Việc CPI tháng 4 đứng yên trong bối cảnh cả nước đang “sốt” thông tin giá thịt lợn hơi trong nước bị giảm giá rất nhanh, cả nước đang thực hiện các chiến dịch giải cứu đàn lợn thịt cho người chăn nuôi.
Trong khi đó, chỉ số CPI bình quân 4 tháng của năm 2017 tăng gần 4,8%, đây là mức tăng khá cao so với mức tăng cùng kỳ của các năm 2015 (0,8%) và 2016 (1,41%). Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn bình quân 4,96 của quý I/2017.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu, 7 nhóm có chỉ số giá tháng 4 tăng so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 8,05%, khiến cho dịch vụ y tế tăng 10,59%).
Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch và nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình cùng tăng 0,1%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,02%; giáo dục tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,08%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm giao thông giảm 1,38% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 21/3/2017 và thời điểm 5/4/2017. Điều này làm giá xăng, dầu giảm 3,06%, tác động làm CPI chung giảm 0,13%.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,66% (lương thực tăng 0,16%; thực phẩm giảm 1,11%); nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,24%; bưu chính, viễn thông giảm 0,03%.
Về cuộc khủng hoảng giá thịt lợn, vì đây là thực phẩm số 1 của nhiều gia đình nên chỉ số nhóm hàng ăn và thực phẩm từ đầu năm đến nay tăng trưởng khá chậm, điều này có liên quan đến giá cả các nhóm mặt hàng thịt lợn trên thị trường giảm mạnh từ cuối năm 2016 và sang đến thời điểm hiện nay.
Để ứng phó với vấn nạn của ngành chăn nuôi, mới đây, hai Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương cùng kêu gọi có những giải pháp ứng cứu thịt lợn và người chăn nuôi.
Đồng thời, Chính phủ cũng kêu gọi các Bộ, ban ngành và cơ quan chức năng chung tay vào cuộc để hỗ trợ người chăn nuôi thoát cảnh lỗ, nợ ngân hàng và các doanh nghiệp chế biến thu mua, tích trữ và cấp đông số lợn hiện nay để hỗ trợ thị trường, người chăn nuôi.