng mà BVSC đưa ra là 17.300 đồng/Cp, giá hiện tại của POW còn thấp hơn 14,45%.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho VHC với giá mục tiêu 123.100 đồng/CP
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho VHC với giá mục tiêu 123.100 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 39%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,4%.
Trái với khuyến nghị của VCSC, tuần qua, cổ phiếu cổ phiếu VHC đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VHC giảm 1.000 đồng/Cp (-1,05%) từ mức 94.800 đồng/Cp xuống 93.800 đồng/Cp. So với mức giá mục tiêu là 123.100 đồng/CP, giá hiện tại của VHC còn thấp hơn 23,8%.
* FPTS khuyến nghị mua cổ phiếu DHT
Chúng tôi khuyến nghị mua cho mục tiêu trung hạn. Chúng tôi ước tính doanh thu trong năm 2019 của DHT đạt khoảng 1.884 tỷ đồng (tăng 10% so với năm ngoái). Lợi nhuận sau thuế ước đạt 107 tỷ đồng (tăng 27%), tương ứng với mức EPS 2019 đạt 5.092 đồng/cp.
FPTS đã có cái nhìn khả quan đối với DHT khi dự báo kết quả kinh doanh năm 2019 tăng trưởng tích cực đạt 1.884 tỷ đồng doanh thu và 107 tỷ đồng lợi nhuận, tương ứng tăng trưởng 10% và 27% so với năm ngoái; cùng kế hoạch dự kiến trong quý II/2019 sẽ hoàn thành viên mở rộng mạnh lưới phân phối xuống các tỉnh thành miền Trung và miền Nam.
Tuần qua, cổ phiếu DHT đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DHT tăng 990 đồng/Cp (+3%) từ mức 32.910 đồng/Cp lên 33.900 đồng/Cp.
* KBSV khuyến nghị mua FPT với giá mục tiêu 67.800 đồng/CP
Dựa trên triển vọng kinh doanh cũng như mức độ rủi ro thấp trong hoạt động của FPT trong thời gian tới, chúng tôi giữ khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FPT. Giá mục tiêu là 67.800 đồng/CP, cao hơn 41.5% so với giá ngày 16/04/2019.
Vừa qua, FPT đã thông báo về việc chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu thưởng với tổng tỷ lệ 20%, thông tin này cũng đã hỗ trợ khá tích cực cho diễn biến khởi sắc của cổ phiếu. Thống kê với 1 phiên giảm ngày đầu tuần 22/4, 1 phiên đứng giá ngày 23/4 và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT tăng 1.100 đồng/Cp (+2,27%) từ mức 48.450 đồng/Cp lên 49.550 đồng/Cp.
* PHS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu MSN
Bằng phương pháp SOTP đối với giá trị vốn chủ sở hữu đóng góp vào tập đoàn của các công ty con bao gồm MCH, MNS và MSR và công ty liên kết Techcombank, chúng tôi dự báo giá trị hợp lý cho mỗi cổ phần của MSN trong năm 2019 sẽ vào khoảng 96,375 đồng/ cổ phiếu, tương đương với forward P/E năm 2019 đạt 22x. Từ đó đưa ra khuyến nghị giữ đối với cổ phiếu MSN.
Diễn biến cổ phiếu MSN tuần qua không được như dự báo của PHS với những phiên lình xình tăng giảm nhẹ quanh mốc tham chiếu. Cụ thể, thống kê với 2 phiên giảm, 2 phiên tăng nhẹ và 1 phiên đứng giá ngày 23/4, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSN giảm nhẹ 700đồng/Cp (-0,8%) từ mức 87.600 đồng/Cp xuống 86.900 đồng/Cp.