Đầu tư tuần qua: Xuất chi nghìn tỷ xây 4 bảo tàng, Khánh Hòa “gỡ nghẽn” cho Bắc Vân Phong

0:00 / 0:00
0:00
Những tin tức đầu tư tuần qua: Cao Bằng đề xuất đầu tư Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh; Khánh Hòa gỡ điểm nghẽn Bắc Vân Phong, Đà Nẵng muốn chi nghìn tỷ làm 4 bảo tàng...

Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 1353/QĐ – ĐTCT phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Đầu tư tuần qua: Xuất chi nghìn tỷ xây 4 bảo tàng, Khánh Hòa “gỡ nghẽn” cho Bắc Vân Phong ảnh 1

Đồ họa cao tôc Diễn Châu - Bãi Vọt (Tùng Lâm - Báo Nghệ An).

Theo đó, Dự án thành phần đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt được triển khai theo hình thức BOT, có tổng mức đầu tư 13.338 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước tham gia vào công trình khoảng 6.618 tỷ đồng (bao gồm vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí xây dựng công trình để đảm bảo tính khả thi về tài chính là 4.700 tỷ đồng và vốn đầu tư của Nhà nước cho các hạng mục công việc do cơ quan nhà nước thực hiện khoảng 240 tỷ đồng; chi phí  GPMB, tái định cư khoảng 1.678 tỷ đồng.

Dự án có hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi trong nước /1 giai đoạn 2 túi hồ sơ. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư là quý III/2020. Thời gian thực hiện hợp đồng là 19 năm 7 tháng 23 ngày, trong đó, thời gian xây dựng khoảng 3 năm. Thời gian vận hành khai thác và thu phí hoàn vốn khoảng 16 năm 7 tháng 23 ngày.

Bộ GTVT giao Ban quản lý dự án 6 tổ chức triển khai thực hiện các bước tiếp theo để lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả.

Trước đó, Bộ GTVT đã việc phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

Các nhà đầu tư lọt qua vòng sơ tuyển và sẽ nhận được hồ sơ mời thầu là liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty CP Tập đoàn Cienco4 - Công ty TNHH Đầu tư Núi Hồng - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty CP Xây dựng số 2; Liên danh Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Công ty CP Xây dựng Tân Nam - Công ty CP HCJ; Liên danh Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả - Công ty CP Đầu tư xây dựng Hải Thạch - Công ty CP Bê tông Hà Thanh - Tổng công ty Xây dựng Hoàng Long - Công ty TNHH Tiến Đại Phát.

Được biết, Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt dài khoảng 49,3km đi qua địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Theo thiết kế, đoạn đường bộ cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt có điểm đầu (km430+000) phía sau nút giao với QL 7 (điểm cuối dự án thành phần đầu tư đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu) thuộc địa phận xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; điểm cuối (km479+300) phía sau nút giao với QL 8A, thuộc địa phận xã Đức Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Dự án có vận tốc thiết kế 100 - 120 km/h; riêng đoạn qua núi Thần Vũ vận tốc thiết kế 80km/h. Giai đoạn phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe với vận tốc 80km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh đường bộ cao tốc quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m.

Đà Nẵng đề xuất chi 1.150 tỷ đồng vốn đầu tư công làm 4 bảo tàng

Trong báo cáo gửi HĐND thành phố khóa IX, kỳ họp thứ 15 (ngày 7/7), UBND TP. Đà Nẵng đề xuất đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, giải trí xứng tầm với vị thế thành phố, trong đó có đề xuất đầu tư công 4 bảo tàng.

Đầu tư tuần qua: Xuất chi nghìn tỷ xây 4 bảo tàng, Khánh Hòa “gỡ nghẽn” cho Bắc Vân Phong ảnh 2

Bảo tàng Đà Nẵng.

4 bảo tàng, gồm: Bảo tàng Đà Nẵng (507 tỷ đồng), Bảo tàng Điêu khắc Chăm cơ sở 2 (100 tỷ đồng), Bảo tàng/nhà trưng bày các tác phẩm, hiện vật (50 tỷ đồng) và Bảo tàng Biển tại Đà Nẵng (500 tỷ đồng). Tổng vốn đề xuất lên tới 1.150 tỷ đồng.

Đối với Bảo tàng Đà Nẵng (tại số 42, 44 đường Bạch Đằng và số 31 đường Trần Phú, quận Hải Châu) đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến khởi công giai đoạn 1 trong quý III/2020 và hoàn thành năm 2022.

Đây là dự án cải tạo, nâng cấp các khối nhà để đón cơ sở vật chất, hiện vật đang trưng bày tại bảo tàng Đà Nẵng về trưng bày, bởi bảo tàng này hiện đang nằm trong vùng lõi di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia - thành Điện Hải.

Với Dự án Bảo tàng điêu khắc Chăm cơ sở 2 ở Phong Lệ , phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ. Dự án này đã được UBND TP. Đà Nẵng đã phê duyệt đề án khảo cổ và phát huy giá trị khu di tích Chăm Phong Lệ tại Quyết định số 6236/QĐ-UBND ngày 1/11/2017. Dự án đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, thời gian đầu tư và hoàn thành từ năm 2021 – 2023.

Cả 2 dự án trên hiện đã được giao cho Sở Văn hóa và Thể thao làm chủ đầu tư.

Còn 2 dự án còn lại hiện chưa giao chủ đầu tư, gồm: Dự án bảo tàng/nhà trưng bày các tác phẩm, hiện vật do tổ chức, cá nhân hiến tặng và Dự án Bảo tàng Biển tại Đà Nẵng hiện đã có chủ trương thực hiện của UBND TP. Đà Nẵng.

Tuy nhiên, trước mắt, nếu các thủ tục pháp lý về đất đai chưa giải quyết kịp thì đề xuất bố trí ở một không gian ở bảo tàng Đà Nẵng cơ sở mới để làm phòng trưng bày chuyên đề nêu trên.

Ngoài 4 dự án đầu tư công trên, TP. Đà Nẵng cũng đang kêu gọi đầu tư bảo tàng tranh “trận chiến 1858 - 1960” tại Đà Nẵng với tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng. Hiện Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương là đơn vị được phép nghiên cứu dự án tại vị trí 1 phần dự án Hòn Ngọc Á Châu, đường Trường Sa.

Khánh Hòa chọn một hướng mở để “gỡ nghẽn” cho Bắc Vân Phong

Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong (KKT Vân Phong) vừa báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa kế hoạch thu hút đầu tư các dự án quy mô lớn vào khu vực phía Bắc KKT Vân Phong (thuộc địa bàn huyện Vạn Ninh). Đồng thời, ban quản lý kiến nghị UBND tỉnh cho phép lập và điều chỉnh quy hoạch phân khu đối với các khu chức năng tại đây.

Đầu tư tuần qua: Xuất chi nghìn tỷ xây 4 bảo tàng, Khánh Hòa “gỡ nghẽn” cho Bắc Vân Phong ảnh 3

Được biết, UBND tỉnh Khánh Hòa được giao tổ chức lập quy hoạch địa phương này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch liên quan và quy định pháp luật.

UBND tỉnh Khánh Hòa được giao tổ chức lập quy hoạch địa phương này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch liên quan và quy định pháp luật.

Được biết, UBND tỉnh Khánh Hòa được giao tổ chức lập quy hoạch địa phương này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch liên quan và quy định pháp luật.

Theo báo cáo, hiện nay, khu phi thuế quan đã được quy hoạch tại bán đảo Hòn Gốm với quy mô lên đến 920ha, gồm cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong và khu trung tâm dịch vụ tổng hợp Hòn Gốm rộng 320ha.

Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết năm 2006. Một phần khu vực này đã có dự án bến cảng tổng hợp Bắc Vân Phong (42ha) do Công ty TNHH Cảng Vân Phong đầu tư xây dựng, còn lại vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư.

Theo lãnh đạo KKT Vân Phong, hiện đơn vị đã đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 khu trung tâm dịch vụ tổng hợp Hòn Gốm nhằm tạo cơ sở pháp lý lựa chọn nhà đầu tư. Đến nay, khu vực này đã có Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương của ông Johnathan Hạnh Nguyễn và Tập đoàn Geleximco của đại gia Vũ Văn Tiền quan tâm đầu tư, song việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ được đấu thầu rộng rãi theo quy định.

Khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang có diện tích 1.200ha, trong đó có hơn 570ha đã được định hướng quy hoạch chung xây dựng các khu dịch vụ du lịch và đô thị sinh thái biển, còn lại là cây xanh, mặt nước và giao thông. Khu vực này đã được UBND tỉnh giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 ở khu vực phía bắc Tuần Lễ - Hòn Ngang (diện tích 590ha), còn lại khoảng 600ha chưa được lập quy hoạch.

Hiện nay, quy hoạch đã phê duyệt cũng không còn phù hợp với quy hoạch chung khu kinh tế Vân Phong đã được điều chỉnh. Do đó, Ban quản lý KKT Vân Phong đã chấm dứt hoạt động của các dự án đã có thỏa thuận đầu tư nhưng triển khai chậm.

Bên cạnh đó, thời gian qua có nhiều doanh nghiệp tiếp tục quan tâm đề xuất đầu tư vào khu vực này nhưng chưa được xem xét. Ngoài ra, các khu vực đô thị đa chức năng, khu phát triển công nghiệp tập trung rộng hàng nghìn ha… cũng được nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm.

Một trong những dự án ưu tiên phát triển tại Bắc Vân Phong: Khu phi thuế quan ở xã Vạn Thạnh (Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong rộng gần 1.000ha), Khu trung tâm tổng hợp Hòn Gốm rộng khoảng 1.150ha; Khu đô thị - du lịch Tuần Lễ - Hòn Ngang ở 2 xã Vạn Thọ và Vạn Thạnh, rộng khoảng 1/200ha; Khu đô thị Mũi Đá Son ở xã Vạn Thạnh, rộng khoảng 155ha; Khu đô thị du lịch Điệp Sơn ở thôn Điệp Sơn, xã Vạn Thạnh, rộng khoảng 486ha; Khu đô thị Tu Bông ở phía nam đèo Cổ Mã, rộng khoảng 900ha; Khu công nghiệp Vạn Thắng ở xã Vạn Thắng, rộng khoảng 200ha.

Ông Hoàng Đình Phi - Trưởng ban Quản lý KKT Vân Phong cho biết, để triển khai thu hút đầu tư các dự án theo danh mục, qua rà soát, ban nhận thấy vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện.

“Để tạo điều kiện thu hút đầu tư, KKT Vân Phong kiến nghị sớm có chủ trương cho phép lập quy hoạch mới hoặc điều chỉnh quy hoạch phân khu đối với các khu chức năng chưa có hoặc đã có nhưng không phù hợp quy hoạch chung hiện nay”, ông Phi nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, ông đã có những kiến nghị Chính phủ sớm triển khai đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang, nâng cấp sân bay Tuy Hoà để phục vụ phát triển vùng kinh tế của Bắc Khánh Hoà và Nam Phú Yên như trong nghị quyết chung của Chính phủ.

Theo ông Tuân, khi Chính phủ đồng ý dừng triển khai lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong cho đến khi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được Quốc hội thông qua. UBND tỉnh Khánh Hòa được giao tổ chức lập quy hoạch địa phương này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch liên quan và quy định pháp luật.

“Xét về thực trạng hiện nay cũng như sự bền vững lâu dài, Khánh Hoà muốn được Chính phủ ưu tiên phát triển KKT Vân Phong”, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân chia sẻ.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công Dự án nút giao thông Ngã ba Huế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2020 từ Bộ Giao thông vận tải sang UBND thành phố Đà Nẵng cho Dự án nút giao thông khác mức tại nút giao thông Ngã ba Huế, thành phố Đà Nẵng. 

Đầu tư tuần qua: Xuất chi nghìn tỷ xây 4 bảo tàng, Khánh Hòa “gỡ nghẽn” cho Bắc Vân Phong ảnh 4

Dự án nút giao thông Ngã ba Huế

Cụ thể, điều chỉnh giảm số tiền gần 1.652 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải; đồng thời, giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2020 cho UBND thành phố Đà Nẵng số tiền gần 1.652 triệu đồng để thanh toán cho Dự án nút giao thông khác mức tại nút giao thông Ngã ba Huế, thành phố Đà Nẵng.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố Đà Nẵng kế thừa các quyết định phê duyệt Dự án nút giao thông khác mức tại nút giao thông Ngã ba Huế, thành phố Đà Nẵng của Bộ Giao thông vận tải để làm cơ sở thực hiện thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng trong việc thực hiện thanh toán vốn cho nhà đầu tư theo quy định.

Đề xuất đầu tư 20.939 tỷ đồng xây cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Tuyến cao tốc 4 làn xe từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến Trà Lĩnh (Cao Bằng) dài 115 km sẽ được phân kỳ làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành vào năm 2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) theo hình thức PPP.

Đầu tư tuần qua: Xuất chi nghìn tỷ xây 4 bảo tàng, Khánh Hòa “gỡ nghẽn” cho Bắc Vân Phong ảnh 5

Đây là Dự án do UBND tỉnh Cao Bằng là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả là đơn vị đề xuất dự án.

Tuyến cao tốc có chiều dài khoảng 115km, với điểm đầu Dự án tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng kết nối vào đoạn nối cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam tỉnh Lạng Sơn; điểm cuối tại nút giao đường vào khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh và Quốc lộ 34, thuộc khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng.

Trong giai đoạn 1, tỉnh Cao Bằng đề xuất đầu tư khoảng 93km (từ Km0+00 tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng đến Km93+00 nút giao với QL3 tại lý trình Km307+650 QL3, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa) với quy mô nền đường 17m, mặt đường rộng 14 m với 4 làn xe. Giai đoạn 2 (hoàn thiện), Dự án sẽ đầu tư tiếp khoảng 22km (từ Km93+00 nút giao với QL3 tại lý trình Km307+650 QL3 xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa đến Km115+00 tại cửa khẩu Trà Lĩnh) với quy mô bề rộng nền đường 17 m, mặt đường rộng 14 m với 4 làn xe. Tốc độ thiết kế tuyến cao tốc này là 80 km/h, đối với đoạn địa hình khó khăn cho phép thiết kế với vận tốc 60km/h.

Tổng mức đầu tư Dự án khoảng 20.939 tỷ đồng, trong đó tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 12.546 tỷ đồng; tổng mức đầu tư giai đoạn 2 (hoàn thiện): 8.393 tỷ đồng.

UBND tỉnh Cao Bằng đề xuất cơ cấu nguồn vốn thực hiện giai đoạn 1 Dự án gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư, trong đó vốn do nhà đầu tư huy động (vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng và vốn hợp pháp khác) 7.546 tỷ đồng. Nhà nước tham gia trong Dự án bằng vốn góp và vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư: 5.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là 2.500 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 2.500 tỷ đồng.

Dự án được chia thành 3 dự án thành phần để thực hiện, gồm: Dự án thành phần Văn Lãng - Thạch An: từ Km+00 đến Km58+00, dài 58km, tổng mức đầu tư khoảng 5.163 tỷ đồng; Dự án thành phần Thạch An - Quảng Hoà: từ Km58+00 đến Km79+300, dài 21,3km, tổng mức đầu tư khoảng 2.724 tỷ đồng; Dự án thành phần Quảng Hoà - TP. Cao Bằng: từ Km79+300 đến Km93+00, dài 13,7km tuyến chính và 15,5km tuyến nối với thành phố Cao Bằng tổng mức đầu tư khoảng 4.659 tỷ đồng.

Dự kiến, giai đoạn 1 Dự án (từ khi ký hợp đồng dự án đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng) triển khai từ năm 2020 đến 2024. Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn  khoảng 16 năm (từ năm 2024 đến năm 2040). Giai đoạn 2 sẽ thực hiện sau năm 2025.

Khi tuyến cao tốc hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc, các khu kinh tế, khu du lịch quốc gia, khu công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh và giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia. Dự án cũng sẽ tạo ra một tuyến cao tốc đối ngoại huyết mạch mới kết nối giao thương hàng hóa từ cảng Quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) đi Trùng Khánh - Urumqi - Khorgos (Trung Quốc) sang các nước Châu Âu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng; thay đổi tình trạng Quốc lộ 4A là đường độc đạo nối giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.

Bổ sung Quốc lộ 8C và Quốc lộ 281 vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ

Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc bổ sung tuyến Quốc lộ 8C, Quốc lộ 281 vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung báo cáo và kiến nghị của Bộ; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổng hợp tuyến Quốc lộ 8C, Quốc lộ 281 vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng quy định pháp luật về quy hoạch và quy định pháp luật có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ. 

Đầu tư tuần qua: Xuất chi nghìn tỷ xây 4 bảo tàng, Khánh Hòa “gỡ nghẽn” cho Bắc Vân Phong ảnh 6

Tuyến Quốc lộ 8C với điểm đầu thuộc thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; điểm cuối tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tổng chiều dài tuyến là 101,1 km.

Tuyến quốc lộ 281 điểm đầu tại huyện Lộc Hà, điểm cuối giao với QL8 tại Km 53+950 thuộc thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 99,7 km được Bộ Giao thông vận tải nâng từ các tuyến đường địa phương lên thành quốc lộ.

Chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc nối tỉnh Đắk Nông và Tp.HCM

Tuyến cao tốc Đắk Nông – Tp.HCM, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Đắk Nông dài 212 km, chi phí đầu tư hơn 30.000 tỷ đồng sẽ đầu tư sau năm 2020.

Đầu tư tuần qua: Xuất chi nghìn tỷ xây 4 bảo tàng, Khánh Hòa “gỡ nghẽn” cho Bắc Vân Phong ảnh 7

Một đoạn đường Hồ Chí Minh qua Đắk Nông.

Bộ GTVT vừa có công văn yêu cầu Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc nối tỉnh Đắk Nông và Tp.HCM, bao gồm việc nghiên cứu, tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Bộ GTVT xem xét làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định.

Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cũng được giao chủ trì, phối hợp làm việc với các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan có tuyến đường đi qua để thỏa thuận các nội dung liên quan dự án; tham mưu về trình tự, thủ tục thực hiện; xây dựng phương án đầu tư (sự phù hợp quy hoạch, phạm vi, quy mô thiết kế, phân kỳ đầu tư, dự báo lưu lượng,..), đánh giá khả năng cân đối vốn, phần vốn nhà nước tham gia trong dự án đảm bảo tính khả thi khi thực hiện theo hình thức đối tác công - tư theo quy định, báo cáo Bộ GTVT trong thời gian sớm nhất.

Theo Quy hoạch đường Hồ Chí Minh đã được phê duyệt tại Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 và Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ, đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn sau năm 2020 sẽ xây dựng đường cao tốc với quy mô đạt từ 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80-100Km/h với tổng chiều dài khoảng 212km (trong đó đoạn qua Đắk Nông là 110 Km);  hướng tuyến không trùng với Quốc lộ 14 hiện tại mà đi về phía đông Quốc lộ 14 về tỉnh Bình Phước, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 30.000 tỷ đồng.

Hiện nay, Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh đã bàn giao cọc mốc để địa phương quản lý. Vào đầu tháng 6/2020, UBND tỉnh Đắk Nông đã đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương kêu gọi nhà đầu tư triển khai tuyến đường nêu trên theo hình thức PPP. Đồng thời, đề nghị hỗ trợ tỉnh 100% kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

“Để phá thế độc đạo về giao thông khu vực Tây Nguyên, tạo bước đột phá trong việc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, nhất là phục vụ công nghiệp khai khoáng bô xít, phát triển công nghiệp phụ trợ khi Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông đi vào hoạt động, việc đầu tư tuyến cao tốc nối Đắk Nông với Tp.HCM là rất cấp thiết”, ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông khẳng định.

Hạnh Nguyên (tổng hợp)
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục