Tại Ba Lan, các kết quả thăm dò ban đầu là rất đáng thất vọng, trong khi tại vương quốc Anh, không có hoạt động thăm dò nào được khởi động trong vài năm qua.
Tuy nhiên, sự thất bại của châu Âu trong việc phát triển các nguồn tài nguyên đá phiến không phải là câu chuyện điển hình trên toàn thế giới.
Tại Mỹ, bất chấp các hoạt động khoan thăm dò đã được giảm bớt đáng kể do giá “vàng đen” tụt dốc mạnh trong thời gian qua, sản lượng dầu mỏ và khí đốt đá phiến vẫn chưa cho thấy bất kỳ sự sụt giảm lớn nào.
Số liệu thống kê mới nhất trong tháng Hai vừa qua cho thấy sản lượng dầu đá phiến của Mỹ chạm mức trung bình 5,02 triệu thùng/ngày.
Theo BP, sản lượng khí đốt đá phiến toàn cầu có thể tăng lên trên 110 tỷ feet khối/ngày, chiếm khoảng 1/4 nguồn cung khí đốt toàn cầu; trong khi sản lượng dầu đá phiến chiếm khoảng 10 triệu thùng/ngày, tức khoảng 10% tổng sản lượng dầu mỏ toàn cầu.
Trong khi đó, theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), sản lượng khai thác dầu đá phiến Mỹ ước tính sẽ giảm khoảng 600.000 thùng/ngày trong năm nay và tiếp tục giảm 200.000 thùng/ngày trong năm 2017, trước khi phục hồi lên mức 5 triệu thùng/ngày vào năm 2021.
Điều này cho thấy, ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ đã thích ứng rất nhanh với tình hình đang thay đổi. Và ngay cả khi sản lượng có tiếp tục giảm trong những tháng tới, thì cơ hội gia tăng trở lại vẫn là rất lớn để sẵn sàng ứng phó với bất kỳ biến động về giá nào.
Nhận định này cũng tương đồng với báo cáo triển vọng năng lượng dài hạn do Tập đoàn dầu khí khổng lồ BP mới công bố.
Theo đó, BP dự đoán sản lượng khí đốt đá phiến của Mỹ sẽ tăng trong vòng hai thập kỷ tới, lên mức khoảng 80 triệu thùng/ngày, tức là gần gấp đôi so với các mức hiện nay, trong khi sản lượng dầu đá phiến sẽ tăng tương ứng lên khoảng 8 triệu thùng/ngày vào năm 2030 và xa hơn nữa.
Thêm vào đó, sự phát triển của dầu đá phiến vẫn sẽ diễn ra đáng kể trên toàn thế giới, đặc biệt là tại châu Á. Nhìn chung, dự báo của BP là sản lượng khí đốt đá phiến toàn cầu có thể tăng lên trên 110 tỷ feet khối/ngày, chiếm khoảng 1/4 nguồn cung khí đốt toàn cầu; trong khi sản lượng dầu đá phiến chiếm khoảng 10 triệu thùng/ngày, tức khoảng 10% tổng sản lượng dầu mỏ toàn cầu.
Động lực đằng sau sự phát triển của dầu đá phiến này là sự phát triển của công nghệ khai thác, giúp mở ra các khu vực mới và giảm thiểu chi phí; đồng thời là những lo ngại gia tăng về sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ và khí đốt từ các khu vực bất ổn chính trị như Trung Đông và Nga.
Tuy nhiên, dầu mỏ và khí đốt đá phiến cũng sẽ có những tác động nền tảng tới toàn bộ thị trường năng lượng. Một mặt, sản xuất dầu đá phiến sẽ tiếp tục tạo ra những sức ép trên thị trường, vốn đã trong tình trạng dư cung.
Các nguồn sản xuất mới sẽ tạo cho người dùng cảm giác: năng lượng là thứ không còn khan hiếm nữa. Ngược lại, nguồn cung luôn dồi dào và khá dễ dàng tiếp cận. Sức ép đối với giá sẽ tiếp diễn, đồng thời các dự án phát triển năng lượng chi phí cao sẽ rơi vào tình trạng dừng phát triển.
Sự đa dạng về địa lý trên bản đồ sản xuất dầu đá phiến đồng nghĩa, bản đồ năng lượng thế giới sẽ được vẽ lại và mô hình thương mại cũng sẽ được thay thế. Sức mạnh của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ giảm bớt, khiến những nỗ lực kiểm soát thị trường của tổ chức này trở nên khó khăn hơn.
Trên phương diện môi trường, câu chuyện cũng trở nên đa sắc. Khí đốt đá phiến có thể thế chỗ một số dự án phát triển sử dụng nhiên liệu than đá, đặc biệt tại các nền kinh tế đang phát triển và làm phức tạp hơn những nỗ lực giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính thông qua việc sử dụng nhiên liệu thay thế như sức gió và năng lượng mặt trời.
Chỉ 10 năm trước, không ai có thể tưởng tưởng về sự tăng trưởng dầu mỏ và khí đốt đá phiến tại Mỹ hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Rõ ràng, sức mạnh công nghệ có thể thay thế hoàn toàn những triển vọng và dự báo. Công nghệ đang thay đổi ngành dầu mỏ ở mức độ đáng kinh ngạc. Và cuộc cách mạng đá phiến có thể vẫn chưa chấm dứt trong thời gian tới.