Trong khi cựu Tổng giám đốc Ngân hàng ĐongA Bank - Trần Phương Bình và đồng phạm hầu tòa vì gây thiệt hại hơn 8.800 tỷ đồng thì vụ việc tranh chấp trách nhiệm dân sự vụ Hứa Thị Phấn và Phạm Công Danh liên quan tới tài sản Ngân hàng Đại Tín (Trustbank) (nay là Ngân hàng Xây dựng - VNCB, CB) đang xôn xao dư luận.
Trong 3 ngày qua (từ 22/6), TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Hứa Thị Phấn (72 tuổi, cựu cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng Đại Tín - TrustBank) và đồng phạm gây thiệt hại của TrustBank (sau này là VNCB thời ông Phạm Công Danh là Chủ tịch HĐQT và sau này khi NHNN mua lại bắt buộc đổi thành CBBank) hơn 1.338 tỉ đồng; bị án Phạm Công Danh là người có quyền lợi trong vụ án. Tuy nhiên, cả bị cáo Hứa Thị Phấn và Phạm Công Danh đều vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm.
Bị cáo Hứa Thị Phấn vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm
Đáng chú ý, tại phiên tòa, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM yêu cầu HĐXX sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên bổ sung thêm 17 bất động sản (trong 114 bất động sản liên quan đến bản án) thuộc về Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh và được tiếp tục kê biên để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của Phạm Công Danh cho CBBank.
Ngay tại thời điểm khi NHNN nhận chuyển giao, tức là sau khi Phạm Công Danh bị bắt, ngân hàng do Phạm Công Danh quản lý ghi nhận lỗ trên 17.000 tỷ đồng. Trong đó, phần “đóng góp” vào số lỗ này của thời Phạm Công Danh khoảng 13.000 tỷ đồng. Với lãi suất huy động có lúc lên đến “đỉnh điểm” 17%/năm, còn lãi suất thông thường khoảng 7%/năm thì sau 5 năm, ước tính con số lỗ lũy kế này có thể lên tới gần 30.000 tỷ đồng.
Cách đây 5 năm, cả ba nhà băng GPBank, OceanBank và VNCB đều đang trong tình trạng vô cùng khó khăn và bị buộc phải thực hiện "mua lại 0 đồng".
Theo đó, tại VNCB, thời điểm bị mua lại nhà băng này đang có khoản lỗ lũy kế lên tới 27.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 24.000 tỷ đồng. OceanBank cũng có khoản nợ xấu lên tới hơn 15.000 tỷ đồng, chiếm 49,84% tổng dư nợ và lỗ lũy kế gần 10.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn hai lần.
Còn GPBank, tại thời điểm ngày 2-4-2015, tổng số lỗ lũy kế của nhà băng này lên đến 12.280 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu bị âm 9.195 tỷ đồng. Dư nợ cho vay giảm mạnh, chỉ còn 6.669 tỷ đồng, trong đó có tới 45,37% là nợ xấu.
Trong đó, Ngân hàng Xây dựng (VNCB, sau này là CB) là ngân hàng đầu tiên bị NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng vào ngày 2/2/2015.
VNCB tiền thân là Ngân hàng Đại Tín (TrustBank). Tại thời điểm cuối năm 2012 khi ngân hàng đã được liệt kê vào danh sách 9 ngân hàng yếu kém và bị kiểm soát, TrustBank lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711 tỷ đồng. Đến cuối năm 2013, con số lỗ lũy kế lên 11.348 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 8.293 tỷ đồng.
Ngay tại thời điểm khi NHNN nhận chuyển giao, tức là sau khi Phạm Công Danh bị bắt, ngân hàng do Phạm Công Danh quản lý ghi nhận lỗ trên 17.000 tỷ đồng. Trong đó, phần “đóng góp” vào số lỗ này của thời Phạm Công Danh khoảng 13.000 tỷ đồng.
Với lãi suất huy động có lúc lên đến “đỉnh điểm” 17%, còn lãi suất thông thường khoảng 7% thì sau 5 năm, ước tính con số lỗ lũy kế này có thể lên tới gần 30.000 tỷ đồng.
Sau khi mua lại ba ngân hàng 0 đồng, NHNN đã chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nhà nước. Tuy nhiên, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội vào tháng 10-2017 và các năm 2018, 2019 đều cho thấy thực trạng tài chính của ba nhà băng này sau khi được mua lại 0 đồng vẫn chưa được cải thiện.